Từ vụ sập cầu tại Lai Châu, liên tưởng về hai vụ việc trong lịch sử
Trong lịch sử thế giới đã từng xảy ra 2 câu chuyện về cộng hưởng dẫn đến sập cầu. Cả hai đoàn quân gặp nạn đều không ngờ rằng họ đã mắc một sai lầm rất đơn giản. Đó chính là đã tạo nên sự CỘNG HƯỞNG.
Bà con sinh sống tại Tam Đường, Lai Châu vẫn còn bàng hoàng trước vụ sập cầu “tang chồng tang” lịch sử tại địa phương (ảnh: Xuân Thái – Hồng Hải)
Vụ sập cầu vừa xảy ra tại Lai Châu khiến nhiều người trong chúng ta nhớ lại và liên tưởng tới nguyên nhân gây ra hai vụ sập cầu đã được ghi lại trong lịch sử:
Câu chuyện đầu tiên xảy ra khi Napoleon lãnh đạo quân Pháp đánh chiếm Tây Ban Nha. Đoàn quân của Napoleon phải đi qua một chiếc cầu sắt bắc ngang qua một con sông. Như thường lệ, viên sĩ quan chỉ huy hô vang khẩu lệnh: 1, 2, 3, 4… Các binh sĩ bước đều và giậm chân mạnh theo khẩu lệnh. Khi họ đi đến gần bờ sông bên kia, bỗng nhiên có một tiếng động rất to. Ngay tức khắc, chiếc cầu bị gãy. Tất cả các binh sĩ và sĩ quan đều rơi xuống nước, rất nhiều người đã chết đuối.
Câu chuyện thứ hai xảy ra tại St. Peterburg của nước Nga thời trước, khi một đoàn quân đi qua cây cầu lớn trên sông Volga, họ cũng đi đều bước và hiện tượng tương tự đã xảy ra!!!
Cả hai đoàn quân trên đều không ngờ rằng họ đã mắc một sai lầm rất đơn giản. Đó chính là đã tạo nên sự CỘNG HƯỞNG. Mỗi cây cầu đều có một tần suất xác định. Khi một đoàn người bước đều bước qua cầu, lực tác dụng có tính chu kỳ do bước chân tạo ra cũng có tần suất dao động nhất định. Nếu tần suất lực tác dụng này gần bằng (hoặc ngang bằng) với tần suất chấn động của cầu, thì sẽ tạo ra hiện tượng CỘNG HƯỞNG. Kết quả CỘNG HƯỞNG chính là chấn động của cầu ngày càng mạnh, khi vượt quá khả năng chịu đựng của cầu thì cầu sẽ sập xuống.
Trong đời sống hàng ngày, trên các cây cầu thường xuyên có người và xe đi lại. Xe cộ tạo ta một lực tác động lên cây cầu lớn hơn rất nhiều so với lực mà bước chân con người tạo ra. Nhưng do lực tác dụng của các loại xe cộ sinh ra không có tính chu kỳ nhất định. Bởi vậy, hai đầu cầu có khả năng trung hoà một bộ phận chấn động, khiến cho cây cầu không xảy ra hiện tượng cộng hưởng và không gặp nguy hiểm gì. Do đó, các nước trên thế giới đều có quy định: Khi quân đội đi qua cầu, không được đi đều bước.
Video đang HOT
Trong cuộc sống, hiện tượng CỘNG HƯỞNG xảy ra hàng ngày. Ví dụ: trò chơi đánh đu. Trò này phải điều khiển tần suất của thân thể ngồi xuống và đứng lên nhằm tạo ra hiện tượng CỘNG HƯỞNG để cây đu càng đu càng cao. Hay khi trèo thang, cần trèo lúc nhanh lúc chậm để tránh bước chân của chúng ta gây ra sự cộng hưởng, làm cho thang lay chuyển mạnh…
Hero1980: nguyentrungha78@gmail.com
Theo Dantri
Nguyên nhân vụ đứt cầu treo làm 40 người thương vong khi đi đưa tang
Tải trọng thiết kế của cầu khoảng 1,5 tấn, tuy nhiên 50 người cùng lên cầu khi đưa tang khiến cáp treo bị đứt hất đoàn người cùng chiếc quan tài xuống suối.
Cầu treo bị đứt dây cáp và đổ nghiêng, khiến hàng chục người bị hất xuống suối. Ảnh: Sơn Thủy
Trao đổi với PV về vụ tai nạn sập cầu khiến 7 người tử vong, ông Vàng A Hồ, Chủ tịch UBND xã Sơn Bình cho biết vụ tai nạn xảy ra khi hàng chục người dân dự đám tang một người trong xã. Khi cả đoàn đi qua cầu treo nối bản Chu Va 8 với Chu Va 6 (thuộc xã Sơn Bình) thì bất ngờ dây cáp bị đứt.
"Một trong hai dây cáp chịu lực chính bị đứt, làm cầu nghiêng hẳn sang một bên, hất cả đoàn người cùng chiếc quan tài rơi xuống con suối cạn nước. Đây là vụ tai nạn thương tâm nhất từ trước tới nay ở xã", ông Hồ cho biết thêm.
