Từ Việt Nam đi Thổ Nhĩ Kỳ 14 triệu đồng, khi về tổng chi phí lên tới 70 triệu
Giá vé máy bay bay từ Việt Nam đi Thổ Nhĩ Kỳ chỉ khoảng 600 USD (khoảng 14 triệu đồng), nhưng chuyến về chi phí vé, cách ly khách sạn kèm theo 2 lần xét nghiệm lên tới 70 triệu đồng, thậm chí có công ty báo 90 triệu, đường về quê quả là đắt đỏ.
Lấy mẫu cho người nhập cảnh tại sân bay – Ảnh: NAM TRẦN
Tháng 11 vừa qua, chị N. ở Lý Thường Kiệt, Hà Nội có chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ thăm con, khi đi chị mua vé máy bay từ Hà Nội nối chuyến qua Malaysia hết 600 USD, chuyến về sau 1 tuần cũng chặng bay như vậy, chi phí lên tới 70 triệu đồng.
“Tôi đã hỏi nhiều công ty du lịch, mức 70 triệu là thấp nhất, mức phí này gồm tiền vé vẫn như chuyến đi, cộng thêm tiền ăn 3 bữa và phí cách ly 7 ngày tại khách sạn ở Hà Nội, tiền xe đón từ sân bay và 2 lần xét nghiệm”, chị N. nói.
Dù đã là phí thấp nhất nhưng theo chị N., mức phí này vẫn là rất đắt đỏ bởi phòng khách sạn sử dụng cho cách ly là khách sạn loại bình thường ở Hà Nội, ngày thường giá 800.000 đồng/ngày đêm, phòng không có cửa sổ nên cả 7 ngày chị không nhìn thấy đường phố lần nào. Khách sạn không cho người nhà gửi trái cây, ngày nào chị cũng phải mua trái cây khách sạn bán “độc quyền”.
“Có nhiều người hoàn cảnh rất khó khăn, đi lao động xuất khẩu mất việc nên họ phải về, chi phí cách ly tốn kém nên họ phải chi khoảng 6 tháng lương riêng cho chuyến về và phí cách ly. Nếu đến khu cách ly tập trung thông thường thì rất nhiều bất tiện vì đông, nguy cơ lây nhiễm, hiện Hà Nội đang là mùa đông mà có nơi không có nước nóng”, chị N. than.
Gian nan đường về
Nhiều công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài cho biết do ảnh hưởng của dịch khiến con đường trở về quê hương gặp nhiều khó khăn, chi phí và thời gian tốn gấp nhiều lần so với trước.
Video đang HOT
Khảo sát một nhóm có gần 10.000 thành viên liên tục chia sẻ, thảo luận đường về nước qua ngả Campuchia rồi về Mộc Bài (Tây Ninh), nhiều thành viên cho biết họ phải chuẩn bị cả tháng trời, quá cảnh tại nhiều nước khác nhau, điểm dừng là Campuchia sau đó di chuyển về Mộc Bài (Tây Ninh), Lệ Thanh (Gia Lai), cửa khẩu Hà Tiên (Kiên Giang)…
Đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch, nhiều tháng nay ông H.N. sống tại Mỹ vẫn chưa có cơ hội về Việt Nam. Dịch càng làm mong muốn về quê hương của ông thêm mong manh.
Theo ông trước kia khi chưa có dịch, các chuyến bay của ông từ Mỹ về Việt Nam chỉ trải qua 2 chặng bay. Nhưng nay nếu muốn nhập cảnh ông phải đi 2 chặng bay mới đến Campuchia, từ đây ông về Mộc Bài (Tây Ninh) và chịu thêm thời gian cách ly.
“Phần chi phí phát sinh khi bay vào mùa dịch cũng nhiều hơn. So với trước đây giá vé khứ hồi của các chuyến bay từ Mỹ về Việt Nam có giá từ 600-1.100 USD, đến nay vé 1 chiều đã 3.200- 5.000 USD.
Các chi phí này chưa tính đến chi phí phát sinh khác như xét nghiệm, cách ly, ăn uống. Tương tự thời gian cũng tăng lên gấp đôi, trước đây tôi chỉ tốn khoảng 20 tiếng nhưng giờ có thể lên đến 40 tiếng, chưa tính thời gian cách ly sau khi nhập cảnh vào Việt Nam mặc dù đã tiêm 2 mũi vắc xin”, ông N. cho biết.
