Từ vụ 19 câu hỏi về 231 cái tát: Hiệu trưởng có được thu thập, lấy ý kiến của học sinh?
Luật sư khẳng định việc trường THCS Duy Ninh phát phiếu 19 câu hỏi yêu cầu học sinh lớp 6.2 trả lời dù với mục đích là để nắm bắt thông tin cũng không được phép.
Phần trả lời của học sinh lớp 6.2 về bộ câu hỏ trường THCS Duy Ninh đưa ra.
Liên quan tới sự việc BGH trường THCS Duy Ninh soạn bộ 18 câu hỏi về việc học sinh H.LN (lớp 6.2) bị cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy phạt 231 cái tát, rồi phát cho học sinh lớp 6.2 để các em trả lời bằng cách viết vào giấy A4, ghi rõ giới tính, tên, ngày tháng, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng: Dù với mục đích gì, thì nhà trường cũng không nên thu thập thông tin bằng cách đó.
“Nhà trường phát phiếu lấy ý kiến của học sinh có tính chất thu thập thông tin theo kiểu điều tra xã hội học. Nhưng việc thu thập này chỉ áp dụng đối với những sự việc điều tra lấy ý kiến dư luận thôi, và việc ghi tên vào phiếu là không bắt buộc. Những câu trả lời là vô tư, khách quan.
Nhưng hệ thống câu hỏi của trường THCS Duy Ninh có tính chất định hướng nội dung trả lời, có xu hướng bao che cho sai phạm của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy.
Việc yêu cầu các em phải ghi họ tên vào phiếu khiến các em bị áp lực rất nặng nề đến tâm lý của trẻ em. Những đứa trẻ này vừa mới là nạn nhân của sự việc nam sinh H.L.N bị tát 231 cái.
Bởi chúng bị cô giáo bắt tát bạn, chúng vẫn đang hoang mang với hình thức trừng phạt bạn mình của cô giáo chủ nhiệm. Thêm nữa, chúng bị gieo rắc tư tưởng dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, ảnh hưởng đến nhân cách, tâm lý của trẻ.
Thế mà BGH trường THCS Duy Ninh lại thêm 1 lần nữa biến chúng thành nạn nhân, gây chấn động tâm lý của những học trò này. Bởi vì nếu chúng trả lời thật, có khi các em lại sợ hãi vì có thể sẽ bị trù dập. Nếu trả lời theo định hướng bộ câu hỏi của nhà trường, sẽ làm bóp méo, sai lệch vụ việc, hình thành tư tưởng nói dối ở những đứa trẻ” – Luật sư Cường nêu quan điểm.
Luật sư Đặng Văn Cường.
Không phải ngẫu nhiên pháp luật quy định, trong trường hợp xác minh, điều tra, thì với người dưới 18 tuổi phải có người giám hộ, người đại diện pháp luật, người đại diện hợp pháp.
Tuy việc phát phiếu lấy ý kiến của nhà trường không phải một cuộc điều tra như của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhưng thời điểm các em vừa phải chứng kiến một sự việc bạo lực nghiêm trọng trong lớp, nhà trường lại yêu cầu các em trả lời tới 18 câu hỏi, thay vì động viên các em kể lại sự việc là việc không nên.
Trường THCS Duy Ninh, nơi xảy ra sự việc.
Trước đó như Gia Đình Mới đưa tin, sau khi xảy ra việc nữ giáo viên Nguyễn Thị Phương Thủy phạt nam sinh H.L.N 231 cái tát, ngày 24/11, BGH trường THCS Duy Ninh đã tổ chức việc phát phiếu gồm 19 câu hỏi liên quan tới sự việc, yêu cầu học sinh lớp 6.2 trả lời. Các em phải ghi rõ tên, giới tính, ngày tháng…
Dù bà Phạm Thị Lệ Anh – Hiệu trưởng trường THCS Duy Ninh khẳng định việc nhà trường lấy ý kiến học sinh lớp 6.2 chỉ là để nắm bắt sự việc chứ không phải mang tính định hướng nhưng sự việc vẫn đang gây tranh cãi.
Theo giadinhmoi
Vụ cô giáo bắt cả lớp tát bạn 231 cái vì nói tục: Do nóng giận, áp lực thi đua
Trần tình việc bắt cả lớp tát học sinh 231 cái vì nói tục, cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy thừa nhận hành động này là sai, nguyên nhân là do nóng giận và chịu áp lực thi đua vì lớp mình chủ nhiệm luôn đứng cuối bảng.
