Tu viện cổ Tả Phìn: Nét đẹp thâm trầm bên lề Sapa
1. Giới thiệu về tu viện cổ Tả Phìn
Tu viện cổ Tả Phìn nằm tại bản Tà Phìn, cách trung tâm Sapa khoảng 12km về phía Đông. Tu viện được xây dựng vào năm 1942, từng là nơi ở của 12 nữ tu thuộc dòng Hội thánh Kito xưa. Nơi đây thu hút du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc trong khung cảnh lãng đãng sương khói vô cùng lãng mạn.
Ảnh: @thangvp79
Khác với thị trấn Sapa tấp nập người qua lại, tu viện Cổ Tả Phìn lại có không khí yên tĩnh, hoang sơ. Bên cạnh rêu phong cổ kính, tu viện còn tạo ấn tượng ở lối kiến trúc phương Tây độc đáo. Ngoài ra, vị trí của tu viện còn gần nhiều địa điểm nổi tiếng như Cầu Mây, bản Tả Phìn, bản Cát Cát, bãi đá cổ… Vì vậy, bạn có thể kết hợp tham quan tu viện với nhiều điểm đến hấp dẫn khác của Sapa.
2. Lịch sử hình thành tu viện cổ Tả Phìn
Tu viện cổ Tả Phìn là nơi tu hành của 12 nữ tu bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản, xin ở lại Châu Á để tiếp tục truyền đạo. Đến tháng 6 năm 1942, đoàn nữ tu được quan toàn quyền Bắc Kỳ cấp khu đất bỏ hoang ở bản Tà Phìn và bố trí nghỉ ngơi trong căn nhà gỗ cũ ký. Bên cạnh đó, quan Pháp còn cấp cho họ đàn gia súc, gia cầm cùng các công cụ chăn nuôi khác.
Ảnh: Đào Kim Ngọc
Các nữ tu ở đây vừa làm việc, vừa nghiên cứu giảng dạy cho người dân cách canh tác. Dần dần, tu viện trở thành nơi cung cấp hoa quả, sữa, phô mai, sản xuất các loại mứt chính tại Sapa. Đến năm 1945, do tình hình chính trị bất ổn, đoàn nữ tu phải về Hà Nội và tu viện bỏ hoang từ đó. Đến nay, tu viện đã in hằn dấu ấn của thời gian với những mảnh tường rêu phong trơ trọi.
3. Cách di chuyển đến tu viện cổ Tả Phìn
Tu viện cổ Tả Phìn nằm khá gần thị trấn Sapa nên việc di chuyển cũng rất thuận lợi. Từ trung tâm thị trấn, bạn có thể thuê xe máy với mức giá từ 80.000VND đến 100.000VND để đến đây. Khi chọn đi bằng xe máy, bạn sẽ được tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp trùng điệp, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc trên đường di chuyển.
Video đang HOT
Ảnh: Tạ Quang Vũ
Còn nếu không rành đường, bạn có thể đi xe ôm với mức giá khoảng 150.000VND. Khi đi xe ôm, bạn sẽ được bác tài người bản địa kể về những giai thoại thú vị xoay quanh ngôi tu viện cổ kính này. Nếu đi theo nhóm đông người, bạn nên thuê xe ô tô với giá 400.000VND/ngày.
4. Khám phá kiến trúc tu viện cổ Tả Phìn
Tu viện cổ Tả Phìn được thiết kế theo lối kiến trúc thời Pháp thuộc, mang đậm dấu ấn thời gian với những bức tường rêu phong cổ kính, đầy mê hoặc. Nhìn từ xa, tu viện chẳng khác gì tòa lâu đài cổ kính bị bỏ quên lại giữa núi rừng Tây Bắc. Đến đây, bạn sẽ không khỏi bất ngờ trước vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ mà không kém phần thơ mộng, huyền bí. Toàn bộ công trình đều được xây dựng từ những trụ cột đúc đá tổ ong, liên kết bằng vữa xi măng rất kiên cố.
