Tử vong sơ sinh tại VN: 50% do sinh non và biến chứng sinh non
Đây là số liệu được Hội Chu sinh sơ sinh TPHCM công bố mới đây để cảnh báo tình trạng trẻ sinh non tại Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng.
Trẻ sinh non đang được chăm sóc đặc biệt tại Khoa nhi sơ sinh BV Từ Dũ, TPHCM
Theo PGS TS Ngô Minh Xuân – Trưởng khoa nhi Sơ sinh BV Từ Dũ, mỗi năm Việt Nam có trên 100.000 – 120.000 trẻ bị sinh non chào đời, thậm chí có trẻ chỉ nặng 600 gram. Điều đáng nói, nhiều nguyên nhân gây sinh non có thể phòng ngừa được…
Bệnh tật bủa vây trẻ sinh non
Thai phụ Nguyễn Thị Thuý Hằng, sinh năm 1989, trú tại Thủ Đức nhập viện trong tình trạng có dấu hiệu sinh và vỡ ối. Điều đáng nói, thai nhi chỉ mới ở tuần 25,5 nhưng các BS vẫn quyết định cho sinh vì tiên liệu không thể giữ bé thêm trong bụng mẹ.
Video đang HOT
Bé gái chào đời lành lặn nhưng với cân nặng chỉ 600 gram. Bé được chuyển ngay đến phòng chăm sóc đặc biệt của khoa Sơ Sinh. “Gia đình cứ nghĩ bé khó vượt qua được. Nhưng trong hơn một tháng sau khi chào đời, sức khỏe của bé ngày một tiến triển tốt”, sản phụ nói.
Cùng cảnh ngộ với chị Hằng, chị N.T.H.T – 36 tuổi, quê ở Bến Tre, mang song thai cũng phải bắt con sớm vì vỡ ối khi thai kỳ mới được 27 tuần. Cả hai con của chị quá non tháng và nhỏ ký nên chỉ cứu sống được một. Đứa trẻ còn lại đã được BS hướng dẫn nuôi theo phương pháp kangaroo tại khoa Nhi sơ sinh, BV Từ Dũ, TPHCM. Chồng chị suốt cả tháng phải “đóng đô” ở BV cho biết: “Tính đến nay, bé nhà tôi vừa tròn một tháng tuổi rồi. Lúc mới ra đời bé nặng 900 gram và phải nằm ở lồng kính, chăm sóc tích cực ở khoa Nhi sơ sinh mất hai tuần…”.
Theo các BS, trẻ được gọi là sinh non khi lọt lòng mẹ ở thời điểm tuổi thai chưa đến 37 tuần. Đối với trẻ có trọng lượng lúc sinh nhỏ hơn 1,5 kg thì được gọi là “trẻ rất nhẹ cân”. Các trẻ này có thể là trẻ non tháng hoặc là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai. PGS. TS Ngô Minh Xuân, cho biết: “Một ngày sinh non, trẻ thiệt thòi bằng cả tuần trong bụng mẹ. Nói cách khác, cứ mỗi ngày trẻ được ở trong bụng mẹ đợi đến ngày ra đời, trẻ phát triển bằng cả tuần nếu phải “tự lập” sớm hơn dự định mà không có được sự trợ giúp về chuyên khoa thích hợp”.
Tỷ lệ các nguyên nhân gây tử vong trẻ sơ sinh trong cộng đồng là sinh non và biến chứng sinh non chiếm gần 50%, nhiễm trùng sơ sinh chiếm 22%, sinh ngạt khoảng 16% và dị tật bẩm sinh 15%. Chính vì ra đời quá sớm nên trẻ sinh non phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm như: Ngạt thở; hạ thân nhiệt; nhiễm trùng do hệ thống bảo vệ kém; đa số bị suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành; rối loạn chuyển hóa: co giật, hạ calcium; vàng da sơ sinh; rối loạn tiêu hóa; dễ bị bệnh lý võng mạc; tỷ lệ điếc cao; phát triển tâm vận động kém hơn trẻ sơ sinh bình thường nếu không được chăm sóc kỹ…
VN nằm trong 42 nước có tỉ lệ tử vong trẻ em cao!
