Từ vụ SVI, nhìn lại làn sóng thâu tóm doanh nghiệp Việt của các đại gia Thái Lan
Những năm gần đây, người Thái liên tục đẩy mạnh thâu tóm doanh nghiệp Việt và đích ngắm của họ là các công ty đầu ngành trong các lĩnh vực tại Việt Nam.
Mới đây, TCG Solutions Pte.Ltd thuộc quản lý của Thai Containers Group Co., Ltd – Công ty thành viên Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa thông báo đăng ký mua hơn 12 triệu cổ phiếu SVI của CTCP Bao bì Biên Hòa, tương ứng với hơn 94% vốn Công ty.
Sự việc đăng ký mua vào này được thực hiện chỉ sau khi dàn lãnh đạo cũ của Bao bì Biên Hòa được thay thế hầu hết bởi các nhân sự thuộc Tập đoàn SCG. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường lần 2, cổ đông SVI đã thông qua việc từ nhiệm của 6/7 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023.
Trong đó, ông Trịnh Thanh Cần (nguyên Chủ tịch HĐQT SVI) cùng 5 thành viên khác trong ban lãnh đạo Công ty đều đã từ nhiệm. Riêng ông Đinh Quang Hùng vẫn là Thành viên HĐQT độc lập của SVI. Đồng thời, 3 thành viên thuộc Ban kiểm soát của Công ty cũng đã từ nhiệm.
Thay thế, ĐHĐCĐ bất thường SVI đã bầu mới 8 thành viên HĐQT và 3 thành viên Ban kiểm soát. Vị trí người đại diện theo pháp luật của SVI cũng được điều chỉnh từ Chủ tịch HĐQT sang Tổng Giám đốc.
Ông Suchai Korprasertsri – Giám đốc TCG Solutions Pte. Ltd kiêm Giám đốc điều hành Thai Containers Group Co., Ltd – được bầu làm Chủ tịch HĐQT SVI. Ông hiện không nắm giữ cổ phiếu SVI.
Còn ông Ekarach Sinnarong được bổ nhiệm làm Tổng Giám SVI thay cho ông Đặng Ngọc Diệp. Hiện, ông cũng là Tổng giám đốc Công ty Công Nghiệp Tân Á, một doanh nghiệp thuộc SCG tại Việt Nam.
Ngày càng nhiều đại gia Thái thâu tóm doanh nghiệp Việt.
Những động thái trên phần nào cho thấy tham vọng của tập đoàn Thái Lan này muốn dứt khoát thâu tóm Bao bì Biên Hòa. Trong đầu năm 2020, Tập đoàn đa ngành Thái Lan SCG đã tuyên bố sẽ mua Bao bì Biên Hòa trong bối cảnh mua sắm online tăng trưởng tại thị trường Đông Nam Á giữa đại dịch COVID-19, nguồn tin từ Nikkei Asian Review cho hay.
Tận dụng cơ hội mua sắm trực tuyến lên ngôi giữa đại dịch, SCG quyết định liên doanh với nhà sản xuất bìa cứng hàng đầu Nhật Bản – Rengo để mua vào khoảng 15% tổng tài sản Bao bì Biên Hoà, tương đương con số chi ra gần 635 tỷ baht (hơn 19 triệu USD, khoảng 448-500 tỷ đồng).
Đây là một trong số ít những thương vụ của doanh nghiệp Thái muốn thâu tóm doanh nghiệp Việt. Gần đây nhất đó là việc thương vụ thâu tóm Công ty Nước mặt Sông Đuống.
Video đang HOT
Cuối tháng 11/2019, cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) có thông báo những thay đổi về nhân sự điều hành tại Công ty Nước mặt Sông Đuống – đơn vị chủ sở hữu Nhà máy nước Sông Đuống.
Theo đó tại lần thay đổi mới nhất này, HĐQT Công ty Nước mặt Sông Đuống có sự tham gia áp đảo nhân sự người Thái.
Những thay đổi mới này diễn ra sau khi Nhà máy nước mặt quy mô 5.000 tỷ đồng công bố bán cổ phần cho công ty của Thái Lan và bà Đỗ Thị Kim Liên rời ghế Tổng Giám đốc.
Hiện tại, vốn điều lệ của Nước mặt Sông Đuống đạt gần 1.000 tỷ đồng, trong đó WHAUP (SG) 2DR PTE.LIMITED là tổ chức nước ngoài nắm giữ 34% vốn.
