Từ vô sinh đến ‘phát điên’ vì áp lực sinh con trai
Áp lực sinh con trai khiến nhiều phụ nữ “ phát điên”, sức khỏe tinh thần suy sụp… Điều này không chỉ phá hủy cuộc sống của họ mà còn khiến gia đình lục đục.
Có con trai là nỗi khao khát của nhiều gia đình hiện nay (ảnh minh họa).
Từ tâm thần đến vô sinh
Chị Hà Thị Hải, đường Hàn Thuyên (TP. Nam Định) lấy chồng là “trưởng tộc”. Vì thế, vừa về làm dâu được ít ngày, mẹ chồng đã bảo: “Nếu như không sinh được con trai thì dâu nhà này coi như vô giá trị”. Bà dẫn chị đến ông lang trong xã để bốc thuốc “sinh con trai”. Chị ròng rã uống thuốc trong vòng nửa năm thì thụ thai. Ngay từ tuần thứ 6, mẹ chồng chị đã hối thúc đi siêu âm xem thai nhi là “trai hay gái”. Nghe bác sĩ phán “giống mẹ”, mặt mẹ chồng chị Hải sa sầm.
Những ngày sau đó, bà tỏ ra lạnh nhạt, bắt chị làm nhiều việc trong nhà cho dù chị mang thai mệt mỏi. Đến khi chị sinh, chồng đi công tác xa, chị cũng không được chăm sóc, phải tự giặt giũ, chăm sóc con và cơm nước cho cả nhà.
Theo dự báo, tỷ lệ giới tính khi sinh tại Việt Nam sẽ tăng lên 115 vào năm 2015 và “ổn định” cho đến giữa thế kỷ. Dự tính đến năm 2050 trở đi, sẽ có khoảng 3-4,3 triệu đàn ông không có phụ nữ để kết đôi.
Sau khi con chị được nửa năm, mẹ chồng chị lại tiếp tục cho chị uống thuốc Đông y của một ông lang khác. Còn bắt chị ăn mặn, ăn các thức ăn có lợi cho “nam tính” đến mức chị phát sợ. Chị gầy rộc, xơ xác, suốt ngày ám ảnh lo lắng. “Lúc nào tôi cũng ám ảnh về việc mang thai, đến mức mất ăn, mất ngủ, đầu lúc nào cũng kêu ong ong. Tôi sợ có thai đến mức không dám gần chồng” – chị Hải cho biết.
Câu chuyện của chị Hải không hiếm ở Nam Định. Nghiên cứu “Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh tỉnh Nam Định năm 2011″ cho thấy, có tới 43,4% người được hỏi cho biết họ bị áp lực sinh con trai. Nhiều người bị cha mẹ thúc ép, dằn vặt vì trách nhiệm có con trai nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên. Hiện tỷ lệ giới tính sau sinh của Nam Định nằm trong “top” 10 tỉnh cao nhất cả nước: 120,1/100.
Chị Lê Thị Nhung (Kinh Môn, Hải Dương) đã kiên trì cuộc đua “con trai” 10 năm nay. Có 1 cô con gái ngoan ngoãn, xinh đẹp, nhưng chị vẫn coi như “không có”. Chồng chị là giám đốc doanh nghiệp lớn, nhiều tài sản, nên chị canh cánh nỗi ám ảnh “đẻ con trai để kế nghiệp tài sản”.
Chị sợ không đẻ được con trai thì chồng chị sẽ “đi gửi” ở người khác. Nghe đồn chỗ nào có thể biến khao khát của mình thành hiện thực, chị đều tìm đến. Suốt ngày chị chẳng lo làm ăn chỉ ngồi đo nhiệt độ cơ thể, tính ngày rụng trứng, rồi “bày binh bố trận” để chồng “tác chiến”. Nhưng con thứ 2 đã 5 tuổi mà chị vẫn chưa có thai lại. Đi khám tại bệnh viện mới biết chị bị vô sinh thứ phát, rất khó có con nữa.
Video đang HOT
TS Lê Cương Văn Vệ – Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, nhiều phụ nữ áp dụng các biện pháp “giời ơi” để mong có con trai, họ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa, khiến vòi trứng bị tắc, phá thai nhiều lần cũng gia tăng viêm nhiễm, thủng dạ con hoặc dạ con rất yếu, khó có thể giữ thai…
TS Dương Quốc Trọng – Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cũng cho biết, áp lực sinh con trai khiến nhiều phụ nữ “phát điên”, sức khỏe tinh thần suy sụp… Những điều này không chỉ phá hủy cuộc sống của họ mà còn khiến gia đình lục đục, hạnh phúc tiêu tan.
