Từ vụ Camry ‘điên’ đâm chết 3 người: Cứu người thế nào cho đúng?
“Khi gặp ca tai nạn giao thông, nếu sơ cứu không đúng cách thì có thể khiến bệnh nhân tử vong hoặc thương tổn nặng nề” – điều dưỡng Nguyễn Văn Uy (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Việt Đức) cho biết.
Từ vụ việc chiếc xe Camry “điên” gây tai nạn ở phố Ái Mộ, Long Biên, Hà Nội hôm 29.2 khiến 3 người thiệt mạng, dư luận đau xót tiếc thương cho gia đình nạn nhân nhưng cũng nổ ra nhiều luồng ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng người đi đường đã quá thờ ơ, không đưa nạn nhân đi bệnh viện ngay. Song số khác lại khẳng định, việc cứu người gặp nạn không đúng cách có thể khiến nạn nhân tử vong nhanh hơn. Dưới đây là ý kiến của các y, bác sĩ về vấn đề này.
Tốt bụng sai lầm
Nhiều năm điều trị cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông, điều dưỡng Nguyễn Văn Uy cho biết, gần 100% các ca tai nạn nói chung và TNGT nói riêng không được sơ cứu hoặc sơ cứu không đúng cách, gây hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.
“Thông thường cứ thấy có nạn nhân bị tai nạn thì người nhà hoặc người đi đường tốt bụng sẽ nhanh nhanh chóng chóng mang vác, cõng, bế đưa nạn nhân đi đi bệnh viện. Nhưng việc làm tốt bụng đó thường đẩy bệnh nhân đến chỗ tử vong hoặc chấn thương nặng hơn.
Video đang HOT
Điều dưỡng Nguyễn Văn Uy hướng dẫn kỹ năng sơ cứu cho người dân.
Điều dưỡng Uy cho biết, bệnh nhân bị tai nạn giao thông – “nạn nhân” của lòng tốt, khiến anh vẫn còn ám ảnh là cô gái mới 22 tuổi. Cô gái này bị tai nạn giao thông và được một người đi đường tốt bụng bế lên taxi, đưa đến BV Việt Đức. Trong khi đó cô gái lại bị chấn thương đốt sống cổ. Quá trình bê vác khiến xương cổ của cô gãy hoàn toàn, gây đứt tủy sống.
Bệnh nhân bị liệt hoàn toàn, các chức năng trong cơ thể cũng không còn hoạt động, phải chạy máy hô hấp. Cơ thể cũng bị bội nhiễm, lở loét. Đau đớn nhất chính là đầu óc cô ấy vẫn tỉnh táo, nhận biết được mình đang chết. “Cô ấy cứ van xin gia đình, bác sĩ hãy cứu cô ấy, dù liệt, tàn phế cũng được. Chúng tôi chỉ có thể ngậm ngùi. Nếu như được sơ cứu đúng cách, tủy sống của cô ấy không bị đứt thì cô ấy cũng sẽ phục hồi khỏe mạnh” – điều dưỡng Uy buồn bã.
Bác sĩ Trần Văn Oánh (Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Việt Đức) cũng cho biết, mỗi ngày BV Việt Đức tiếp nhận khoảng 50-70 ca cấp cứu vì TNGT, ngày lễ tết có thể lên đến 120-150 ca. Các ca đưa đến Việt Đức hầu như rất nặng, đa số bị chấn thương sọ não, gãy xương đùi, xương sống, xương sườn hoặc đa chấn thương. Ngoài ra còn có nhiều ca tai nạn lao động, nạn nhân ngã từ trên cao xuống, chấn thương đốt sống cổ.
Nhưng gần 100% các ca đều không được sơ cứu hoặc sơ cứu không đúng cách. “Các nạn nhân thường được bế, vác lên khiến các xương bị gãy bị xô lệch, nếu là xương cổ thì dẫn đến gãy đốt sống, gây đứt tủy. Còn xương đùi sẽ khiến xương gãy nhều hơn hoặc lệch đi, cứa vào các động mạch chủ gây mất máu, đứt dây thần kinh hoặc nạn nhân bị sốc do bị va chạm mạnh trong lúc đang chấn thương nặng” – bác sĩ Oánh cho biết.
