Từ vụ Lê Âu Ngân Anh: Có nên thay đổi quy định cấp phép người đẹp đi thi quốc tế?
Từ giữa năm 2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã từng đề xuất thay đổi quy định về việc cấp phép cho các người đẹp đi thi quốc tế.
Từ trường hợp hi hữu, chưa từng có tiền lệ của Lê Âu Ngân Anh
Vài năm trở lại đây, cụm từ “thi chui” trở nên khá phổ biến. Xuất phát từ mong muốn được sang nước ngoài tham dự những cuộc thi sắc đẹp, rất nhiều người đẹp đã bất chấp vi phạm quy định.
Kể cả khi về nước họ phải đối mặt với những mức phạt, đồng thời những giải thưởng họ đạt được trong các cuộc thi quốc tế đó cũng gần như không được công nhận.
Danh sách những “người đẹp” thi chui có thể kể đến như Quế Vân, Tường Vy, Nguyễn Thị Thành, Cao Thuỳ Linh… Mới đây nhất là trường hợp của Lê Âu Ngân Anh.
Sau khi nộp đơn lên Cục nghệ thuật – biểu diễn để xin cấp phép tham dự cuộc thi Miss Intercontinental nhưng không được cấp phép, Lê Âu Ngân Anh đã quyết định khởi kiện cơ quan này.
Hiện tại sự việc hi hữu chưa từng có trong lịch sử người đẹp này chưa biết sẽ đi đến đâu, nhưng một lần nữa câu chuyện về việc có hay không nên bỏ quy định cấp phép cho các người đẹp đi thi quốc tế một lần nữa lại được đưa ra bàn luận xôn xao.
Lê Âu Ngân Anh bất chấp đi thi Miss Intercontinental
Trên cộng đồng mạng, có hai luồng ý kiến trái ngược hẳn về vấn đề này. Một bên thì đồng tình với việc phải cấp phép cho các người đẹp đi thi quốc tế, bởi tất cả những điều họ nói và làm trong cuộc thi sẽ ảnh hưởng hình ảnh của Việt Nam.
“Không thể nào cho những cô gái có trình độ quá kém cỏi hay đời tư đầy tì vết đi dự thi sắc đẹp quốc tế được. Dù muốn hay không thì cô gái đó cũng sẽ đeo lên mình dải băng đề chữ Việt Nam, và những điều cô ấy làm cũng sẽ gây ảnh hưởng đến cái nhìn của quốc tế về Việt Nam”, một dân mạng đưa ý kiến.
Phía còn lại thì lại cho rằng không nên tồn tại quy định cấp phép cho các người đẹp đi thi quốc tế bởi nó sẽ gây ra rất nhiều hạn chế, kìm hãm mong muốn được chinh phục các đấu trường nhan sắc của công dân Việt Nam.
“Các cuộc thi nhan sắc bây giờ nhan nhản, nhưng không phải cuộc thi nào cũng có quy mô lớn và được đánh giá cao. Quy định giờ chỉ cấp phép cho các người đẹp đã đoạt giải trong nước đi thi nhưng rất nhiều cuộc thi quốc tế lại chẳng cần tiêu chí ấy.
Một công dân Việt Nam tự cảm thấy mình đủ điều kiện, đủ tiêu chí cuộc thi nhan sắc quốc tế đưa ra và mong muốn được thi đấu tại đó, mong muốn ấy hết sức chính đáng. Tôi nghĩ nên xem xét cái quy định về việc cấp phép người đẹp đi thi”, một dân mạng bình luận.
Nguyễn Thị Thành cũng từng bất chấp thi chui
Cơ quan quản lý từng đề xuất thay đổi quy định cấp phép người đẹp thi quốc tế
Từ giữa năm 2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất sửa đổi Nghị định số 79/2012 và Nghị định số 15/2016 của Chính phủ về biểu diễn nghệ thuật, trong đó có nội dung thi người đẹp.
Video đang HOT
Theo đó, Cục đề xuất tất cả các người đẹp đều có thể tự do dự thi nhan sắc quốc tế mà không cần xin phép cơ quan quản lý nhà nước.
Ông Vương Duy Biên – khi đó còn là Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn nhận định: “Trên thực tế nhiều người đoạt giải trong nước nhưng thi quốc tế lại không được đánh giá cao nhưng nhiều người đi thi chui lại đoạt giải cao. Vậy thì cái tiêu chí chúng ta quy định chọ họ đã phù hợp chưa?
Tôi nghĩ rằng mỗi cuộc chơi có tiêu chí riêng của nó, các công dân Việt Nam thấy đủ điều kiện, phù hợp với tiêu chí thì dự thi. Tôi nghĩ như thế là hợp lý.