Sự việc xảy ra khiến hàng chục người bị rơi xuống lòng suối và bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Hiện tại, sau khi sơ cứu, 27 nạn nhân đã được chuyển lên bệnh viện tỉnh Lai Châu, còn lại 10 người tiếp tục được điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Tam Đường.
Hơn 30 người bị thương được đưa vào bệnh viện Tam Đường cấp cứu. Ảnh: Sơn Thủy
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia đã lên Lai Châu để thăm hỏi các nạn nhân bị tai nạn. Ông Thăng sẽ có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lai Châu sáng 25/2 về nguyên nhân vụ tai nạn.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, cho biết, nguyên nhân vụ tai nạn có thể do cầu treo bị quá tải trọng. Trọng tải thiết kế của cây cầu treo này là 1,5 tấn song thời điểm xảy tai nạn có tới 50 người trên cầu khiến dây cáp bị đứt. Cây cầu này là công trình phục vụ dân sinh của huyện, không thuộc diện quản lý của Bộ Giao thông.
Ông Nguyễn Công Hoan, Giám đốc Sở Y tế Lai Châu cho biết, ngành y tế tập trung toàn bộ nhân lực để cấp cứu nạn nhân vụ sập cầu.
"Ngay sau khi nhận được tin báo, 10 xe cứu thương đã được huy động đến hiện trường. Các bệnh nhân được sơ cứu, phân loại trường hợp nhẹ được chuyển đến Bệnh viện huyện Tam Đường, nặng thì chuyển lên tuyến trên. Bệnh viện đa khoa tỉnh chuẩn bị sẵn sàng 8 phòng mổ để cấp cứu các nạn nhân", ông Hoan cho biết.
Theo ông Hoan, theo phong tục của người Mông đưa tang là chạy chứ không đi. Có thể vì lý do này mà dây cáp ở đầu mố cầu bị đứt, cầu nghiêng về một bên khiến những người trên cầu rơi xuống suối. Bên dưới toàn là đá cuội, đá to nên nhiều trường hợp bị chấn thương sọ não, mất máu nặng.
Cây cầu bị sập, xoắn vặn. Ảnh: Báo Lai Châu.
Ủy ban ATGT Quốc gia đã hỗ trợ các gia đình có người chết 2 triệu đồng, người bị thương 1 triệu đồng, Bộ Giao thông cũng hỗ trợ gia đình có người chết 3 triệu đồng, người bị thương 1 triệu đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Vinh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Lai Châu, cho biết, lãnh đạo tỉnh đã đến thị sát hiện trường, cấp cứu nạn nhân. Tỉnh đã hỗ trợ gia đình có người chết 5,4 triệu đồng, người bị thương 2,7 triệu đồng.
Trước đó, vào 8h30 sáng 24/2, đoàn người đưa tang đang qua cầu treo ở xã Sơn Bình (Tam Đường, Lai Châu) thì bất ngờ cầu đứt cáp. Hơn 40 người rơi xuống suối, 7 người chết và 33 người khác bị thương.
Trao đổi với PV, một chuyên gia xây dựng cầu cho biết, cầu treo thường được thiết kế dây cáp chịu lực rất tốt, việc cáp bị đứt là rất hy hữu. "Nếu điều này xảy ra thì do chất lượng cáp không đảm bảo. Và bài toán đặt ra dành cho người thi công và nơi nhập dây cáp", chuyên gia này nói. Trường hợp neo bị tuột, chuyên gia này phân tích, có thể địa phương không thực hiện việc bảo trì, bụi cát nhiều khiến thanh neo bị hoen gỉ, chất lượng neo suy giảm. Bên cạnh đó thiết kế và thi công không đảm bảo sẽ dẫn đến hậu quả. Về nguyên nhân liên quan tải trọng, theo vị chuyên gia rất dễ để xác định. Trong hồ sơ thiết kế bao giờ cũng có thông số về tải trọng dành cho người hoặc phương tiện đi qua. Với cây cầu ở Sơn Bình (Lai Châu), chỉ cần tính toán tải trọng của những người có mặt trên cầu rồi so sánh thông số trong hồ sơ thiết kế sẽ có được kết quả. Vị chuyên gia cũng không loại trừ hiện tượng cộng hưởng, nhưng ông cho rằng ít khả năng này. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi nhiều người cùng bước đều trong khi ở Sơn Bình mọi người có thể sẽ đi lộn xộn. Một kỹ sư cầu đường khác nhận định, việc đứt cáp ở cây cầu mới hoạt động gần 2 năm rất khó. "Cần xem xét chất lượng cây cầu. Nếu nguyên nhân do tải trọng thì vấn đề có thể đặt ra là các đơn vị liên quan đã không để biển báo tải trọng ở đầu cầu để người dân biết", kỹ sư này nói.
Theo Xahoi
Đưa bác sĩ lên Lai Châu bằng trực thăng để cấp cứu Trong số 38 người đang cấp cứu sau vụ sập cầu treo khi đang đưa tang ở Lai Châu sáng 24/2, hơn 20 người đang nguy kịch, hôn mê. Hiện trường vụ sập cầu. Ảnh: Hoàng Anh. Sau khi vụ sập cầu nghiêm trọng xảy ra sáng nay (24/2) tại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, Lai Châu, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh...