Tự xét nghiệm HIV thực hiện như thế nào?
Tự xét nghiệm HIV giúp phát hiện sớm tình trạng nhiễm, đảm bảo tính riêng tư và được cấp thuốc điều trị kịp thời.
Tiếp nhận dễ dàng trên trang web tuxetnghiem.vn
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra còn phức tạp, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới triển khai cung ứng sinh phẩm tự xét nghiệm HIV qua trang thông tin điện tử triển khai tại 4 tỉnh/thành phố: Cần Thơ (11.2020), Hà Nội, Nghệ An (4.2021) và Bình Dương (11.2021). Kết quả bước đầu ghi nhận: khoảng 10% người nhận sinh phẩm có phản hồi kết quả “có phản ứng” và được kết nối với dịch vụ xét nghiệm khẳng định và điều trị ARV.
Trang web được thiết kế với mục đích tăng cường tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm HIV một cách tiện lợi, bảo mật và thân thiện hơn. Mỗi cá nhân có thể tạo tài khoản của riêng mình tại trang web để đặt bộ kit tự xét nghiệm HIV.
Bên cạnh đó, nhằm giúp khách hàng biết cách sử dụng, trên trang web có một video minh họa cùng với hướng dẫn từng bước thực hiện xét nghiệm và đồng thời trong mỗi bộ xét nghiệm đều có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt và có hình ảnh từ nhà sản xuất.
Từ trang web, khách hàng có thể chọn các kit xét nghiệm được vận chuyển đến cho họ hoặc tự đến lấy tại địa điểm được thông báo trên trang web. Bộ tự xét nghiệm sử dụng một lần bao gồm một que thử, một ống xét nghiệm, một giá đỡ và một hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.
Người sử dụng có thể làm xét nghiệm ở nhà hoặc ở bất cứ nơi nào họ thấy thoải mái và có kết quả trong vòng 20 phút.
Trên trang web cũng có số điện thoại đường dây nóng để khách hàng có thể liên hệ ngay nếu cần. Khách hàng cũng có thể đặt lịch tư vấn trong qua trang web hoặc liên hệ với tư vấn viên về những vấn đề cần hỗ trợ.
Video đang HOT
Test xét nghiệm nhanh HIV dễ sử dụng và riêng tư. Ảnh ẢNH: TL
Không bắt buộc cung cấp kết quả
Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, không bắt buộc nhưng khách hàng được khuyến khích nên chia sẻ kết quả của họ để cán bộ y tế và nhân viên tiếp cận cộng đồng có thể hỗ trợ họ kết nối với dịch vụ sau xét nghiệm.
Sau khi chuyển test cho khách hàng, các cán bộ y tế và nhóm đồng đẳng viên sẽ hỏi thăm, tư vấn và hỗ trợ kết nối khách hàng với các dịch vụ HIV như xét nghiệm khẳng định, điều trị ARV (Kháng vi rút) hoặc PrEP (điều trị dự phòng trước lây nhiễm) tùy theo kết quả xét nghiệm.
Cục cũng đã có hướng dẫn địa phương triển khai nhiều chiến dịch trực tuyến mang tên “Hãy ở nhà và tự xét nghiệm” và đưa ra phương án lựa chọn cho phép mọi người có thể đặt hàng bộ tự xét nghiệm qua điện thoại, tin nhắn hoặc qua nền tảng đặt hàng trực tuyến. Hàng chục nghìn bộ tự xét nghiệm HIV được vận chuyển, chuyển phát qua đường bưu điện hoặc là được giao tới cho những người có nhu cầu xét nghiệm.
Đa số người tự xét nghiệm HIV là nam giới trẻ
Đa số trong những người đặt mua bộ xét nghiệm đều là nam giới trẻ tuổi có quan hệ tình dục đồng giới và ở độ tuổi từ 19 – 24, trong đó khoảng 30% chưa từng xét nghiệm HIV trước đó, 85% khách hàng đặt mua bộ tự xét nghiệm cho biết chính những nội dung trực tuyến đó đã khiến họ muốn xét nghiệm HIV.
Hoạt động cung cấp test tự xét nghiệm này có ý nghĩa duy trì sự sẵn có của dịch vụ tự xét nghiệm HIV trong và sau lệnh phong tỏa do Covid-19 là một biện pháp cần thiết để đảm bảo những người có nguy cơ nhiễm HIV, trong đó bao gồm cả những người chưa từng thực hiện xét nghiệm HIV trước đó, có thể tiếp cận dịch vụ xét nghiệm HIV an toàn trong giai đoạn đại dịch Covid-19 mà không bị gián đoạn.
Tự xét nghiệm HIV cho phép mỗi người tự lấy mẫu bệnh phẩm, tự thực hiện xét nghiệm và tự đọc kết quả; có thể thực hiện việc tự xét nghiệm HIV tại nhà hoặc bất cứ nơi nào mà cá nhân đó thấy thuận tiện và đảm bảo riêng tư. Tự xét nghiệm bằng dịch miệng hoặc lấy máu đầu ngón tay, thực hiện dễ dàng và bí mật; có kết quả chính xác sau 20 phút.