Giải pháp “chân kiềng”
Tỷ số giới tính khi sinh nam/100 nữ trong 7 năm nay ở Việt Nam không ngừng tịnh tiến, năm 2011 là 111.9, năm 2012 là 112.3.
“Cần vận động thay đổi quan niệm có con trai để nhờ vả lúc già, thay đổi về quyền thừa kế tài sản, sở hữu tài sản của phụ nữ trong gia đình…” – Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói tại hội thảo do Bộ Y tế tổ chức ngày 3/11 ở Hà Nội.
Tại hội thảo quốc gia về mất cân bằng giới tính khi sinh hôm 3/11, các đại biểu đã thảo luận, nhất trí 3 phương pháp lớn nhằm chặn đứng “dòng lũ” mất cân bằng giới tính. Đặc biệt, nhiều tỉnh đã vận động cả nhà chùa và cha xứ trở thành các tuyên truyền viên dân số.
Còn về thực thi pháp luật, trong thời gian tới, nếu cơ sở y tế nào vi phạm việc chẩn đoán giới tính thai nhi, phá thai vì lựa chọn giới tính… sẽ bị phạt tiền, đóng cửa phòng khám và rút giấy phép hành nghề của bác sĩ… Biện pháp cuối cùng và “nhiều mới mẻ” là hỗ trợ gia đình sinh con gái một bề. Trẻ em gái và người già cô đơn không nơi nương tựa sẽ được hỗ trợ gia đình sinh con một bề là nữ sẽ không phải đóng học phí, trợ cấp cho trẻ em gái học khá giỏi, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí…
Theo xahoi
Chờ lời nói thật về Sông Tranh 2
Sau khi nghe chủ đầu tư "điều trần" về sự cố thủy điện Sông Tranh, Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc hội đã chỉ ra 5 vấn đề chưa được chủ đầu tư làm rõ, đe dọa an toàn tính mạng người dân.
Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc hội cũng đã nhất trí với chỉ đạo của Chính phủ: Chưa tích nước hồ chứa.
Hoàn thành chỉ tiêu trên sự sợ hãi của người dân
Như báo Lao Động đã đề cập trong bài viết "Lợi ích người dân phải cao hơn lợi ích nhóm" (ngày 21.10), mặc dù Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo không tích nước ở hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2, cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc tác động của lũ và động đất đến công trình. Thế nhưng vào mùa mưa lũ, vì công trình không thiết kế cửa xả đáy, thiết kế cửa xả tràn ở mực nước 161m, nên buộc hồ chứa vẫn phải tích nước đến cao trình xả tràn.
Ông Nguyễn Tài Sơn - Tổng Giám đốc Cty tư vấn xây dựng điện 1 - đơn vị tư vấn thiết kế công trình giải thích lý do không có cửa xả đáy: Cửa xả đáy phải đặt ở dưới sâu mà nước dưới sâu thì rất nguy hiểm cho đập vì áp lực nước nên dễ bị phá hủy. Do đó nếu có cửa xả đáy thì phải đặt trên mực nước chết, nếu đặt dưới thì bùn sẽ bồi lấp. Hơn nữa, nếu có cửa xả đáy thì dung tích của thủy điện Sông Tranh 2 chỉ còn lại 250m3 nước.
Câu trả lời của ông Nguyễn Tài Sơn đã bộc lộ "lợi ích nhóm", bởi cửa xả tràn của thủy điện Sông Tranh 2 được thiết kế ở mực nước 161m và dung tích đạt 450 triệu m3 nước, đảm bảo cho việc vận hành máy phát điện.
Người dân Bắc Trà My bức xúc vì BQL dự án thủy điện 3 vẫn cho tích nước và phát điện, đến nay BQL dự án thủy điện 3 đã hoàn thành 80% chỉ tiêu kế hoạch, kiếm hàng tỉ đồng từ việc phát điện, nhưng đền bù thiệt cho người dân thì EVN còn đắn đo.
Giải thích lý do không thiết kế cửa xả đáy của ông Nguyễn Tài Sơn không thuyết phục, bởi thủy điện Hòa Bình thiết kế 8 cửa xả đáy, chẳng lẽ công trình này không an toàn vì áp lực nước dễ phá hủy thân đập?
