Từ vụ thu 500.000 đồng/1 miếng dán cường lực đến loạt vụ du khách tố bị ‘chặt chém’
Công an phường Hàng Trống ( quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang truy tìm người đàn ông thu 500.000 đồng cho 1 miếng dán cường lực điện thoại. Trước đó, cơ quan chức năng đã xử lý không ít vụ “hét giá trên trời” khiến dư luận bức xúc.
Dư luận đang xôn xao về đoạn clip ghi lại hình ảnh một người đàn ông bị tố “chặt chém” du khách nước ngoài. Theo nội dung clip, một người đàn ông ngồi dán cường lực điện thoại tại một quán cà phê (được cho là quán cà phê ở phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm) bị nhóm người chỉ trích là “chặt chém” du khách.
Theo người đăng tải clip, du khách nước ngoài đã bị người đàn ông này thu 500.000 đồng khi dán một miếng cường lực điện thoại. Trước đó, du khách không hỏi giá khi dán điện thoại.
Phát hiện sự việc, nhóm bạn của du khách nước ngoài đã nói với người đàn ông chỉ được thu 200.000 đồng. Thậm chí, có người còn yêu cầu người đàn ông bóc miếng dán cường lực ra vì mức giá quá vô lý.
Đáp lại nhóm người chỉ trích, người đàn ông dán cường lực điện thoại cho biết: “Có miếng dán cường lực còn có giá 600.000 – 700.000 đồng, chưa kể tiền công”.
Đoạn clip sau khi được đăng tải lên mạng xã hội đã thu hút nhiều ý kiến về vụ việc. Đa số cư dân mạng cho rằng, hành vi “chặt chém” du khách nước ngoài là đáng lên án và cần phải xử lý.
Hình ảnh người đàn ông bị tố “chặt chém” du khách nước ngoài. (Ảnh cắt từ clip)
Video đang HOT
Liên quan vụ việc, trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo Công an phường Hàng Trống cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin về đoạn clip trên.
“Chúng tôi đã cử lực lượng ra ngay quán cà phê nhưng người đàn ông không còn ở đấy. Chúng tôi dặn cả nhân viên quán, bảo vệ và người dân quanh đấy để tìm kiếm”, lãnh đạo Công an phường Hàng Trống thông tin.
Theo lãnh đạo Công an phường Hàng Trống, với giá 500.000 đồng một chiếc ốp điện thoại, cần xác minh xem người đàn ông bị tố nhập hàng thế nào. Ngoài ra, cần làm rõ giữa người dán cường lực điện thoại và khách hàng đã thỏa thuận ra sao.
Được biết, đây không phải là đầu xảy ra những vụ tố “chặt chém” du khách nước ngoài, làm xấu đi hình ảnh du lịch Thủ đô. Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền thông tin tố tài xế taxi “ăn chặn” tiền của khách người Nhật Bản.
Theo nội dung đăng tải, vào 18h ngày 31/8, 2 sinh viên người Nhật Bản thuê xe taxi di chuyển từ phố Trần Quang Khải về một khách sạn trên phố Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Khi đến nơi, đồng hồ hiển thị số tiền cước là 42.000 đồng. Tuy nhiên, lái xe taxi đã lấy của khách 420.000 đồng.
Thông tin tố tài xế taxi “chặt chém” này ngay sau đó đã thu hút sự quan tâm của của dư luận. Nhiều người bức xúc, mong cơ quan chức năng xác minh, xử lý nghiêm hành vi “chặt chém” du khách của tài xế taxi.
Liên quan đến vụ việc, Công an quận Hoàn Kiếm đã xác định tài xế taxi là L.Đ.H. (SN 1998, trú tại TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên). Sau vụ việc, tài xế H. đã chủ động liên hệ với nhóm du khách trên để xin lỗi và hoàn trả lại số tiền thừa. Nhóm du khách đã chấp nhận lời xin lỗi và nhận lại tiền.
Việc “chặt chém” du khách của lái xe taxi bị đưa lên mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình)
Vào tháng 7/2022, Sở Du lịch Hà Nội cũng đã tiếp nhận và xử lý thông tin tài xế taxi “chặt chém” khách du lịch. Cụ thể, vào 15h ngày 1/7, Sở Du lịch Hà Nội nhận được thông tin phản ánh của Khách Sạn Apricot Hà Nội (số 136 phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) với nội dung: Khách du lịch nước ngoài có đi taxi từ khu vực hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm) đến Times City (quận Hai Bà Trưng), biển số xe taxi là 30A-780.62 và phải trả 400.000 đồng. Mức giá này cao hơn so với quy định.
Cùng ngày, Thanh tra Sở Du lịch Hà Nội đã có Văn bản số 38/TTr về việc chuyển thông tin phản ánh của khách du lịch đến Thanh tra Sở GTVT Hà Nội để được xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật.
