Từ vụ ngộ độc ốc ở Khánh Hòa, những lưu ý khi ăn ốc mọi người nhất định đừng quên nếu không muốn tử vong
Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh nguy hiểm, thậm chí tử vong khi ăn ốc, đừng quên những điều này.
Tử vong sau khi ăn ốc lạ
Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa vừa cho hay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra vụ ngộ độc dẫn tới tử vong sau khi ăn ốc biển lạ. Trước đó, ngày 11/9, nhóm 3 ngư dân ở H. Vạn Ninh đi đánh bắt cá trên biển thuộc khu vực Vạn Ninh, có lặn bắt được một túi ốc biển lạ. 3 người đã đem luộc và hơn 30 phút sau khi ăn ốc biển lạ xuất hiện các biểu hiện đau đầu, buồn nôn, tê tay, chóng mặt…
Đến tối cùng ngày, vì triệu chứng nặng hơn đã được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm y tế H.Vạn Ninh. Tuy nhiên, một người đã tử vong và hai người được chuyển tiếp lên BVĐK tỉnh Khánh Hòa. Theo các bác sĩ, sức khỏe của hai bệnh nhân còn lại đã ổn định, tiến triển tốt.
Mẫu ốc được gửi tới Viện Hải Dương học Nha Trang cho thấy, 29 mẫu vật là loài ốc bùn răng cưa Nassarius papillosus, một mẫu là loài ốc bùn bóng Nassarius glans. Các mẫu vật của hai loài ốc đều xác định hàm lượng lớn chất tetrodotoxin – độc tố thần kinh cực mạnh.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Trên thực tế, đây không phải là trường hợp đầu tiên bị ngộ độc ốc sau khi ăn. Trước đó, tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) cũng từng ghi nhận trường hợp tử vong do ăn ốc bùn bống, hay ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đã có trường hợp tử vong do ăn ốc bùn răng cưa…
Theo TS Lâm Quốc Hùng – Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) từng chia sẻ, đa số loài ốc được sử dụng làm thực phẩm nhưng một số loài có khả năng gây ra tình trạng ngộ độc năng, nguy kich tính mạng. Một số loài ốc biển có chứa các độc tố gây ngộ độc, hai loại chính là Saxitoxin và Tetrodotoxin. Tetrodotoxin có trong ốc tù, ốc bùn, ốc ngọc hay con so biển… Trong quá trình xử lý, các độc tố này không bị phân giải, biến tính trong quá trình xử lý, chế biến ngay cả ở nhiệt độ cao. Độc tố vẫn tồn tại, gây ra độc trong thức ăn đã được chế biến, xào nấu…
Ngộ độc cấp tính từ ốc biển có chứa độc tố tetrodotoxin hay Saxitoxin thường xảy ra từ 20 phút – 3 giờ sau khi ăn. Người bệnh có thể có biểu hiện sớm như tê, rát bỏng ở môi và đầu lưỡi; đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt, tê tay chân… Chỉ sau 30 phút hoặc 8 giờ không được cấp cứu kịp thời, người bệnh suy hô hấp cấp, truy tim mạch và dẫn đến tử vong.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng, độc tố tetrodotoxins trong ốc bùn có khả năng gây liệt cơ hô hấp cực nhanh. Nạn nhân có thể khó thở, liệt cơ hô hấp sau khi ngộ độc chừng 30 phút. Chỉ cần ăn khoảng 2 – 3 con là đã có thể ngộ độc.
Những lưu ý khi ăn ốc
Các chuyên gia cho biết, các trường hợp ngộ độc do độc tố Tetrodotoxin và Saxitoxin vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Để giảm những nguy hại, nếu ăn phải những loại ốc có chứa độc tố này cần nhanh chóng kích thích nôn, rửa dạ dày; uống than hoạt tính để thải loại bớt chất độc. Bệnh nhân khi có biểu hiện bất thường sau ăn cần vào viện sớm, việc điều trị triệu chứng kịp thời, người bệnh cần hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn bằng thở máy, truyền mạch…
Không chỉ ăn ốc biển lạ, ngay với ốc thông thường, mọi người khi ăn cũng cần phải hết sức lưu ý. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, ốc là một trong những loài động vật nhuyễn thể. Vì sống ở tầng đáy ăn những thứ bẩn nên khi sơ chế cần làm sạch, nếu không đối diện nguy cơ nhiễm kim loại nặng rất cao.