WHAUP là thành viên Tập đoàn WHA – Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực logistics và các giải pháp tiện ích công nghiệp, năng lượng hàng đầu của Thái Lan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc là bà Jareeporn Jarukornsakul.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đầu ngành khác được ví như “gà đẻ trứng vàng” của Việt Nam cũng “rơi” vào tay người Thái như Nhựa Bình Minh, Sabeco.
Năm 2017, dư luận không khỏi xôn xao suốt một thời gian dài, khi tỷ phú giàu thứ 2 Thái Lan, Charoen chi gần 5 tỷ USD để mua lại 53,59% cổ phần của Tổng Công ty Bia – R ượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Công ty TNHH Vietnam Beverage mà vị tỷ phú này đứng sau đã trở thành công ty mẹ của Sabeco – nhà sản xuất nắm 41% thị phần tiêu thụ bia, nước giải khát tại Việt Nam.
Hay như đầu năm 2018, The Nawaplastic Industries – thuộc Tập đoàn SCG Thái Lan thông báo mua thêm để nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Công ty Nhựa Bình Minh lên trên 54%.
Đáng chú ý là, vào năm 2015 The Nawaplastic Industries cũng đã chi 1.000 tỷ đồng để mua lại 80% cổ phần của Công ty Bao bì nhựa Tín Thành – một trong số 5 công ty sản xuất bao bì hàng đầu của Việt Nam.
Nếu Sabeco là doanh nghiệp đầu ngành sản xuất bia, chiếm gần 41% thị phần tiêu thụ tại thị trường nội địa, thì Nhựa Bình Minh thuộc nhóm doanh nghiệp sản xuất ống nhựa hàng đầu Việt Nam, với 4 nhà máy tổng công suất trên 140.000 tấn mỗi năm.
Không chỉ là những doanh nghiệp lớn, mà người Thái còn nhắm đến nhiều lĩnh vực khác trong đó có thể nhắc đến tiêu dùng.
Theo đó, thông qua việc mua lại nhiều thương hiệu bán lẻ đầu ngành, Thái đang nắm trên 50% thị trường tiêu dùng Việt. Cụ thể, Central Group chi 1,14 tỷ USD mua lại Big C Việt Nam vào tháng 4/2016.
Đầu năm 2015, Central Group cũng chi hơn 200 triệu USD mua lại 49% cổ phần công ty sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim.
Đại gia Thái tiếp tục thâu tóm doanh nghiệp Việt
Số cổ phần SVI mà TCG Solution muốn mua chiếm 94,11% tổng số cổ phiếu có quyển biểu quyết đang lưu hành của Bao bì Biên Hòa.
TCG Solutions Pte.Ltd vừa thông báo đăng ký mua hơn 12 triệu cổ phiếu SVI của CTCP Bao bì Biên Hòa. Giao dịch dự kiến thực hiện thông qua hệ thống chuyển quyền sở hữu của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam từ 16/12 đến 31/12/2020.
Số cổ phần SVI mà TCG Solution muốn mua chiếm 94,11% tổng số cổ phiếu có quyển biểu quyết đang lưu hành của Bao bì Biên Hòa. Hiện tại TCG không sở hữu cổ phiếu SVI nào.
Trước đó Nghị quyết mới nhất của Bao bì Biên Hòa cho thấy HĐQT cùng ban giám đốc cũ đã đồng loạt từ nhiệm. Ban Kiểm soát cũng thông qua đơn từ nhiệm của bà Đỗ Thị Ngọc Hạnh, bà Nguyễn Thị Hồng Phúc và bà Nguyễn Phương Thảo.
Thay thế là nhóm người mới thuộc nhà đầu tư mới, trong đó, ông Ekarach Sinnarong sẽ làm Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật nhiệm kỳ 2020-2023.
Về mối liên quan, ông Suchai Korprasertsri, người Thái Lan, Chủ tịch HĐQT của Bao bì Biên Hòa hiện tại cũng là Giám đốc của TCG Solutions và là Giám đốc điều hành của Thai Conteiners Group Co.,Ltd.
Giá trị thương vụ chưa được công bố. Còn trên thị trường cổ phiếu SVI đang giao dịch quanh mức 76.500 đồng/cổ phiếu.