Còn với anh D.L., theo tính toán nếu muốn bay từ từ Los Angeles (Mỹ) về đến Việt Nam sẽ phải đi qua 3 chặng bao gồm: Los Angeles – Singapore, Singapore – Campuchia và Campuchia – Tây Ninh, trong khi thời điểm không chưa có dịch anh chỉ cần bay một chuyến là đã đến nơi.
Theo anh, trước dịch mức cho phí cho vé 2 chiều khi bay từ Mỹ về Việt Nam chỉ 1.200-1.300 USD, tuy nhiên hiện nay giá vé 1 chiều từ cộng thêm chi phí cách ly lên đến 3.900-4.000 USD.
Theo danh sách do Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cập nhật ngày 30-11, toàn TP.HCM có 78 khách sạn tiếp nhận cách ly tập trung có thu phí nằm ở các quận 1,3,5,7, Bình Thạnh, Tân Bình, TP Thủ Đức, Cần Giờ, Củ Chi, mức phí từ 1-4 triệu đồng/phòng/ngày.
Ở một số khách sạn được hỏi, giá này bao gồm cả tiền ăn 3 bữa/ngày, nhưng chưa bao gồm tiền vận chuyển từ sân bay về khách sạn và tiền xét nghiệm. Ngoài các loại giấy tờ xét nghiệm chứng nhận âm tính trước khi nhập cảnh, khi nhập cảnh bắt buộc phải xét nghiệm, cách ly tập trung chứ không được cách ly tại nhà riêng, dù họ có biệt thự, nhà riêng biệt.
Vì sao có quá ít khách sạn được cho phép làm nơi cách ly?
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, phó giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết thời gian tới TP Hà Nội sẽ tiếp tục có chủ trương mở rộng thêm danh sách các khách sạn đủ điều kiện cho người nhập cảnh cách ly, để người dân có nhiều lựa chọn hơn. Hiện Hà Nội có 23 khách sạn, tới đây có thể thêm 5 khách sạn nữa bổ sung vào danh sách.
Trước câu hỏi tại sao Hà Nội không để người dân được tự chọn các khách sạn nằm trong danh sách, trong khi người nước ngoài lại được chọn, ông Hiếu cho biết các khách sạn có đủ điều kiện phòng chống dịch mới được chọn làm cơ sở cách ly.
Về những phản ánh chi phí các khách sạn được UBND TP Hà Nội chấp thuận làm nơi cách ly quá cao, phó giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết các khách sạn được cho phép có tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao, chi phí cách ly sẽ song hành với chất lượng dịch vụ mà khách hàng được nhận.
“TP cũng yêu cầu các khách sạn này công khai giá và dịch vụ phải đảm bảo để tương ứng với giá cả. Đây là sự thỏa thuận giữa khách và khách sạn, vì đây là sự lựa chọn cũng như là tự nguyện chi trả chi phí của người dân”, ông Hiếu cho biết.
Tuy nhiên theo phản ánh của người nhập cảnh, so mức giá ngày thường và mức giá “cách ly” thì giá cách ly quả là “trên trời”. Vì mức giá này đã đội chi phí về nước lên gấp nhiều lần, ảnh hưởng đến cơ hội về thăm quê của nhiều người đang học tập, làm việc tại nước ngoài, nhất là dịp tết tới đây.
Tháng 8-2021, thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã có công văn giảm thời gian cách ly tập trung với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, xuống còn 7 ngày và tiếp tục theo dõi y tế trong 7 ngày tiếp theo (trừ trường hợp người nhập cảnh vào làm việc dưới 14 ngày và các trường hợp nhập cảnh cách ly theo quy định khác).
Hôm nay 7-12 Bộ Giao thông vận tải vừa đề nghị nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ từ 15-12 tới, nhưng để đảm bảo tính khả thi nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách, cần sớm có hướng dẫn dỡ bỏ quy định cách ly đối với hành khách đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước chuyến bay.
Việt Nam đã ngừng bay quốc tế thường lệ từ tháng 3-2020 trong khi có hàng trăm ngàn người có nhu cầu về nước, từ tháng 4-2020 đến tháng 9-2021 có 274.000 người nhập cảnh qua đường hàng không, trong đó có 550 chuyến bay do các hãng hàng không trong nước vận chuyển theo hình thức khách thuê trọn gói hoặc bay “giải cứu”, với hơn 140.000 công dân về nước.
