Từ vụ nổ ở Văn Phú: Biết là chết, vì sao vẫn cưa bom để kiếm sống?
Vụ nổ làm chết 4 người ở Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội hôm 19/3 được xác định nguyên nhân do nổ bom. Vậy hiện trạng bom mìn ở Việt Nam hiện giờ ra sao, và tại sao nhiều người vẫn liều mạng cưa “tử thần” đến vậy?
Mỗi năm 1.000 người chết vì bom mìn ở Việt Nam
Ngày 30/10/2015 tại Huế, Ban chỉ đạo Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Trưởng ban, đã đưa ra một con số rất đáng báo động: Kể từ sau năm 1975, Việt Nam hiện còn 800 ngàn tấn bom mìn có thể phát nổ bất kỳ lúc nào.
Hố đất sâu hơn 1 mét do vụ nổ bom ở Hà Nội gây ra hôm 19/3. (Ảnh: Thành Trung)
Lượng bom mìn nói trên tương đương với 10% bom mìn chưa nổ của toàn thế giới. Chúng rải trên phạm vi rộng tới 6,6 triệu ha, tương đương 20% diện tích lãnh thổ Việt Nam. Từ năm 1975 đến nay, ước tính có 100 ngàn người thương vong vì bom mìn sau chiến tranh, gồm 40 ngàn người chết và 60 ngàn người bị thương.
Tính trung bình sau 40 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc, mỗi ngày vẫn có 2-3 người Việt chết vì bom mìn. Mỗi năm chi phí rà phá bom mìn, cứu trợ nạn nhân của bom mìn lên tới hàng trăm tỷ đồng. Nhưng ước tính với tốc độ rà phá như hiện tại, Việt Nam còn phải mất hàng trăm năm nữa để dọn sạch bom mìn trên toàn bộ lãnh thổ.
Còn hơn 800 ngàn tấn bom mìn trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (Ảnh: VOV)
Cưa bom – Biết nguy hiểm sao vẫn làm?
Cuối năm 2013, báo cáo từ Tổ chức hành động bom mìn Đan Mạch (DDG) cho thấy hều hết người Việt đều có nhận thức thấp về hiểm họa bom mìn. Từ trẻ nhỏ đến người lớn đều có thể vô thức tiếp xúc, thiếu hiểu biết về bom mìn. Tình trạng đùa nghịch, thậm chí cưa bom mìn vẫn thường xuyên diễn ra.
Dù vậy, với những người làm nghề cưa đục bom, họ luôn biết hiểm họa có thể ập tới bất cứ lúc nào. Chỉ cần gõ từ khóa “chết vì cưa bom” trên Google, ta thấy có tới 374 ngàn kết quả. Tiêu biểu là ngày 20/11/2001, tại xã Quế Phong, Quế Sơn, Quảng Nam, anh Phạm Phước và Trần Văn Hồng cưa một quả bom napal. Quả bom phát nổ làm 5 người chết tại chỗ.
Video đang HOT
Hay như ngày 13/8/2014, ông Võ Thắng (41 tuổi, ngụ thị trấn Củng Sơn) và Nguyễn Tấn An (25 tuổi) ở Sơn Hòa, Phú Yên cưa một quả bom lấy thuốc. Quả bom phát nổ làm 2 người chết tại chỗ. Ngày 28/5/2015, ông Lê Văn Minh (52 tuổi) ở Cái Bè, Tiền Giang cưa bom lấy phế liệu. Quả bom phát nổ khiến ông Minh thiệt mạng và một phụ nữ gần đó bị thương nặng.
Trung bình mỗi ngày có 2-3 người Việt chết vì bom mìn. (Ảnh: Ban Tuyên giáo Trung ương)
Không ít những người thiệt mạng vì bom mìn ở Việt Nam lại là những người… “tự tìm đến cái chết” bằng việc cưa bom mìn lấy thuốc nổ và phế liệu. Hầu hết họ là dân nghèo, thu lượm phế liệu kiếm sống qua ngày. Còn với những chủ vựa phế liệu, họ coi việc thu mua vỏ bom làm phế liệu là nguồn lợi nhuận khổng lồ.
“Vỏ bom đặc chứ không rỗng như loại sắt thép phế liệu khác, cho vào lò nấu mẻ chỉ có lãi ròng. Hàng này càng ngày càng hiếm và đắt nên không phải ai cũng bám được”, ông T “bom”, chủ một vựa phế liệu ở Diễn Hồng, Diễn Châu, Nghệ An giải thích trong một lần trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong hồi năm 2007.
Khi được hỏi về nguy cơ bom mìn phát nổ trong đống phế liệu, B “sắt vụn”, chủ một vựa phế liệu khác ở Diễn Hồng chỉ biết ấp úng trả lời. “Gặp những quả nào nghi còn có kíp nổ, chúng tôi phải cho nâng như nâng trứng ra tận cánh đồng trũng xa tít sau làng… Biết là nguy hiểm nhưng phải bám nghề mà kiếm tiền chứ không còn cách nào khác”.
Biết là nguy hiểm, nhưng những người này vẫn cưa bom kiếm kế sinh nhai mỗi ngày. (Ảnh: Tiền Phong)
Ngoài ra, trong trường hợp hàng phế liệu là bom mìn còn chứa thuốc nổ, những người kinh doanh phế liệu hoàn toàn có thể bị phạt nặng về vi phạm quy định cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vật liệu nổ.