Mắc hội chứng truyền máu song thai, cặp song sinh trong bụng người mẹ 41 tuổi gặp nguy hiểm: Không điều trị 90% thai sẽ chết
Khi song thai được 22 tuần tuổi, người phụ nữ ở Quảng Ngãi đi khám thì được bác sĩ phát hiện mang hội chứng rất nguy hiểm mà nếu không được điều trị thì 90-100% thai sẽ chết.
Ngày 10/7, bác sĩ Đinh Thị Mỹ Hòa, khoa Sản, Bệnh viện (BV) Sản - Nhi Quảng Ngãi cho biết, sản phụ P.T.T.H. (41 tuổi, quê Bình Sơn, Quảng Ngãi) vừa sinh hai con song sinh an toàn, khỏe mạnh tại TP.HCM, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Trước đó khi mang song thai 22 tuần tuổi, chị H. đến khám thai tại BV Sản nhi Quảng Ngãi.
Tại đây dựa vào các triệu chứng điển hình, qua thăm khám, siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ Hòa chẩn đoán lần mang thai thứ 3 này, sản phụ mắc hội chứng truyền máu song thai/song thai một bánh nhau (hay Twin - twin transfusion syndrome - TTTS)
Đây là một bệnh lý nguy hiểm và hiếm gặp, xảy ra trong thai kỳ khi người mẹ mang thai cặp song sinh cùng trứng và cùng chia sẻ một bánh nhau.
Nếu phát hiện trễ và không kịp xử lý, sản phụ có thể đẻ non, nhiễm trùng ối hoặc thậm chí mất con trong bụng.
Hai con của chị H. mắc hội chứng TTTS trong bụng mẹ.
Vì ở BV địa phương không đủ điều kiện can thiệp, chị H. được bác sĩ chỉ định chuyển lên một bệnh viện chuyên khoa Sản tại TP.HCM.
Tại đây, ekip điều trị đã ngay lập tức tiến hành phẫu thuật laser, kịp thời cắt thông nối mạch máu giữa hai thai.
Sau khi đã xử lý được tình trạng "truyền máu song thai", thai nhi tiếp tục được theo dõi sát trong nhiều ngày.
Khi thai được 34 tuần tuổi, xác định tình trạng sức khỏe của mẹ lẫn con trong bụng đã ổn định, các bác sĩ đã tiến hành cuộc phẫu thuật đưa hai bé trai song sinh chào đời an toàn.
Chị H. hạnh phúc bên các con mới sinh.
Theo bác sĩ Hòa, nguyên nhân gây ra hội chứng truyền máu song thai đa số là do hậu quả của việc ở bánh rau xuất hiện những bất thường trong các mạch máu, khiến nguồn cung cấp máu của một đứa trẻ được di chuyển đến thai nhi còn lại nhờ nhau thai.
Thai nhi cho máu có thể sẽ quá ít máu, thiếu oxy thai. Trong khi đó thai nhi nhận máu thì có thể sẽ có quá nhiều máu và dẫn đến suy tim.
Phụ nữ khi mang thai mắc hội chứng truyền máu song thai mà không được phát hiện, điều trị kịp thời thì 90-100% thai sẽ chết.
Ngoài ra nếu một trong 2 thai chết, 25% thai còn lại bị di chứng thần kinh nặng nề. Tỉ lệ mắc hội chứng truyền máu song thai tương đối thấp, khoảng 0,1-1,9/1.000 trẻ sinh ra.
Để phòng ngừa hội chứng nguy hiểm này, bác sĩ Hòa cho biết kể từ khi thai được 16 tuần cho đến lúc kết thúc thai kỳ, người mẹ nên siêu âm hàng tuần để theo dõi, kịp thời phát hiện các triệu chứng điển hình (như tử cung lớn bất thường, bị đau bụng, co thắt hoặc đau thắt, trọng lượng cơ thể tăng đột ngột, sưng bàn tay và bàn chân, nôn mửa...).
"Lên kế hoạch, thường xuyên đi khám thai đúng lịch và sàng lọc trước sinh là điều rất quan trọng trong việc phát hiện hội chứng truyền máu song thai (TTTS) " - bác sĩ Hòa nói.
Tôi muốn đi khám hiếm muộn vô sinh thì cần khám những gì? Với người chồng, quan trọng nhất là phải kiêng xuất tinh từ 3-5 ngày, trong khoảng 4 ngày là ổn nhất để có thể thực hiện tinh dịch đồ - xét nghiệm quan trọng đánh giá số lượng, chất lượng tinh trùng. Hỏi: Vợ chồng tôi kết hôn 1 năm, không dùng biện pháp tránh thai nào nhưng vợ vẫn chưa thụ thai....