Trong khi động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 vẫn liên tục xảy ra, người dân Bắc Trà My sống trong sợ hãi thì BQL thủy điện 3 đã hoàn thành chỉ tiêu phát điện. Họ không lỗ, chỉ có người dân mất quá nhiều cho công trình này: Nhường đất, nhường nhà và kể cả nhà hư hỏng do động đất cũng vẫn phải chờ đợi mòm mỏi để được...hỗ trợ.
Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường Quốc hội khảo sát thủy điện Sông Tranh 2 .Ảnh: Chinhphu.vn
Chờ đợi lời nói... thật từ EVN
Chỉ đến khi báo chí lật tẩy việc sao chép tài liệu thành nghiên cứu đánh giá động đất kích thích ở Sông Tranh 2 thì ông Nguyễn Tài Sơn mới thú nhận sai sót: "Bây giờ chúng tôi thừa nhận sai sót khi kết luận hồ khi tích nước không gây động đất kích thích, cái này là do trình độ. Chưa có kinh nghiệm thì phải mượn thế giới về dùng..."
Xã hội và các nhà khoa học lo ngại về sự cố nước chảy qua thân đập, thì cả chủ đầu tư (EVN) và Hội đồng nghiệm thu nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương đều khẳng định độ an toàn của thân đập. Ông Nguyễn Tài Sơn còn mạnh"miệng" tuyên bố công trình chịu được động đất cấp 9.
Trong khi đó, các nhà khoa học (Hội Khoa học kỹ thuật Địa Vật lý Việt Nam) thực hiện đề án tư vấn phản biện lo ngại: Ngay khi đi vào tích nước, đập đã có hiện tượng thấm quá mức cho phép. Hiện nay được xử lý ở bề mặt bằng cách dán màng keo ngăn nước ở thượng lưu. Còn các lỗ hổng trong thân đập do thấm gây ra cần được đánh giá một cách nghiêm túc. Do vậy, việc lấy mẫu thân đập vừa qua ở lúc chưa tích nước để kiểm tra về cường độ là chưa đủ đảm bảo thân đập đã ổn định.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ - Môi trường Quốc hội đồng quan điểm với các nhà khoa học vì chủ đầu tư khắc phục sự cố khi ở mực nước chết (140m), nhưng việc thân đập &'thử sức" ở áp lực nước (cao trình 161m) chưa đủ khẳng định độ an toàn của thân đập sau khi khắc phục sự cố, chưa rõ khả năng chống thấm của đập. Báo cáo của Ủy ban cũng đề cập: Việc cam kết, bảo hành cũng như tuổi thọ phương án chống thấm này chưa thấy đề cập đến.
Động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 do kích thích, kiến tạo hay do có sự cộng hưởng của cả 2 cũng được Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trưởng Quốc hội đặt câu hỏi.
Cho đến nay, về độ an toàn của công trình thủy điện Sông Tranh 2 vẫn có nhiều ý kiến trái ngược giữa chủ đầu tư, bộ ngành liên quan về trách nhiệm với các nhà khoa học. Trả lời phỏng vấn của báo chí bên lề Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Nghiêm Vũ Khải đã có đánh giá đồng thuận với các nhà khoa học về công trình này: Biểu hiện ở thủy điện Sông Tranh 2 là bất thường. Sự khác thường thì khoa học phải làm rõ.
Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải nhấn mạnh đến trách nhiệm trước sinh mệnh người dân: Dù chỉ đe dọa một mạng người cũng là trách nhiệm chúng ta phải làm.
Dư luận chờ đợi lời nói thật về chất lượng công trình. Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My nói rằng: An toàn của thủy điện Sông Tranh 2 cần được đánh giá một cách căn cơ, cần thiết phải tổ chức phản biện của các nhà khoa học trên tinh thần tích cực, không thể nói an toàn theo lý thuyết, người dân họ không tin.
Theo laodong
"Khổ" như sinh con năm Rồng 3 sản phụ chung một giường bệnh bệnh viện kê thêm giường gấp tràn hành lang cho sản phụ nằm sản phụ có tiền cũng khó thuê phòng dịch vụ... là những chuyện đang diễn ra ở các bệnh viện phụ sản tại Hà Nội trong năm Thìn. Ngoài chuyện nhiều người dân thích chọn năm Rồng để sinh con khiến số sản...