Nên làm gì để không bị chết vì bom mìn?
Tài liệu từ IMAS (Tổ chức Hành động Bom mìn Quốc tế) đã đưa ra những lưu ý giúp hạn chế tối đa những thiệt hại về người do bom mìn gây ra trong thời bình, bao gồm:
- Tránh xa những nơi nghi có bom mìn: Ở Việt Nam diện tích còn nhiễm bom mìn chiếm tới 20% lãnh thổ. Với những nơi được khoanh vùng, đặt cảnh báo có bom mìn, tuyệt đối không được bước vào.
Khi phát hiện bom mìn, hãy báo cho đơn vị quân đội gần nhất tới xử lý.
- Tuyệt đối không tiếp xúc với những vật nghi là bom mìn: Với những vật nghi là bom mìn, không được chạm vào hay quăng, ném. Tuyệt đối không tự ý rà phá, đốt bom mìn.
- Khi phát hiện vật nghi là bom mìn: Lập tức báo ngay cho đơn vị quân đội gần nhất tại đó tới xử lý bom mìn. Chỉ có các lực lượng của quân đội mới có đủ kiến thức, vật dụng để di dời, rà phá bom mìn an toàn.
Theo Đai Đoan Kêt
Rải đinh trên đường có thể ngồi tù 12 năm, nộp phạt đến 500 triệu đồng
Không những bị phạt 12 năm tù, người rải đinh hoặc vật sắc, nhọn trên đường còn bị phạt từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
Trong báo cáo xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có đề cập đến việc bổ sung các tội phạm mới.
Theo báo cáo này của Ủy ban Tư pháp (UBTP), nhiều ý kiến ĐBQH tán thành với sự cần thiết bổ sung 38 tội danh, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Báo cáo cho biết, Thường trực UBTP cơ bản tán thành việc bổ sung số tội danh mới thuộc 07 lĩnh vực, gồm nhiều hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, đặc thù và có tính nguy hiểm ngày càng cao xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người và các lĩnh vực khác như: môi trường, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin, viễn thông, các tội phạm về ma túy, xâm phạm hoạt động quân sự... Tuy nhiên, Thường trực UBTP cho rằng, các tội mới được bổ sung phải trên cơ sở đánh giá đầy đủ về khách thể cần bảo vệ cũng như đặc thù của hành vi nguy hiểm cho xã hội.
"Đinh tặc" có thể ngồi tù 12 năm
Qua chỉnh lý bước đầu cho thấy, một số tội danh mới được bổ sung nhưng hành vi khách quan không có tính chất đặc thù, đối tượng xâm hại trùng lặp, do vậy, chỉ cần sửa đổi cấu thành tội danh hiện có. Ví dụ: Tội rải đinh hoặc vật sắc nhọn trên đường bộ (Điều 270 dự thảo), chỉ cần bổ sung tình tiết này vào cấu thành của Tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 269 dự thảo); các tội về tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt giống cây thuốc phiện thì chỉ cần bổ sung các tình tiết này vào cấu thành các tội danh về ma túy hiện có.
Ngược lại, một số tội danh mới được bổ sung lại chưa bao quát hết đối tượng xâm hại, làm cho ý nghĩa bảo vệ của điều luật không cao. Ví dụ: Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 220) lại thiếu trường hợp trốn đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm bệnh nghề nghiệp (theo quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động là nghĩa vụ bảo hiểm bắt buộc),...
Do vậy, Thường trực UBTP sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát toàn bộ số tội danh mới bổ sung để chỉnh lý phù hợp.
Rải đinh trên đường có thể bị phạt tù 12 năm
Được biết, riêng với tội rải đinh, dự thảo BLHS (sửa đổi) mới nhất đã bổ sung một tội danh riêng cho hành vi rải đinh, vật sắc nhọn trên đường bộ (Điều 270).
Cụ thể: Người nào cố ý đặt, rải đinh hoặc vật sắc, nhọn trên đường bộ thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Nếu phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Phạm tội từ 02 lần trở lên; Trên các tuyến đường cao tốc; Trên các đoạn đường đèo, dốc hoặc các đoạn đường nguy hiểm khác; Làm chết người hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
Nếu phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Được biết đây là 1 trong 20 loại hành vi mới, được dự thảo quy định là tội phạm (tội phạm hóa), nhằm thể hiện tinh thần đổi mới quan niệm về tội phạm và hình phạt, về cơ sở của trách nhiệm hình sự, đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định 1076/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Theo đó, đối tượng lấy ý kiến gồm các tầng lớp Nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Thời gian lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 15/7/2015 và kết thúc vào ngày 14/9/2015.
HUY LÂM
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Biểu dương công an bị bắn xối xả, bị chặt đứt tay vẫn không buông tội phạm Ghi nhận, biểu dương nhiều tấm gương chiến sĩ công an xả thân, quên mình vì nhiệm vụ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu toàn lực lượng "càng khó khăn càng phải thi đua" để thực hiện mục tiêu chung là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Sáng 5/8/2015, tại Hà Nội,...