Từ vụ nghi ngộ độc do ăn bánh su kem: Bảo quản bánh tươi ra sao?
Đối với các bánh tươi giàu protein người dân tốt nhất nên ăn ngay trong ngày và bảo quản theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Liên quan đến vụ việc nhiều người bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có 1 trẻ tử vong sau bữa tiệc trung thu tại chung cư Palm Heights (TP Thủ Đức), nghi do ăn bánh su kem, nhiều người dân đã tỏ ra lo lắng về cách bảo quản thực phẩm, đặc biệt là bánh ngọt sao cho đảm bảo an toàn.
Trao đổi với PLO, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia an toàn thực phẩm cho biết, đối với thực phẩm chế biến sẵn như bánh su kem, nếu trong quá trình chế biến và bảo quản không đảm bảo rất dễ khiến vi khuẩn tấn công gây ngộ độc.
Điều này có thể là do đối với quá trình làm bánh, sau khi bơm đẩy kem/bơ vào trong vỏ bánh su kem, bánh sẽ được xếp vào hộp hoặc khay để bảo quản chờ bán hoặc giao cho khách, mà không cần nướng hoặc thanh trùng lại. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ vi sinh vật xâm nhập vẫn còn và có thể phát triển sinh ra độc tố.
Các vi sinh vật có thể xâm nhập vào bánh bằng nhiều con đường khác nhau như vệ sinh môi trường, con người, nguyên liệu chế biến…
Video đang HOT
Chính vì thế với các bánh, thực phẩm tươi có hạn sử dụng ngắn chỉ 1 – 2 ngày thì cần kiểm soát chất lượng và khâu bảo quản. Tốt nhất nên ăn ngay, bảo quản số lượng ít.
Các bánh kem tươi cần ăn ngay trong ngày và bảo quản theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Ảnh minh họa: HẠ QUYÊN
Ngoài ra PGS Thịnh cũng nhấn mạnh, người dân cần lưu ý rằng những thực phẩm chế biến sẵn có chứa protein (như chứa các thành phần trứng, sữa, thịt…) nếu không được bảo quản đúng cách sẽ dễ gây ra nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
“Nhiều người nghĩ rằng bảo quản tủ lạnh sẽ an toàn, tuy nhiên việc bảo quản thức ăn trong tủ lạnh chỉ làm chậm sự phát triển của các loại vi sinh vật. Chính vì thế, những thực phẩm giàu protein chỉ nên sử dụng trong ngày.
Bên cạnh đó, khi mua bánh tươi, hoặc thực phẩm chế biến sẵn chúng ta cần đọc hướng dẫn bảo quản theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngoài ra các nhà sản xuất cần thông báo rõ thời hạn và cách thức bảo quản bánh sau khi mua về, để bánh đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm”- PGS Thịnh nói.
Cũng theo vị chuyên gia này, một số loại sản phẩm khô, được chế biến qua nướng sẽ ít nguy cơ ngộ độc hơn, dẫu vậy không phải là an toàn tuyệt đối. Người dân cũng cần lưu ý hạn sử dụng và cách thức bảo quản theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
Bánh su kem nhiễm khuẩn khả năng cao là nguyên nhân gây ngộ độc hàng loạt ở TPHCM
Đã có trường hợp không dự tiệc Trung thu tại chung cư Palm Heights nhưng vẫn bị ngộ độc sau khi ăn bánh su kem có cùng nhãn hiệu, cùng địa chỉ nơi mua bánh.
Sáng 4/10, Sở Y tế TPHCM đã tổ chức họp khẩn các chuyên gia đầu ngành y tế của thành phố về vụ bé gái 6 tuổi tử vong sau ăn bánh đêm Trung thu.
Dựa vào kết quả điều tra các trường hợp có triệu chứng ngộ độc thực phẩm sau khi dự tiệc Trung thu tại chung cư Palm Heights (thực hiện vào ngày 3/10) và các bệnh viện báo cáo cập nhật tình hình thu dung điều trị những bệnh nhân ngộ độc thực phẩm, hội đồng chuyên gia thống nhất nhận định như sau:
- Đây là trường hợp ngộ độc thực phẩm hàng loạt, diễn biến phức tạp và khó nhận biết hơn so với các trường hợp ngộ độc thực phẩm hàng loạt trước đây, thường xảy ra tại các trường học (nhà trẻ, mẫu giáo...).
- Loại thực phẩm gây ra ngộ độc trong trường hợp này khả năng cao là từ bánh su kem (loại trừ xúc xích nướng, nước uống cũng được dùng trong tiệc Trung thu) do tất cả trường hợp ngộ độc đều có có triệu chứng giống nhau liên quan đến nhiễm khuẩn thức ăn (như sốt, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy), bạch cầu máu tăng cao, CRP tăng cao (xét nghiệm máu giúp nhận biết cơ thể bị nhiễm vi khuẩn).
- Đặc biệt, đã có trường hợp không dự tiệc Trung thu tại chung cư Palm Heights tổ chức nhưng vẫn bị ngộ độc và có cùng triệu chứng sau khi ăn bánh su kem của cùng nhãn hiệu, cùng địa chỉ nơi mua bánh. Vậy nên, loại trừ khả năng bánh su kem mới bị nhiễm khuẩn tại nơi tổ chức tiệc Trung thu, mà đã bị nhiễm khuẩn trước đó.
Các chuyên gia cho biết, cần chờ kết quả phân lập vi khuẩn (đang được Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM xử lý) thì mới có thể đưa ra nguyên nhân gây ngộ độc chính xác.
Theo BS. Bạch Văn Cam - Cố vấn chuyên môn của Bệnh viện Nhi đồng 1, có 2 nhóm tác nhân thường gặp gây ra ngộ độc thực phẩm chính đó là enterotoxin và salmonella spp. Nếu các triệu chứng ngộ độc xuất hiện sớm trước 6 giờ (sau khi ăn) thì thường là do độc tố enterotoxin của vi khuẩn tụ cầu; nếu các triệu chứng xuất hiện muộn thường do cơ thể bị nhiễm khuẩn do tác nhân salmonella spp gây ra.
Theo báo cáo, hiện còn 17 trẻ đang nằm điều trị tại các bệnh viện: Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, và Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Sức khỏe của các bệnh nhân đều ổn định.
Thực phẩm bọc giấy bạc để nướng có an toàn? Chúng ta thường nướng đồ ăn như thịt cá trong giấy bạc. Nhưng thành phần nhôm trong giấy bạc có thể ngấm vào thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Theo như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định mức tiêu thụ an toàn hàng ngày là 40mg nhôm cho mỗi kilogram trọng lượng cơ thể, ví...