Từ vụ người phụ nữ ngộ độc sau ăn đào, cần tránh những sai lầm nguy hiểm nhiều người đang làm mà không hề biết
Thời điểm này, đào đang vào mùa. Theo các chuyên gia, nếu ăn đào theo cách sai lầm mà nhiều người đang làm mà không hề biết dưới đây nguy cơ ngộ độc là rất lớn. Trường hợp mới đây của một người phụ nữ 64 tuổi cũng đã nhập viện vì ngộ độc sau ăn đào.
Theo thông tin của Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vừa mới cấp cứu cho một trường hợp ngộ độc sau ăn đào. Đó là bệnh nhân N.T.T. 64 tuổi được chuyển vào cấp cứu trong tình trạng sốc, tụt huyết áp và suy thận. Khai thác bệnh sử cho thấy, bà mua đào từ gánh hàng rong. Sau khi ăn được 30 phút, bà T thấy đau bụng, nôn, tiêu chảy liên tục và dẫn đến mất nước trầm trọng. Được người nhà đưa đến bệnh viện gần nhà nhưng bệnh cảnh nặng nên được chuyển ngay lên bệnh viện Bạch Mai.
TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, dựa vào bệnh cảnh của bệnh nhân có thể thấy bệnh nhân ngộ độc do một trong hai nguyên nhân là nghi ngờ do hóa chất bảo quản khi có quá nhiều loại hóa chất hiện tùy tiện sử dụng. Thứ hai là do độc tố vi khuẩn ở trong trái đào. Tình trạng của bệnh nhân đã được cải thiện tốt sau vài ngày điều trị.
Đào rất tốt cho sức khỏe nhưng cần lưu ý khi ăn
TS.BS Trương Hồng Sơn – Phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam (Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam) từng chia sẻ với báo chí, những trường hợp gặp “tai họa” từ trái đào rất hiếm gặp. Nhưng không phải là không có những lưu ý khi ăn đào, trong một số thời điểm chúng có thể tác động không tốt lên cơ thể.
Chẳng hạn, những người cơ thể suy nhược, người có chức năng tràng vị tương đối kém không nên ăn quá nhiều đào vì đào có lượng dinh dưỡng thực vật lớn không dễ tiêu hóa. Nếu cơ thể ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho tràng vị. Hay người mới ốm dậy, yếu dạ dày cũng cần chú ý. Người mắc bệnh về nhiệt không ăn nhiều vì đào nóng.
Video đang HOT
Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh – Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội cũng cho rằng, trong Đông y đào có vị đắng, ngọt có tác dụng phá huyết, khử tích trệ, trị kinh nguyệt bế tắc… Bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu ăn nhiều đào có thể sẽ làm nặng thêm tình trạng xuất huyết.
Quan niệm của nhiều người cho rằng với phụ nữ mang thai cần kiêng tuyệt đối đào là không đúng. Đào có tính nóng ăn nhiều dễ làm tăng nguy cơ bị xuất huyết nên mẹ bầu chỉ nên dùng 2 – 3 trái/ tuần nếu thích, không ăn liên tục. Lưu ý chỉ chọn những trái đào đã chín, khi ăn cần gọt hết vỏ ngoài vì lông đào làm ngứa họng, dị ứng với ai có cơ địa nhạy cảm. Rửa sạch, ngâm muối vì rủa không sạch có thể chứa ký sinh trùng gây hại như listeriosis và nhiễm toxoplasma.
Kiêng kỵ khi kết hợp ăn cùng đào
Theo các chuyên gia, đào là một loại quả tốt cho sức khỏe nên những người bình thường, khỏe mạnh nên ăn. Trái đào 147g cung cấp khoảng 50 calo, 0,5 g chất béo, 15gr carbohydrate, 13gr đường, chất xơ và đạm. Trong trái đào cùng cấp rất nhiều nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, C, E, K, B3, folate, sắt, kali, magie, phospho, kẽm…
Ngoài ra, chúng có chứa lutein, zeaxanthin và beta – crytoxanthin có tác dụng chống oxi hóa hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, chống viêm da, khô mắt, phòng ngừa bệnh trĩ, táo bón; giảm stress, lo âu, ngăn sự lão hóa của hệ thần kinh…
Khi ăn đào, mọi người cần chú sự kết hợp giữa một số thực phẩm có thành phần chất kỵ nhau sẽ tạo nên những chất không có lợi cho sức khỏe:
Kị rượu vang trắng
Đào tính ôn giúp nhuận tràng, giải khát, hoạt huyết. Vang trắng lại là thức uống đại nhiệt nên ăn chung sẽ gây bốc hỏa.