Còn chúng ta phải thay đổi quản lý hậu kiểm. Khi người ta về phải báo cáo, còn không báo cáo thì chúng ta phải có chế tài xử lý. Không ngại.
Bây giờ việc đi ra nước ngoài rất rộng thoáng, rất mở, mình hạn chế người ta bằng cách này, người ta vẫn có cách khác để đi. Ra nước ngoài thì người ta chẳng làm sao cả, người ta đủ tiêu chuẩn của cuộc chơi đó, cuộc thi đó quy định. Ban tổ chức nước ngoài chấp nhận thì làm sao chúng ta hạn chế”, nguồn Dân Trí.
Ông Dương Kỳ Anh (Nguyên tổng biên tập báo Tiền Phong – người tiên phong khởi xướng cuộc thi tiền thân của Hoa hậu Việt Nam) cũng có cùng quan điểm.
Ông nói: “Tôi hoàn toàn ủng hộ cái đề xuất này. Không phải bây giờ tôi mới nói mà mấy năm trước khi trả lời một số báo chí truyền hình tôi cũng đã nói.
Việc một công dân Việt Nam có hộ chiếu và xuất cảnh đi thi một cuộc thi sắc đẹp nào đó với tư cách là một công dân Việt Nam thì nên ủng hộ và không cần xin phép.
Tôi thấy nhiều người bỏ tiền ra để đi, họ quảng bá cho hình ảnh đất nước mình rồi còn mang giải thưởng về nữa, như vậy là rất tốt. Tại sao lại phải xin phép”.
Tuy nhiên theo quan điểm của ông Dương Kỳ Anh, mọi người nên phân biệt việc một công dân Việt Nam đi thi khác với một công dân được cơ quan nhà nước cử đi thi. Trường hợp thứ 2 mới là đại diện cho Việt Nam, còn trường hợp đầu không phải.
Những cuộc thi lớn như Hoa hậu thế giới, Hoa hậu hoàn vũ.. thì cử người đi, cấp phép, xem có đủ tiêu chuẩn và tư cách để đi thi không. Còn các cuộc thi quy mô nhỏ thì không cần.
“Anh là một công dân Việt Nam đi thi khác với việc anh là một công dân được cử đi thi. Ví dụ như chúng tôi cử Hoa hậu Việt Nam đi thi thì việc đó phải cấp phép.
Bởi vì khi anh đã đại diện cho một đất nước thì anh phải được cấp phép xem có đủ tiêu chuẩn hay không, còn một công dân bình thường anh đi dự thi các cuộc thi sắc đẹp quốc tế không sao cả”, ông nói.
Theo Trí Thức Trẻ
Vụ Ngân Anh kiện Cục NTBD: Sự thật cách chọn thí sinh thi Hoa hậu Liên lục địa trên thế giới ra sao?
Các thí sinh đều phải trải qua một quy trình nhất định để được dự thi nhưng nhiều người vẫn có nhan sắc "thảm họa".
Chỉ còn 3 ngày nữa, Lê Âu Ngân Anh sẽ tham dự đêm chung kết Hoa hậu Liên lục địa 2018 với tư cách thí sinh đến từ Việt Nam.
Câu chuyện kiện tụng giữa Ngân Anh và Cục Nghệ thuật Biểu diễn vẫn chưa có hồi kết. Bất chấp quyết định từ chối cấp phép từ cơ quan quản lỷ Nhà nước, Ngân Anh vẫn tự tin đi thi và kỳ vọng bản thân sẽ lọt vào top 6 chung cuộc.
Hình ảnh của Lê Âu Ngân Anh tại Hoa hậu Liên lục địa 2018.
Ngoài Ngân Anh, cuộc thi Hoa hậu Liên lục địa 2018 năm nay còn gây tranh cãi vì dàn thí sinh kém chất lượng, nhiều nhan sắc bị chê quá già hay quá xấu. Câu hỏi về quy trình tuyển chọn thí sinh của Hoa hậu Liên lục địa được nhiều người đặt ra.
Đơn vị sở hữu bản quyền toàn quyền quyết định
Theo thông tin trên trang web chính thức, Hoa hậu Liên lục địa là cuộc thi nhan sắc được sáng lập bởi tổ chức Miss Intercontinental, có trụ sở chính đặt tại Panama.
Các thí sinh trên khắp thế giới sẽ được đề cử dự thi Hoa hậu Liên lục địa thông qua một đơn vị ký kết bản quyền với tổ chức Miss Intercontinental, tại quốc gia mình.
Hoa hậu Liên lục địa là cuộc thi có lịch sử lâu đời, từ năm 1971. Tổ chức Miss Intercontinental ký kết nhượng bản quyền với hơn 80 công ty trên toàn thế giới.