Việt Nam được WIPO đánh giá là bắt kịp đà tăng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu
Thông tin từ Bộ Khoa học và công nghệ cho hay: Báo cáo của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vừa công bố đã ghi nhận Việt Nam xếp thứ 44 trên 132 quốc gia và nền kinh tế.
Với thứ hạng này, Việt Nam là một trong 4 quốc gia có thu nhập trung bình được WIPO đánh giá là đang bắt kịp đà tăng của chỉ số đổi mới sáng tạo trên thế giới.
Theo bản đánh giá vừa được công bố về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2021 của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ toàn cầu (WIPO), so với năm 2019 và 2020, chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) của Việt Nam tụt hai bậc (năm 2019 và 2020 xếp thứ 42).
Việt Nam bắt kịp đà tăng chỉ số đổi mới sáng tạo của thế giới. Ảnh minh họa - Báo Nhân dân.
Tại hội thảo Chỉ số Đổi mới sáng tạo (GII) năm 2021 và Kết quả của Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức trực tuyến vào chiều nay, các chuyên gia nhận định, nguyên nhân của việc tác động đến kết quả chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2021 là do số liệu GDP theo tính toán mới của Việt Nam (tăng khoảng 36% so với năm 2020). Trong khi đó nhiều chỉ số thành phần được tính dựa trên tổng giá trị chia GDP (có 27 chỉ số trên tổng số 81 chỉ số sử dụng GDP để tính toán; trong đó 24 chỉ số sử dụng GDP làm mẫu số).
Cũng theo các chuyên gia, năm nay Việt Nam có sự cải thiện thứ hạng đầu vào của đổi mới sáng tạo - tăng hai bậc (từ 62 lên 60) so với năm 2020, và giữ nguyên vị trí xếp hạng về đầu ra (thứ hạng 38).
Đáng chú ý, trong nhóm 34 quốc gia có thu nhập trung bình thấp được đưa vào danh sách xếp hạng GII năm 2021, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đứng đầu. Việt Nam tiếp tục duy trì xếp hạng trong nhóm 45 quốc gia dẫn đầu toàn cầu. Trong các quốc gia xếp trên Việt Nam năm 2021, không có quốc gia nào ở mức thu nhập trung bình thấp như Việt Nam, chỉ có 5 quốc gia ở mức thu nhập trung bình cao (Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Bungari và Thổ Nhĩ Kỳ), còn lại đều là các quốc gia/nền kinh tế phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao.
Báo cáo của WIPO cũng nhấn mạnh: cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Philippines, Việt Nam là một trong 4 quốc gia có thu nhập trung bình được tổ chức này đánh giá là đang bắt kịp đà tăng của chỉ số đổi mới sáng tạo trên thế giới. Theo WIPO, bên cạnh Trung Quốc, 4 nền kinh tế châu Á này đang cho thấy tiềm năng làm thay đổi bức tranh đổi mới sáng tạo toàn cầu theo hướng tốt đẹp hơn.
Các chuyên gia WIPO cũng đánh giá, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vô cùng phức tạp và có nhiều tác động khó lường đoán, ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, KHCN và ĐMST trên toàn cầu, việc Việt Nam vẫn duy trì được vị trí trong nhóm 50 quốc gia dẫn đầu là một nỗ lực rất lớn.
Theo ông Marco M. Aleman - Đặc phái viên Tổng giám đốc WIPO, Việt Nam tiếp tục là tấm gương cho các nước đang phát triển khác trong việc coi ĐMST là một ưu tiên quốc gia. Việc Chính phủ sử dụng GII như một công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động ĐMST của quốc gia là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của ĐMST đối với sự phát triển quốc gia. Các quốc gia khác đang học hỏi từ Việt Nam về cách sử dụng GII một cách có hệ thống để đánh giá những thay đổi về kết quả hoạt động ĐMST ở cấp độ cao nhất.
Tăng phòng ngừa, giảm bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Canada Canada hiện là quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) nhiều thứ 4 đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ sau Hoa Kỳ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhằm hạn chế các rủi ro cho doanh nghiệp, các biện pháp hỗ trợ ứng phó với các biện pháp này sẽ đóng vai trò quan...