Không kết hợp cùng thịt ba ba
Thịt ba ba chứa nhiều đạm còn đào lông chứa nhiều axit malic. Loại axit này sẽ làm cho đạm bị biến chất khi kết hợp, giá trị dinh dưỡng mất đi.
Không ăn cùng cua
Đào có chứa nhiều vitamin C, yếu tố vi lượng, chất sơ cần thiết cho cơ thể có thể kích thích nhu động đường tiêu hóa trong khi cua tính hàn lạnh. Ăn chung với nhau dễ gây đau bụng, tiêu chảy.
Tỉ lệ ngộ độc thực phẩm tăng cao vào mùa hè
Gần đây, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) liên tục tiếp nhận những ca ngộ độc thực phẩm. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc, tụt huyết áp và suy thận.
Chế biến thực phẩm bảo đảm tránh ngộ độc. Ảnh: Nam Định.
Bà Nguyễn Thị T, 64 tuổi ở Hà Nội vừa được chuyển đến cấp cứu tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) trong tình trạng sốc, tụt huyết áp và suy thận sau khi ăn đào.
Khai thác bệnh sử được biết: Trước đó, bà T mua đào từ gánh hàng rong. Sau khi ăn được 30 phút thì bà T bị đau bụng, nôn, tiêu chảy liên tục, dẫn đến mất nước trầm trọng. Người nhà đưa bà T đến viện gần nhà nhưng do bệnh cảnh quá nặng, bênh nhân có biểu hiện sốc, tụt huyết áp và suy thận nên các bác sĩ đã chuyển tuyến bà T lên Bệnh viện Bạch Mai.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Nguyên nhân ngộ độc của bệnh nhân T chưa được xác định rõ. Dựa trên bệnh cảnh của người bệnh, nhiều khả năng ngộ độc do hóa chất bảo quản. hoặc độc tố vi khuẩn trong trái đào (nguyên nhân này ít căn cứ hơn). Sau vài ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân T đã cải thiện tốt.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên chia sẻ: Ngộ độc thực phẩm có rất nhiều nguyên nhân và rải rác tất cả các mùa trong năm. Tuy nhiên, bệnh tập trung vào giai đoạn nắng nóng. Nguyên nhân của ngộ độc thực phẩm có thể do vi sinh vật, do hóa chất, do độc tố tự nhiên, đặc biệt là do vi sinh vật chiếm nhiều nhất. Khi người bệnh bị ngộ độc phải đi bệnh viện cấp cứu bác sĩ chẩn đoán khó khăn do việc xét nhiệm độc chất cần các máy móc chuyên dụng mà bệnh viện không có (thường các máy móc này chỉ được bố trí ở các cơ sở kiểm định, viện nghiên cứu, pháp y)
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm:
Cũng theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, biểu hiện bệnh ngộ độc thực phẩm có các triệu chứng điển hình như sau ăn uống xuất hiện nôn, đau bụng, tiêu chảy...
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, người dân cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ở nước ta trong điều kiện nắng nóng như hiện nay thì thực phẩm nhanh ôi thiu là dễ hiểu. Thực phẩm nhanh bị ôi thiu dễ gây ngộ độc do vi khuẩn là các thực phẩm có nguồn gốc từ thịt, cá, trứng, sữa, giàu chất đạm, nhất là loại chế biến qua nhiều khâu như tiết canh, lòng lợn, hải sản, canh cua, đậu phụ, patê...
Để phòng tránh ngộ độc, người dân cần ăn chín, uống sôi; Chọn thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh đúng yêu cầu, cần nhớ nguyên tắc tách riêng thực phẩm sống và chín, kể cả các dụng cụ chế biến, chứa đựng; Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Cố gắng tính toán nấu xong ăn hết, nếu còn thừa thì đun lại ngay sau ăn (vì khi ăn có lẫn thêm các vi khuẩn từ ngoài vào, việc này người dân ta không ai biết), để nguội nhanh và sau đó bảo quản lạnh.
Người dân chỉ có thể chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất là các sản phẩm có đăng ký và việc mua bán cần ở các chỗ có đăng ký kinh doanh.
Người phụ nữ nhập viện trong đêm vì ngộ độc sau khi ăn đào mua hàng rong Chỉ 30 phút sau khi ăn trái đào mua ở gánh hàng rong, người phụ nữ 64 tuổi nóng bừng người, nôn, đi ngoài liên tục nhiều giờ đồng hồ và phải nhập viện khẩn cấp ngay trong đêm. Người phụ nữ nhập viện trong đêm vì ngộ độc sau khi ăn đào mua hàng rong Đợt cao điểm nắng nóng vừa qua,...