Ảnh: @mozzie.piglet
Các mảng tường được ghép lại với nhau một cách công phu, tỉ mỉ theo hình bán nguyệt. Kiểu ghép đá này bắt nguồn từ phong cách kiến trúc Roman cổ của Pháp. Cấu trúc tu viện là một khối hình chữ nhật, gồm 3 tầng, 1 nhà ngang có 5 gian, 1 cầu thang chính và 1 đường hầm dưới lòng đất. Nhà ngang của tu viện trước đây là nơi ở, sinh hoạt, nghỉ ngơi của các nữ tu. Nhà dọc nối liền nhà ngang sẽ là bếp và nơi cất giữ lương thực.
Ảnh: @hanh_moe
Tuy nhiên, với sự bào mòn của thời gian, phần mái của tu viện đã dần mục nát, chỉ còn trơ lại những bức tường đá cũ kỹ. Nhưng điều đó lại tạo nên vẻ đẹp “có một không hai” của tu viện cổ Tả Phìn. Nét đẹp ma mị như ẩn hiện trong từng vòm cửa, từng mảng tường đá tổ ong và từng bệ đá phủ rêu phong.
Ảnh: Nguyễn Bích Phương
Nhờ vậy, tu viện đã trở thành địa điểm “sống ảo” cực chất, được nhiều du khách yêu thích. Khung cảnh hùng vĩ của núi đồi hòa cùng vẻ hoang sơ của thư viện đã tạo nên background hoàn hảo để bạn tha hồ tạo dáng cho những bức ảnh “triệu like”. Đây còn là nơi chụp ảnh cưới tuyệt vời cho nhiều cặp đôi đến Sapa.
5. Lưu ý khi đến tu viện
Khi đến tu viện cổ Tả Phìn, bạn cần lưu lại những bí quyết sau để có một chuyến đi tuyệt vời:
Để thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của tu viện, bạn nên đến vào thời điểm đầu xuân từ tháng 12 đến tháng 3. Lúc này trời có nắng nhẹ, rất thích hợp để tham quan, khám phá và chụp hình.
Để tự tin “thả dáng” cùng công trình kiến trúc Pháp độc đáo này, bạn cần chuẩn bị những kiểu trang phục có màu sắc nhẹ nhàng hoặc trầm cho phù hợp với không khí của tu viện.
Đến tu viện vào mùa xuân, sau khi chụp hình, bạn có thể xuống chân núi để tham gia các lễ hội truyền thống của người Dao Đỏ như Tết nhảy, hát giao duyên.
Tu viện cổ Tả Phìn chinh phục du khách với không khí thâm trầm, vẻ đẹp ma mị, cổ kính mà rất đỗi bình yên. Nếu có dịp đến Sapa, đừng quên ghé tu viện để có những bức ảnh sống ảo “xịn sò” nhé.
Cố đô Huế - Dấu ấn vàng son một thời triều nhà Nguyễn
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi và thiết triều tại Phú Xuân, Huế lấy hiệu là Gia Long, từ đây vương triều nhà Nguyễn bắt đầu và tồn tại 143 năm trải qua 13 đời vua đã để lại nhiều ký ức trải cùng thăng trầm lịch sử tại cố đô, Kinh thành Huế.
Hiện nay tuy đã bị chiến tranh tàn phá khá nhiều nhưng vẫn giữ lại được kiến trúc của kinh thành xưa, thu hút nhiều du khách đến thăm quan và tìm hiểu về ngai vàng của vương triều cuối cùng tại Việt Nam.
Bước đến kinh thành Huế, du khách sẽ bắt gặp một công trình cổ kính với lối kiến trúc thời phong kiến làm tăng thêm sự hoài niệm cho một quần thể di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại năm 1993. với 3 vòng thành gồm: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành hiện nay chỉ còn một vài công trình được mở cửa cho du khách có dịp ghé tham quan và tìm hiểu về lối sống, sinh hoạt của vua chúa ngày xưa.