Bao bì Biên Hòa về tay người Thái
SOVI là doanh nghiệp chuyên sản xuất bao bì thành lập năm 1968. Vốn điều lệ hiện tại của doanh nghiệp là 128 tỷ đồng. Năm 2019, SOVI đạt doanh thu 1.700 tỷ và lợi nhuận 141 tỷ đồng.. Tổng tài sản của doanh nghiệp đến cuối tháng 9 là 1.056 tỷ. Vốn hóa doanh nghiệp hiện hơn 1.000 tỷ đồng.
Còn tập đoàn SCG bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1992. Hiện SCG có hơn 20 công ty con tại Việt Nam hoạt động trên 3 lĩnh vực gồm hóa dầu, bao bì và xi măng - vật liệu xây dựng. SCG trước đó đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại các doanh nghiệp Việt như Bao bì Tín Thành, Nhựa Bình Minh, Prime Group.
Dự án lớn nhất hiện tại của SCG tại Việt Nam là Tổ hợp Hóa dầu miền Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ USD. Tập đoàn Thái Lan sở hữu 100% vốn siêu dự án này.
Những năm gần đây, người Thái đẩy mạnh thâu tóm nhiều doanh nghiệp Việt và đích ngắm của các nhà đầu tư là các công ty đầu ngành trong các lĩnh vực tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực tiêu dùng, người Thái đang nắm trên 50% thị trường Việt, thông qua việc mua lại nhiều thương hiệu bán lẻ đầu ngành. Chẳng hạn như Central Group chi 1,14 tỷ USD mua lại Big C Việt Nam vào tháng 4/2016. Đầu năm 2015, Central Group cũng chi hơn 200 triệu USD mua lại 49% cổ phần công ty sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim.
Ngoài Central Group, thị trường bán lẻ của Việt Nam còn bị thâu tóm bởi tập đoàn Berli Jucker Plc (BJC) - một đơn vị thuộc TCC Holdings - của tỷ phú người Thái Charoen Sirivadhanabhakdi. Năm 2013, BJC đã mua lại hệ thống 42 cửa hàng FamilyMart (Nhật Bản) tại Việt Nam và đổi tên thành B'mart.
Cũng trong năm 2013, BJC thâu tóm 65% cổ phần của Phú Thái Group - doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ tại khu vực phía Bắc. Giữa năm 2014, BJC tiếp tục mua lại chuỗi siêu thị Metro Cash & Carry Việt Nam với giá 655 triệu Euro (khoảng 880 triệu USD).
Ngoài việc thâu tóm thị trường bán lẻ - ngành hàng được đánh giá là đầu ra cho tất cả các nhà sản xuất, người Thái cũng thâu tóm rất nhiều đơn vị sản xuất tại Việt Nam.
Thương vụ đình đám nhất cho đến thời điểm hiện nay là thương vụ tỷ phú Charoen chi gần 5 tỷ USD để mua lại 53,59% vốn tại Tổng Công ty Bia, R ượu, Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vào cuối năm 2017. Sabeco là doanh nghiệp chiếm gần 41% thị phần tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, C.P Vietnam, thuộc Tập đoàn C.P Group của gia đình tỷ phú giàu nhất Thái Lan Dhanin Chearavanont hiện đang là "vua" trong lĩnh vực chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam với doanh số hơn 2,6 tỷ USD. Hiện C.P Việt Nam đang hoàn thiện mô hình ngành thực phẩm khép kín của mình bao gồm chăn nuôi, chế biến gia súc, gia cầm và thủy sản.
Ngoài ra, người Thái cũng nhòm ngó nhiều lĩnh vực khác như thông qua Công ty Frasers Centrepoint Limited (FCL), ông Charoen mua lại 70% vốn của Công ty cổ phần phát triển nhà GHomes - công ty thành viên của An Dương Thảo Điền (HAR) năm 2016.
Hay TCC Holding cũng đã trở thành cổ đông lớn thứ 2 sau Nhà nước tại CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - Mã: VNM), đơn vị nắm hơn 50% thị phần sữa tại Việt Nam.
Bộ Công Thương hoàn tất chuyển giao 36% vốn Sabeco cho SCIC Về Sabeco, tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi khó khăn kép từ Nghị định 100 cùng dịch Covid-19, doanh thu thuần quý 3 giảm 17% xuống còn 8.052 tỷ đồng. Tuy nhiên, những động thái nỗ lực tái cấu trúc đã cải thiện biên lợi nhuận, lợi nhuận ròng theo đó giữ được mức ngang cùng kỳ với 1.470 đồng. Ngày 6/11/2020, Trung...