Tử vong vì tai biến y khoa sau chụp mạch não
Nữ bệnh nhân 38 tuổi đã tử vong trưa 20-4 tại Bệnh viện Việt Đức sau hơn một tháng điều trị trong tình trạng hôn mê vì tai biến y khoa sau chụp mạch não.
Ảnh minh họa
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn – chồng bệnh nhân ngụ tại Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, bà L.T.P, 38 tuổi đã đến Bệnh viện Việt Đức chụp mạch não hôm 15-3, trong tình trạng tỉnh táo, nhanh nhẹn, tự đi lại được.
Bốn ngày trước đó, bác sĩ chẩn đoán bà P. có hai túi phình mạch não và tư vấn chuyển bảo hiểm lên để xử lý.
Khoảng 9h ngày 15-3 sau khi được chụp mạch não, bà P. có dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu, đau; 20 phút tiếp sau đó có các dấu hiệu: không cử động được tay chân, chạm vào không có cảm giác, buồn nôn… Đến 13h cùng ngày, bệnh nhân mất vận động.
Các bác sĩ nghi túi phình mạch bị vỡ trong lúc chụp dẫn đến liệt và chỉ định cho bệnh nhân chụp cộng hưởng từ não; kết quả không phát hiện bất thường, nhưng hai ngày sau đó sức khỏe bệnh nhân tiếp tục diễn biến xấu.
Theo trình bày của gia đình, biên bản làm việc giữa bệnh viện và gia đình, có sự tham dự của ông Đồng Văn Hệ – Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức, nhận định “đây là một tai nạn nghề nghiệp không mong muốn, bệnh viện sẽ làm mọi cách cứu chữa bệnh nhân kể cả tốn kém và phải đợi 2-3 tuần mới hồi phục được”.
Video đang HOT
Tuy nhiên đến ngày 9-4, sức khỏe của bà P. không cải thiện, sốt cao liên tục, chân tay teo lại, phía bệnh viện lại yêu cầu gia đình đóng 40 triệu đồng viện phí nhưng gia đình không chấp thuận, đến ngày 20-4 thì bệnh nhân tử vong.
Ông Tuấn cho hay trước khi bệnh viện đưa bệnh nhân vào chụp mạch đã không giải thích về nguy cơ trong quá trình chụp, gia đình cũng không được yêu cầu ký cam kết gì về tính mạng bệnh nhân.
Người thân của bà P. cũng cho rằng bệnh viện chưa hợp tác để giải thích thỏa đáng cho gia đình, kể cả sau khi bà P. tử vong vào trưa 20-4.
Theo thông tin từ bệnh viện, chiều 20-4, Bệnh viện Việt Đức đã tiếp tục họp bàn để trả lời cho gia đình bệnh nhân. Tuy nhiên trong cuộc gặp trưa 20-4 với gia đình, bệnh viện cho rằng họ chưa tìm ra căn nguyên dẫn đến bệnh nhân P. liệt và tử vong sau chụp mạch.
Người thân bệnh nhân P. cũng đã mời luật sư Nguyễn Thị Huế, đoàn Luật sư Hà Nội vào cuộc.
Luật sư Huế cho hay ngay trong ngày 20-4 bà đã gửi đơn đến Công an thành phố Hà Nội đề nghị làm rõ nguyên nhân dẫn đến tai biến của bệnh nhân P., đồng thời yêu cầu bệnh viện bồi thường cho gia đình bệnh nhân.
Theo tuoitre.vn
Mỗi năm thêm 126.000 người Việt phát hiện bị ung thư
Phần lớn người bệnh ung thư tại nước ta phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, điều trị tốn kém, nguy cơ tử vong cao.
Ngày 20/4, tại diễn đàn chuyên gia ung thư các nước Đông Dương, tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) cho biết, ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia, đặc biệt với các nước nghèo, các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng. Ước tính mỗi năm nước ta có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc chữa trị càng khó khăn và tốn kém.
Hiện tỷ lệ chữa khỏi ung thư (sống trên 5 năm) ở nam giới đạt 33%, nữ khoảng 40%, trong khi ở nhiều nước phát triển tỷ lệ này lên tới 70-80%. Nguyên nhân tới 70% bệnh nhân ung thư phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn.
Dinh dưỡng không hợp lý là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Ảnh: R.D.
Theo tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm, trong đó có ung thư. Ước tính các bệnh không lây nhiễm chiếm 2/3 gánh nặng bệnh tật và tử vong cả nước. Năm 2012, khoảng 73% ca tử vong là do bệnh không lây nhiễm, trong số này đến 18% bị ung thư.
Ung thư và các bệnh không lây nhiễm khác cũng góp phần dẫn đến quá tải bệnh viện, bởi lượng bệnh nhân quá đông. Tiến sĩ Phu cho biết, trước kia tại Hà Nội chỉ một bệnh viện ung thư là Bệnh viện K, nay đến ba viện chữa ung thư, thêm nhiều bệnh viện ung bướu tuyến tỉnh nhưng sự quá tải vẫn xảy ra. Tình trạng này ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội do bệnh phải điều trị suốt đời làm tăng chi phí, giảm năng suất lao động...
Bên cạnh đó, chi phí điều trị cho bệnh ung thư cao gấp nhiều lần các bệnh khác vì đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đắt tiền, điều trị lâu, có nhiều biến chứng. Theo một nghiên cứu năm 2012, tổng chi phí trực tiếp cho 6 bệnh ung thư phổ biến tại nước ta là hơn một tỷ USD.
"Bệnh ung thư có chung yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh được như hút thuốc, sử dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực. Ngoài ra còn yếu tố khác như môi trường, sinh học, nhiễm khuẩn... Vì thế giải quyết các yếu tố nguy cơ, dự phòng bệnh là ưu tiên hàng đầu", tiến sĩ Phu nhấn mạnh.
Để phòng bệnh ung thư, lưu ý:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Gìn giữ môi trường trong sạch.
- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
- Tiêm văcxin phòng viêm gan B, HPV.
- Rèn luyện thân thể khỏe mạnh.
- Khám sức khỏe định kỳ.
Nam Phương
Theo vnexpress.net
Gần 97% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá ( Bộ Y Tế ) cho rằng con số 96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc sẽ khiến nhiều người đang hút thuốc lá phải giật mình. Tại Việt Nam, gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá...