Tử vong vì cầu thang không tay vịn
Vừa qua, cháu Nguyễn Thị Hà (6 tuổi ở Hà Nội) đã tử vong. Nguyên nhân được biết, nhà cháu vừa xây xong, chưa kịp làm lan can ( tay vịn cầu thang), gia đình nghĩ cháu lớn rồi, nên có thể đi lại, ý thức được khi lên xuống cầu thang, nhưng sự không may đã xảy ra khi cháu bước hụt bậc, không có tay vịn, nên đã ngã từ tầng 2 xuống.
Ngay lập tức gia đình đưa cháu tới trung tâm y tế gần nhất, được chụp chiếu, bác sĩ kết luận không có vấn đề gì và cho về nhà. 2 ngày sau, thấy cháu nôn, gia đình đưa tới Bệnh viện Nhi T.Ư thì cháu bị đọng máu não nhiều, hôm sau cháu đã tử vong.
Lời bàn: Sự bất cẩn của người lớn đã làm ảnh hưởng đến con trẻ. Dù là trẻ lớn, hay trẻ nhỏ, đôi khi là cả người lớn, nếu một chút sơ ý đi trên cầu thang chưa có lan can cũng có thể gặp tai nạn nguy hiểm. Do vậy, đã làm cầu thang là phải có tay vịn để an toàn, khi đã có tay vịn rồi, cũng không được cho trẻ tự ý trèo leo mà không có người lớn đi cùng.
Mặt khác, khi trẻ bị tai nạn, đúng là điều đầu tiên nếu trẻ có chấn thương, cần cấp cứu thì nên đưa vào cơ sở y tế gần nhất. Nhưng vì trẻ ngã ở một độ cao, nên rất cần đưa ra các bệnh viện lớn, chuyên khoa để được chụp, chẩn đoán xem có tổn thương bên trong, tránh hiện tượng đáng tiếc như trường hợp trên.
Video đang HOT
Theo vietbao
Trẻ bỏng nặng do người lớn bất cẩn
Bỏng là một trong những nguyên nhân tai nạn thương tích hàng đầu ở trẻ. Hầu hết trẻ bị bỏng nặng đều xảy ra tại gia đình và do người lớn bất cẩn.
Nghỉ hè, số trẻ bị bỏng đến bệnh viện điều trị tăng lên đáng kể. Hầu hết tai nạn bỏng ở trẻ em đều do sự bất cẩn của người lớn. Đặc biệt trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Độ tuổi này trẻ chưa nhận thức được những tai nạn rình rập xung quanh.
Tại Khoa Bỏng trẻ em của Viện Bỏng quốc gia hiện khoảng gần 50 bệnh nhi, 80% trong số đó là bệnh nhân ở các vùng nông thôn chuyển về. Vào mùa cao điểm (giữa hè), con số bệnh nhi điều trị tại khoa có thể lên đến 60 người.
Theo BS Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng Bệnh viện Xanh Pôn, thời điểm này đang điều trị khoảng 40 bệnh nhi bị bỏng nặng. Hầu hết là do bỏng nước sôi, bỏng cháo, bỏng canh hoặc bỏng hơi của nồi cơm điện.
Trường hợp của cháu H.K 18 tháng tuổi, chị T ngụ tại Tây Hồ cho biết, chị vừa đổ bát cháo nóng, do không để ý nên cháu H.K nhúng cả bàn tay vào. Do cháo vừa bắc từ bếp, nhiệt độ quá cao nên cháu bị bỏng nặng.
Cháu N.L 8 tháng tuổi, ngụ tại Đống Đa, Hà Nội bị bỏng nặng đang điều trị tại BV Xanh Pôn. Bà nội bé L ân hận kể lại, hôm đó cháu L chạy xe tập đi, sợ cháu ngã, bà M vừa cầm phích vừa đuổi theo, nắp phích không được đóng kỹ nên cả phích nước đổ òa vào người.
Trẻ bị bỏng nặng đang điều trị tại Khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn. (Ảnh. Thu Trịnh)
Mùa hè, trẻ được ở nhà cùng gia đình nhưng do người lớn mải làm việc hoặc không đề phòng được những nguy cơ bất ngờ gây bỏng cho trẻ như để bát canh nóng gần chỗ trẻ chơi, đặt nồi cơm điện đang sôi dưới nền nhà... chỉ cần một phút người lớn bất cẩn, trẻ đã có thể bị bỏng.
Theo BS Nguyễn Thống, điều đáng lo là có đến gần một nửa số trẻ bị bỏng nằm viện để lại di chứng trên cơ thể. Nhiều trường hợp trẻ bị bỏng sâu phải cấy ghép da. Phần lớn trẻ bị bỏng nặng là do gia đình không biết cách sơ cứu cho trẻ.
Chứng kiến nhiều tai nạn bỏng thương tâm ở trẻ tại Bệnh viện Xanh Pôn, BS. Nguyễn Thống khuyến cáo cho các bậc phụ huynh: Cách tốt nhất để giảm nhiệt cho vùng bị bỏng là ngâm hoặc dội nước sạch, nước đun sôi để nguội nhằm hạn chế vết thương không ăn sâu vào bên trong không dùng đá lạnh để chườm vì trẻ có thể bị bỏng lạnh
Theo vietbao
Mẹ bầu đi du lịch: Tại sao không? Mùa hè, các mẹ bầu hoàn toàn có thể đi du lịch để thỏa mãn đam mê của mình. Tuy nhiên để thực sự an toàn, mẹ bầu nên lựa chọn đi du lịch trong tháng thứ tư, năm, sáu của thai kỳ và phải được chuẩn bị một cách cẩn thận. Trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén, cơ thể...