Từ vụ bé gái 15 tuổi tử vong vì sốt xuất huyết: Cảnh giác trước những dấu hiệu chết người
Bé gái 15 tuổi ở Đắk Lắk có dấu hiệu sốt cao liên tục, đau đầu, mệt mỏi. Dù đã được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết nặng.
Bé gái 15 tuổi tử vong do sốt xuất huyết
Sau nhiều ngày điều trị tại bệnh viện, một thiếu nữ 15 tuổi đã tử vong do bệnh sốt xuất huyết Dengue (Ảnh minh họa)
Sáng 27/7, một lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên xác nhận trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vừa xảy ra một trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Bệnh nhân là Nguyễn Thị Khánh Linh (15 tuổi, ngụ phường Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột).
Trước đó, ngày 19/7, Linh sốt cao liên tục, đau đầu, mệt mỏi nên được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue ngày 1 và chỉ định nhập viện điều trị.
Đến chiều 24/7, bệnh nhân có biểu hiện khó thở, thở nhanh và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue ngày 6 và được chuyển sang điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh. Mặc dù đã được điều trị tích cực, chiều 25/7, bệnh nhân tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng tổn thương đa cơ quan ngày 7.
Cảnh giác với những dấu hiệu của sốt xuất huyết bùng phát
Video đang HOT
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết đang bùng phát tại nhiều địa phương với số người mắc tăng rất cao, người dân cần cảnh giác trước những dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Như trường hợp bé gái 15 tuổi tử vong với những dấu hiệu có thể nhiều bậc cha mẹ sẽ không để ý hoặc coi là bình thường. Tuy vậy, đó hoàn toàn có thể là những dấu hiệu cảnh báo chết người về dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh mẽ. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý những dấu hiệu nguy hiểm của chứng sốt xuất huyết để đưa trẻ tới cơ sở y tế kịp thời.
Nữ bệnh nhân 43 tuổi bị biến chứng viêm cơ tim sau mắc sốt xuất huyết, điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ (Ảnh: T. Hạnh)
Thông thường, khi sốt cao 39-40 độ sang ngày thứ 2-3 không rõ nguyên nhân, người dân cần đến BV làm xét nghiệm để loại trừ sốt xuất huyết.
Đặc biệt, nếu kèm trạng thái mệt mỏi, li bì, đau nhức mình mẩy, đau cơ khớp, nhức mắt thì càng cần phải đi khám, bởi đây là dấu hiệu điển hình của sốt xuất huyết.
Hiện nay, test sốt xuất huyết đã được phổ cập đến tận tuyến huyện. Chỉ khi kiểm tra không phải sốt xuất huyết mới có thể yên tâm theo dõi các sốt khác như sốt virus, sốt viêm họng…
TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ lưu ý, khi có 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng dưới đây thì người dân cần đến ngay bệnh viện:
- Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì
- Nôn tăng
- Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau
- Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn
- Ra máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, máu cam…
Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ đánh giá thêm 3 dấu hiệu nữa gồm phù nề, tràn dịch; gan to; tiểu cầu giảm.
Tiến sĩ Huy cũng lưu ý, người dân tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt. Nếu cần thiết phải truyền, bác sĩ sẽ có chỉ định với sự theo dõi sát sao của điều dưỡng về tốc độ truyền để tránh nguy cơ gây sốc.
Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Khi sốt cao, chỉ dùng paracetamol, tổng liều không quá 60mg/kg cân nặng/ngày với người lớn. Tuyệt đối không dùng aspirin, analgin, ibuprofen vì thể gây xuất huyết, toan máu.
Trong giai đoạn 7-10 ngày mắc sốt xuất huyết, người bệnh tốt nhất nên uống oresol; uống nhiều nước hoa quả, nước dừa, nước rau và nước lọc.
Theo giadinhvietnam
Một trường hợp tử vong do sốt xuất huyết ở Đắc Lắc
Sáng 27-7, thông tin từ ngành Y tế tỉnh Đắc Lắc cho biết, tại địa phương vừa ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết (SXH) trong năm 2019. Bệnh nhân là Nguyễn Thị Khánh Linh, sinh năm 2004, ở tổ dân phố 14, phường Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột.
Các bệnh nhân SXH ở Đác Lắc đến cơ sở y tế điều trị.
Theo hồ sơ bệnh án, ngày 19-7, cháu Linh bị sốt cao liên tục, đau đầu, mệt mỏi nên được người nhà đưa đến khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị SXH Dengue ngày một và chỉ định nhập viện điều trị tại Khoa Nhi tổng hợp.
Đến chiều 24-7, bệnh nhân có biểu hiện khó thở, thở nhanh và được chẩn đoán SXH Dengue ngày sáu có dấu hiệu cảnh báo/béo phì và được chuyển sang điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.
Mặc dù đã được điều trị tích cực, song bệnh tình của cháu bé diễn tiến ngày càng nặng và tử vong vào chiều 25-7 với chẩn đoán SXH Dengue nặng tổn thương đa cơ quan ngày bảy/béo phì.
Được biết, dịch SXH trên địa bàn tỉnh Đác Lắc đang diễn biến hết sức phức tạp. Tính từ đầu năm đến ngày 25-7, toàn tỉnh đã ghi nhận 6.591 trường hợp mắc SXH, tập trung chủ yếu ở TP Buôn Ma Thuột và các huyện Buôn Đôn, Cư M'gar và Krông Năng...
NGUYỄN CÔNG LÝ
Theo Nhân dân
Những sai lầm chết người khi chăm trẻ sốt xuất huyết Ở nước ta hiện nay đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết. Nhiều trường hợp trẻ tử vong xảy ra do cha mẹ mắc phải những sai lầm sau đây. Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sai lầm...