Theo điều dưỡng Uy, khi gặp người bị tai nạn, nếu bệnh nhân còn tỉnh thì người giúp đỡ cần hỏi bệnh nhân bị đau ở đâu, nếu ở cổ thì cần dùng bìa cứng, tạo thành một cái khuôn sau đó chèn vào giữa cổ và vai để giữ cổ theo trục thẳng với sống lưng.
Sau đó lại chèn thêm bao cát để cổ không di chuyển sang hai bên, đồng thời, nhẹ nhàng di chuyển nạn nhân lên cáng phẳng, có thể là đặt lên tấm ván, cố định để bệnh nhân không lắc lư sau đó đưa bệnh nhân đến nơi cấp cứu. Không bế, vác nạn nhân hoặc đặt lên võng.
Còn nếu bệnh nhân đã bất bất tỉnh thì càng cần cố định cổ theo cách trên. Nếu nạn nhân bị gãy tay, chân, cần dùng các nẹp tự tạo, băng bó vết thương, cố định chân, tay thẳng rồi mới cáng nạn nhân đi cấp cứu.
“Nếu không biết sơ cứu thì nên gọi điện cho 115 để bác sĩ đến cứu nạn nhân hoặc hỏi bác sĩ cách sơ cứu đúng để cứu giúp nạn nhân cho chính xác” – điều dưỡng Uy cho biết.
Theo điều dưỡng Nguyễn Văn Uy, BV Việt Đức thường tổ chức các lớp sơ cứu người bị tai nạn cho người nhà bệnh nhân vào thứ 6 hàng tuần. Bác sĩ Oánh khuyến cáo người dân nên tham gia học các lớp sơ cứu để khi cần có thể giúp mình, giúp người.
Theo Dân Việt
Lái Camry từ TP.HCM qua Bình Dương rồi trộm... xế hộp
Nghi can lái chiếc ô tô hiệu Camry từ TP.HCM lái xuống tỉnh Bình Dương trộm một chiếc ô tô khác.
Ngày 25-12, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Bến Cát (Bình Dương) cho biết đã bắt giữ nghi can Trần Quốc Toản (35 tuổi, ngụ TP.HCM) để điều tra làm rõ về hành vi trộm cắp tài sản. Trước đó, công an cũng bắt giữ đồng phạm của Toản là Nguyễn Thanh Trâm (28 tuổi, ngụ Bình Dương).
Theo điều tra ban đầu, vào ngày 5-8, Toản và Trâm đi trên chiếc xe Camry đến phường Phú An (thị xã Bến Cát) với ý định tìm kiếm tài sản người dân để sơ hở thì lẻn vào lấy cắp. Lúc này cả hai phát hiện một chiếc xe ô tô hiệu Toyota Vios của người dân để trong sân nên quyết định trộm. Cả hai lấy đồ nghề cạy cửa vào trong xe, phát hiện vẫn có nguyên chìa khóa nên nổ máy cho xe chạy về TP.HCM.
Nhận được tin báo, cơ quan chức năng vào cuộc điều tra và bắt giữ được Trâm. Khi biết Toản đang ở quận 12 (TP.HCM), công an liền phối hợp bắt giữ. Tuy nhiên, Toản đã liều lĩnh lái chiếc xe trộm được lao vào nhóm người làm nhiệm vụ để tìm đường thoát thân. Khi bị lực lượng công an truy đuổi, Toản bỏ xe lại rồi lẩn trốn và mới đây đã bị bắt.
Vũ Hội
Theo_PLO
Cựu giảng viên đại học thuê xe Camry rồi đem bán Sau khi thuê chiếc Camry tự lái, Khánh đã làm giả giấy tờ để bán lấy 600 triệu đồng phục vụ chi tiêu cá nhân. Theo tin từ báo Tri thức trực tuyến, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đang điều tra vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan,...