Vào 15h30 ngày 8/7, tại Khách sạn Apricot, đã có buổi làm việc giữa lãnh đạo Thanh tra Sở GTVT Hà Nội và lãnh đạo Thanh tra Sở Du lịch Hà Nội về kết quả xử lý vụ việc theo phản ánh. Theo đó, xe taxi BKS 30A-780.62 đã thu quá giá cước vận chuyển hành khách đối với bà Dabrowska Malgorzata – Quốc tịch Poland với số tiền 400.000 đồng.
Lực lượng Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã lập biên bản vi phạm hành chính với lái xe taxi BKS 30A-780.62 là bà Phạm Thị Ngọc với số tiền 13.500.000 đồng. Bên cạnh đó, bà Ngọc bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng.
Cơ quan chức năng làm việc với tài xế taxi tại khách sạn Apricot. (Ảnh: Zing.vn)
Lực lượng chức năng yêu cầu bà Phạm Thị Ngọc có mặt tại Khách sạn Apricot trả lại số tiền 400.000 đồng và xin lỗi bà Dabrowska Malgorzata trước sự chứng kiến của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, Thanh tra Sở Du lịch Hà Nội và đại diện khách sạn.
Trên đó là những vụ du khách nước ngoài tố bị “chặt chém” ở Hà Nội, gây xôn xao dư luận thời gian qua. Những vụ việc này tuy chỉ xảy ra ở một bộ phận nhỏ, nhưng đã làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch Thủ đô. Vì vậy, cơ quan chức năng cần có các biện pháp quyết liệt hơn để chấm dứt những hành vi “chặt chém” du khách nước ngoài.
Khách sạn có bức tranh Hàng Trống lớn nhất Việt Nam
Khách sạn Smanara trưng bày bức tranh Hàng Trống cao 2m do nghệ nhân Lê Đình Nghiên tạo tác.
Smarana Hanoi Heritage hiện là khách sạn đầu tiên và duy nhất tại Hà Nội được xây dựng theo chủ đề tranh dân gian Hàng Trống, dưới sự cố vấn trực tiếp của nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh này - ông Lê Đình Nghiên; tác giả cuốn Họa Sắc Việt từ tranh Hàng Trống - nhà thiết kế Trịnh Thu Trang và nữ "phù thủy" tạo nên những công trình khách sạn nổi bật tại Việt Nam - kiến trúc sư Đào Thị Thanh Hương.
Ngay từ sảnh vào, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức chữ "Phúc" lồng ghép tích Nhị thập tứ hiếu với chiều cao tới 2m đặt ngay tại cửa chính khách sạn. Đây được coi là bức tranh Hàng Trống lớn nhất tồn tại tới thời điểm này, do nghệ nhân Lê Đình Nghiên dày công tạo tác.
Xuyên suốt không gian bên trong khách sạn trưng bày bộ sưu tập lên tới hơn 50 bức tranh do chính nghệ nhân Lê Đình Nghiên vẽ tay.
Nghệ nhân Lê Đình Nghiên trực tiếp vẽ những bức tranh Hàng Trống trưng bày tại khách sạn.
Bộ tranh Tố nữ đồ thuộc thể loại tranh Tứ Bình trưng bày tại sảnh đón khách. Bốn bức tranh Hàng Trống đương đại họa bốn thiếu nữ Việt Nam với trang phục xưa, vấn tóc, mặc áo dài với bốn dáng điệu thổi sáo, cầm sênh tiền, cầm quạt và gảy đàn nguyệt. Điểm đặc biệt là bốn thiếu nữ đều để lộ bàn chân - điểm kín đáo và gợi cảm của phụ nữ theo quan niệm xưa.
Bốn hạng phòng của khách sạn được thiết kế với cảm hứng bộ tranh Tứ Bình: Tùng, Cúc, Trúc, Mai của tranh dân gian Hàng Trống, tương ứng với mùa đông, mùa thu, mùa hạ và mùa xuân.
Nội thất phòng mang những họa tiết in ấn, vẽ tay lấy cảm hứng từ tranh Hàng Trống.
Bên cạnh hoạt động thưởng lãm nghệ thuật, các không gian chức năng của khách sạn bao gồm nhà hàng La Carpe, quán bar ngoài trời Lunaire cũng đem đến trải nghiệm thưởng thức đa dạng. Thực khách đừng quên thưởng thức những đồ uống signature như bộ sưu tập cà phê "Ngũ hổ", với nguyên liệu thuần Việt lấy cảm hứng từ ý triết lý ngũ hành theo màu sắc của bức Ngũ hổ Hàng Trống.
Treo biển tìm khách cả năm trời, nhà cho thuê trên 'phố vàng' Hà Nội vẫn ế dài Hoạt động kinh doanh đã được khôi phục nhưng chủ nhà phố cổ Hà Nội vẫn chật vật tìm khách thuê, nhiều nơi đã treo biển ròng rã 1, 2 năm nay song bất thành. Anh Công Thành, chủ một mặt bằng trên phố Hàng Ngang cho biết, trước đây anh cho thuê nhà với giá từ 50-60 triệu đồng/tháng, khách bắt buộc...