Theo Hội Chu sinh sơ sinh TPHCM, Việt Nam hiện vẫn nằm trong 42 nước có tỷ lệ trẻ em tử vong cao nhất thế giới, ước tính khoảng 63.000 trẻ em tử vong hàng năm, trong đó có hơn một nửa là trẻ sơ sinh. Thống kê của BV Từ Dũ cho thấy, số trẻ sinh non nhẹ cân đang gia tăng nhanh chóng tại các tỉnh Nam Bộ trong thời gian gần đây. Mỗi năm, số trẻ sinh non nhẹ cân dao động khoảng 500 – 700 trường hợp. Tuy nhiên, năm 2010, số trẻ non tháng tăng đột biến gấp 2 lần so với mọi năm: 1.008 trường hợp. Trong đó, số trẻ ở các tỉnh chiếm 60%.
Lý do sinh non được các chuyên gia thống kê có khi lên đến hàng trăm như: do tử cung (dị dạng, u xơ, hở cổ tử cung); phôi (song thai, đa thai, dư ối, thai dị dạng nặng, vỡ ối sớm, nhau tiền đạo); do mẹ bị nhiễm trùng (đường tiểu, hô hấp…), nhiễm độc (thuốc lá, rượu, chất gây nghiện); nhiễm độc thai; tiểu đường; có thai tuổi quá nhỏ dưới 14 hoặc quá lớn trên 40 tuổi; làm việc quá nhiều, thiếu ăn, di chuyển liên tục…
Theo PGS Xuân, các yếu tố làm tăng tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh trong cộng đồng là do nghèo, không khám thai và học vấn thấp. Để giảm thiểu hậu quả, cần đẩy mạnh công tác truyền thông về việc phòng tránh, chăm sóc và theo dõi cho trẻ sinh non trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Các thai phụ nên đi khám và theo dõi thai, từ đó có chế độ lao động, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý để tránh bị sinh non.
“Thế giới đã có ngày dành cho trẻ sinh non (17.11), VN nên có chế độ đặc biệt hỗ trợ cho các bé sinh non, nhất là trong quá trình điều trị, chăm sóc tại và ngoại trú. Điều này sẽ giúp trẻ sinh non được hưởng mọi chế độ bảo hiểm mà không bị bắt buộc chữa trị theo tuyến”- PGS Xuân kiến nghị.
Theo laodong
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng chùa
Tưởng phật tử gọi mở cửa để dâng hương, sư thầy Thích Đàm Quyết, trụ trì chùa Mạc Thượng (xã Chính Lý, Lý Nhân, Hà Nam) ra mở cửa thì phát hiện bé gái sinh non bị bỏ rơi.
Sư thầy Quyết cho biết tối 21/11, khi chuẩn bị làm lễ phật thì một số điện thoại lạ gọi vào máy của sư thầy. "Người phụ nữ lạ nói &'Phiền thầy mở cửa cho con vào chùa có chút việc'. Tưởng phật tử vào dâng hương nên tôi vội mở cửa thì thấy bé gái mới sinh ngọ ngậy trong chiếc giỏ, bên trong có 10 chiếc tã và không một lời nhắn nhủ", sư thầy kể lại.
Toàn thân bé gái tím tái, người còn dính nước ối. Do sinh non, bé chỉ nặng gần 2 kg. Các y tá địa phương đã đến khám sức khỏe và tắm rửa cho bé, hiện sức khỏe của bé rất yếu.
Bé gái hiện còn rất yếu. Ảnh: Văn Định.
Sau khi điện cho số máy lạ nhưng không liên lạc được, sư thầy Thích Đàm Quyết đã báo cáo chính quyền địa phương và làm thủ tục nhận nuôi bé.
Chùa Mạc Thượng hiện nuôi dưỡng 5 bé, lớn nhất năm nay mới hơn 3 tuổi, nhỏ nhất mới gần 8 tháng. "Các cháu đã có duyên với cửa chùa thì chúng tôi sẽ nuôi dưỡng các cháu ăn học đến khi trưởng thành. Nếu sau này cha mẹ muốn nhận lại con thì chúng tôi sẽ trao lại bé", sư thầy Quyết nói.
Theo VNE
Vụ thai chết lưu, siêu âm "bình thường": Bệnh viện xin lỗi sản phụ Chiều tối ngày 14.11, đại diện Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu đã đến tận nhà chị Quách Ngọc Anh Thơ (30 tuổi, ngụ ấp Tân Tiến, xã Vĩnh Mỹ A, H.Hòa Bình, Bạc Liêu) thừa nhận thiếu sót của một số bác sĩ dẫn đến việc chị Thơ mang song thai sau khi sinh non đều tử vong. Đồng thời, bệnh viện...