Yêu cầu của tổ chức Miss Intercontinental về thí sinh dự thi cụ thể như sau: "Các thí sinh tham dự đều phải có giới tính nữ tự nhiên, phải là công dân của nước mà mình đại diện trong thời gian ít nhất 6 tháng và phải được lựa chọn từ một cuộc thi sắc đẹp được tổ chức tại nước đó, hoặc có thể được đề cử bởi Giám đốc quốc gia với sự chấp thuận của đơn vị sở hữu bản quyền.
Thí sinh phải đủ 18 tuổi và không quá 26 tuổi, có kiến thức và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh ngoài tiếng mẹ đẻ. Thí sinh có các tố chất của người đẹp như có tính cách tốt, quyến rũ, gương mặt, hình thể đẹp và phải sẵn sàng hợp tác với sự chỉ dẫn của ban tổ chức".
Như vậy, các yêu cầu của Hoa hậu Liên lục địa không quá khắt khe. Giống như các cuộc thi lớn khác, các thí sinh quá tuổi hoặc đã kết hôn, sinh con không được chấp nhận.
Thậm chí, thí sinh còn không bắt buộc phải có danh hiệu tại cuộc thi sắc đẹp tầm cỡ quốc gia mà chỉ cần có sự đồng ý và đề cử của đơn vị nắm bản quyền.
Tại Việt Nam, công ty nắm bản quyền và đưa Ngân Anh dự thi Hoa hậu Liên lục địa là Công ty Hoa hậu Thế giới.
Tại Philipinnes- quốc gia đăng cai Hoa hậu Liên lục địa năm nay, đơn vị sở hữu bản quyền là Binibining Pilipinas, cũng là công ty được phép chọn thí sinh đi dự thi các cuộc thi nhan sắc lớn khác như Miss Universe, Miss World, Miss Grand International, Miss Supranational, Miss Globe.
Dàn người đẹp Philipinnes được Binibining Pilipinas chọn đi "chinh chiến" quốc tế năm nay.
Ở Anh, công ty UK Power Pageant là đơn vị có quyền quyết định. Công ty này còn chọn thí sinh đại diện nước Anh tham dự Miss International, Miss Grand International và World Supermodel.
Năm nay, đại diện của Anh cũng là một trong những thí sinh gây tranh cãi về nhan sắc. Tuy nhiên, người đẹp này thực tế đã thông qua quy trình tuyển chọn đúng quy định. Cô đã vượt qua hàng chục thí sinh, được UK Power Pageant trao vương miện và quyền dự thi quốc tế.
Tuy bị chê nhan sắc giống đàn ông nhưng thí sinh Hoa hậu Liên lục địa Anh vẫn được đơn vị nắm bản quyền ở quê nhà lựa chọn đi thi quốc tế.
Mỗi quốc gia có quy định riêng
Ở mỗi quốc gia, đơn vị có bản quyền lại được phép có tiêu chuẩn riêng cho thí sinh. Ví dụ như tại Úc, thể lệ đăng ký ghi rõ thí sinh có thể có hình xăm nhưng phải được che đi khi dự thi. Còn ở Sri Lanka, thí sinh phải có chiều cao tối thiểu 1m57.
Tại nhiều quốc gia, ban tổ chức cũng nhấn mạnh là thí sinh không cần thiết phải hoàn hảo về ngoại hình, mà cần tự tin và có tính cách, nét quyến rũ riêng.
Tuy nhiên, định nghĩa khác biệt về nét quyến rũ riêng đó đôi khi dẫn đến tình trạng một số nhan sắc "thảm họa" vẫn đủ điều kiện tham gia cuộc thi sắc đẹp tầm cỡ thế giới.
Thậm chí năm nay, giới truyền thông Philipinnes còn phải đặt nghi vấn về việc một số người đẹp có gian lận tuổi hay đang... mang bầu hay không, chỉ vì chất lượng thí sinh quá kém.
Nhưng sau cùng, dù quy trình, quy định ra sao thì chính dàn thí sinh chất lượng, chuyên nghiệp sẽ làm nên danh tiếng của cuộc thi.
Hoa hậu Liên lục địa tuy không nằm trong hệ thống Grandslam các cuộc thi nhan sắc hàng đầu thế giới nhưng cũng được đánh giá là cuộc thi lớn và lâu đời.
Một số nhan sắc được coi là "thảm họa" tại Hoa hậu Liên lục địa 2018.
Theo Thế giới trẻ
BTC Hoa hậu liên lục địa lên tiếng về việc 'thi chui' của Ngân Anh Lê Âu Ngân Anh gây nhiều tranh cãi về việc tham dự cuộc thi Hoa hậu liên lục địa 2018 vì chưa được cấp phép. BTC của cuộc thi đã có phản hồi về việc này. Lê Âu Ngân Anh là cái tên gây chú ý những ngày vừa qua khi đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu liên lục...