Ốc chứa kí sinh trùng nhiều nên không được ăn sống, ăn tái… Các loại ấu trùng đi vào cơ thể xuyên qua thành ruột di chuyển lên não và tủy sống có thể gây ra nhiều bệnh như viêm màng não, giảm thị lực…
Bởi vậy, khi sử dụng ốc làm thức ăn đều phải sơ chê, chê biên bao đam an toan. Mọi người có thể dùng nước vôi nhạt, dấm ăn, nước muối nhạt để ngâm cho ốc đào thải hêt cặn bã, chất tiêt trong ruột, tuyến bọt. Sau đó rửa sach băng nươc sach, đê rao nươc, đun chín ky va ăn ngay sau khi chê biên. Những người bụng yếu như đang tiêu chảy không nên ăn ốc dễ khiến cho tình trạng nặng nề hơn.
Để tránh những nguy hiểm không đáng có, tuyệt đối không nên dùng loại ốc biển lạ, màu sắc sặc sỡ đê chê biên thanh thưc ăn. Sau ăn, nếu có biểu hiện khác thường như đau bụng, buồn nôn, đau đầu, tê, rát bỏng ở môi và đầu lưỡi… cần đến cơ sở y tế gần nhất kiểm tra, điều trị kịp thời.
Xác định 2 loại ốc làm 1 người chết, 2 người cấp cứu
Viện Hải dương học Nha Trang đã xác định loại ốc lạ gây ngộ độc, làm một người chết, hai người nguy kịch ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa).
Chiều 15-9, TS-BS Lê Tấn Phùng, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, cho biết Viện Hải dương học Nha Trang đã xác định loại ốc gây ngộ làm một người chết, hai người cấp cứu ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Đó là ốc bùn răng cưa (Nassarius papillosus) và ốc bùn bóng (Nassarius glans).
Loại ốc ba ngư dân ở Khánh Hòa ăn bị ngộ độc. Ảnh: BÁO KHÁNH HÒA
Theo Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, kết quả phân tích xác định cả hai loại ốc trên đều có hàm lượng độc tố Tetrodotoxin (TTX) rất cao, gấp 21,7 - 77,7 lần giới hạn cho phép. Chỉ cần ăn 5 -10 cá thể ốc trên đã có thể gây ngộ độc làm tử vong đối với người bình thường.
Tetrodotoxin là độc tố thần kinh đã được biết đến trong nhiều loài cá nóc biển ở Việt Nam. Độc tố Tetrodotoxin tấn công hệ thần kinh trung ương của người, động vật bậc cao. Triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện khoảng 20-60 phút sau khi ăn như tê môi, tê lưỡi, chóng mặt, đau đầu, nôn mửa, khó nói, nuốt khó, mất cân bằng vận động, co giật, sùi bọt mép... Trường hợp nặng, nạn nhân có thể tử vong do liệt cơ hô hấp. Tetrodotoxin bền nhiệt, bền với a-xít, không bị phân giải ở nhiệt độ cao. Việc xác định nguồn gốc độc tố khá phức tạp. "Tuyệt đối không ăn những loài ốc biển lạ chưa được kiểm chứng về an toàn thực phẩm"- TS-BS Lê Tấn Phùng khuyến cáo.
Như PLO đã thông tin, sáng 11-9, trong khi đánh bắt cá trên vùng biển huyện Vạn Ninh Khánh Hòa) ba ngư dân ở địa phương này gồm Nguyễn Văn T. (23 tuổi), Hồ Văn N. (21 tuổi), Trần Quốc T. (22 tuổi) lặn bắt được một túi ốc lạ không rõ loài. Sau đó, ba ngư dân này lên đảo Khải Lương thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh cho gia đình người quen nửa túi ốc trên. Đến chiều cùng ngày, ba ngư dân hấp ăn số ốc còn lại.
Khoảng 30 phút sau khi ăn, cả ba người đều xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tê chân tay, tê môi... Ba ngư dân được đưa đi cấp cứu. Riêng anh Nguyễn Văn T. được xác định đã tử vong trước khi đưa đến bệnh viện. Hai anh Hồ Văn N., Trần Quốc T. được đưa cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh, sau đó chuyển đến BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Còn gia đình ở đảo Khải Lương cũng đã luộc bì ốc được tặng. Tuy nhiên, do chưa biết ốc gì nên chỉ có hai người ăn vài con. Hai người này chưa có triệu chứng khác thường nhưng vẫn được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh để theo dõi sức khỏe.
Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết ở Khánh Hòa Trung bình mỗi tuần, tỉnh Khánh Hòa có thêm 200 người mắc sốt xuất huyết. Ông Huỳnh Văn Dõng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Khánh Hòa, cho biết địa phương đang có số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao và nguy cơ bùng phát thành dịch nếu công tác phòng, chống không được thực hiện ngay. Thống kê...