Chia sẻ quanh vụ cô giáo bắt cả lớp tát bạn 231 cái vì nói tục
Cô giáo cho cả lớp tát một học sinh vì áp lực thi đua
Như Dân tri đa phan anh, vao chiêu 19/11, khi phat hiên em Hoang L.N., hoc sinh lơp 6.2, Trương THCS Duy Ninh noi tuc, cô giao chu nhiêm cua lơp nay la Nguyễn Thị Phương Thủy (SN 1977), đã yêu cầu tất cả học sinh trong lớp tát liên tiếp vào má em N. Sự việc đã khiến học sinh này phải nhập viện điều trị. Được biết, lớp 6.2 có 27 học sinh, chiều đó có 3 bạn vắng học nên học sinh này bị 23 bạn và cô chủ nhiệm tát tất cả 231 cái.
Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình
Liên quan đến vấn đề này, chiều 24/11, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy cũng như những người trong cuộc để tìm hiểu rõ hơn về sự việc.
Chia sẻ với Dân trí, cô giáo Thủy cho biết, cô tiếp nhận làm chủ nhiệm của lớp 6.2 vào đầu năm học vừa qua. Đây là lớp học không có thành tích tốt về cả học tập lẫn thi đua. Cả lớp chỉ có một học sinh Khá, trong khi đó điểm thi đua toàn trường thường đứng cuối bảng.
Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy trần tình sau vụ việc.
Theo quy định của nhà trường, học sinh lớp nào nói tục thì lớp sẽ bị trừ điểm thi đua rất nặng. Để khắc phục tình trạng này, cô giáo Thủy đã đặt ra quy định, nếu học sinh nào vi phạm sẽ bị mỗi bạn trong lớp tát 10 cái vào má. Bạn nào không tát hoặc nhẹ sẽ phạt tát ngược lại 10 cái.
"Hôm đó tôi lên lớp thì nghe học sinh thưa lại là em N. nói tục, chửi mẹ của bạn bên cạnh. Trước đó, tôi nói ai chửi tục là sẽ bị các bạn tát nên một số em trong lớp mới tát em N. Bị đau nên em N. có chửi thề, nên tôi mới tát em một cái rồi đi ra ngoài. Sau đó tìm hiểu và biết 23 em đã tát N. Tôi biết rõ việc làm này là sai, cũng do tôi nóng giận và một phần vì áp lực thi đua", cô Thủy trần tình.
Nhiều em trong lớp từng bị tát
Cũng nói về sự việc học sinh N. bị tát, em Nguyễn Trung Nguyên, lớp trưởng lớp 6.2 cho hay, việc thực hiện tát bạn N. là do cô chủ nhiệm quy định từ trước nên lớp thực hiện. Cô Thủy chỉ có mặt một lúc chứ không chứng kiến toàn bộ việc cả lớp tát bạn N.
Nguyên cũng nói rằng, trước đây đã có 9 - 10 bạn bị tát như thế vì nói tục, tuy nhiên không nặng như bạn N. vừa bị.
"Trước cũng có bạn bị tát vì nói tục rồi. Nhiều bạn ghét bạn N. nên tát rất mạnh nên bạn N. mới bị sưng mặt lên như thế. Em cũng không muốn tiếp tục với hình phạt như thế này nữa", em Nguyên chia sẻ.
Em N. hiện đã quay lại lớp học.
Cũng trong chiều nay (24/11), em Hoàng L. N. đã quay lại trường để học tập. Em N. bày tỏ mong muốn không tiếp tục học lớp mà cô Thủy chủ nhiệm. Đây cũng là nguyện vọng của gia đình em N. sau sự việc nêu trên.
Theo chị Trần Thị Chước - mẹ của em N., cô giáo Thủy đã đến gặp gia đình để xin lỗi. Quan điểm của gia đình là nếu cô giáo biết sai và hứa sửa chữa thì cũng sẽ cảm thông và bỏ qua. Còn về việc xử lý kỷ luật như thế nào là việc của nhà trường cũng như các ban ngành liên quan.
Gia đình em N. mong muốn học sinh này sẽ không tiếp tục học lớp do cô Thủy chủ nhiệm.
Trao đổi với Dân trí, cô Phạm Thị Lệ Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh cho hay, cô Thủy là giáo viên dạy môn Toán và công nghệ cua nha trương. Hiện Ban giám hiệu nhà trường cũng đã họp để giải quyết vụ việc. Nhận chỉ đạo từ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quảng Ninh, trường sẽ tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với cô Thủy, sau đó sẽ đưa ra biện pháp xử lý kỷ luật phù hợp.
Tiến Thành
Theo Dân trí
Giáo viên bắt cả lớp tát 231 cái vào mặt bạn, luật sư: 'Hành động thô bạo, phản giáo dục' "Pháp luật không cho phép giáo dục sử dụng hành động bạo lực thô bạo như vậy, nhất là đối với một đứa trẻ. Bất kỳ lý do gì, giáo viên cũng không được phép đánh học sinh", một luật sư nói. "Tôi cảm thấy rất sốc khi biết tin học sinh của trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình)...