Thế Miếu
Trong khu vực Hoàng thành gồm 4 miếu chính thờ các vị vua chúa nhà Nguyễn gồm: Triệu Miếu thờ Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễ Kim và vợ của ông, Thái Tổ Miếu thờ chín vị Chúa Nguyễn và các bà vợ, Hưng Tổ Miếu thờ Hưng Tổ Hiếu Khương hoàng đế Nguyễn Phúc Luân và Hoàng hậu cùng cha mẹ của vua Gia Long, miếu thờ quan trọng nhất và lớn nhất là Thế Miếu, nơi thờ các vị vua nhà Nguyễn cùng các hoàng hậu. Tại Thế Miếu cũng còn nhiều công trình cũng mang giá trị và nổi bật như Cửu đỉnh và Hiển lâm Các...
Cửu Đỉnh
Đến Thế Miếu tại khu vực Hoàng Thành, du khách sẽ thấy ngay trước sân đặt 9 chiếc đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng cho đúc vào năm 1835. Hiện nay Cửu đỉnh vẫn luôn thu hút du khách bởi những bí ẩn vì sao nhà Nguyễn 13 đời vua nhưng chỉ có 9 chiếc đỉnh được đúc và ứng với chín vị vua, cũng như những hình ảnh được khắc trên Cửu đỉnh có ý nghĩa gì. Đỉnh tượng trưng cho số mệnh của thượng đế, hình dáng to lớn vững chắc, nặng nề, biểu hiện cho sự bề vững của các thời đại. Mỗi đỉnh sẽ mang một chữ tên chạm nỗi ứng với một triều vua: bắt đầu là Cao Đỉnh, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dũ và kết thúc là Huyền đỉnh, những chữ tên này tức là Thụy của mỗi vị vua sau khi băng hà như vua Thiệu Trị là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế ứng với Chương đỉnh, vua Tự Đức là Dục Tông Anh Hoàng Đế ứng với Anh Đỉnh. Về những điều bí ẩn nhắc ở phần trên thì VieTourist sẽ để du khách tận mắt chiêm ngưỡng và tận tai nghe tại điểm để tăng phần thú vị nhé!
Điện Thái Hòa
Cũng nằm tại khu vực Hoàng Thành, điện Thái Hòa được khởi công xây dựng cùng năm với Kinh thành từ năm 1805. Mang một ý nghĩa đặc biệt, khởi nguồn cho sự bắt đầu của vương triều nhà Nguyễn khi vua Gia Long đã chọn đăng ngai tại đây, và tất nhiên về sau điện Thái Hòa cũng trở thành nơi đăng ngai của tất cả các vị vua còn lại. Đương thời, điện cũng là nới thiết triều của vua cùng bá quan văn vỏ, nơi cử hành các buổi lễ đăng ngai, lễ vạn thọ (sinh nhật vua), lễ tứ tuần hoặc ngũ tuần ( mừng thọ vua), lễ Hưng quốc khánh niệm ( lễ quốc khánh)...
Tử Cấm Thành
Nhiều người vẫn lầm tưởng về tên gọi Tử Cấm Thành là khu vực thành cấm nếu vào sẽ lãnh án tử hình, nhưng thật ra chỉ đúng một phần mà thôi. Tử có nghĩa là màu tím, tía thường được nhắc đến trong câu "lầu son gác tía", cấm là không cho người ngoài tự do lai vãng để dòm ngó những bí mật bên trong phạm vi quy định vì đây là nơi riêng của vua. Đối với những ai vô cớ đi vào Tử cấm thành sẽ bị phạt 100 trượng còn với người mang theo vũ khí dù chỉ là một vật nhọn sẽ lãnh mức án cao nhất là tử hình. Có thể goi riêng đây là chốn thâm cung bí sử.
Ngoài những công trình trên Huế còn được nhắc đến như một sự trầm lặng dù là ở quá khứ hay hiện tại. Có lẽ bởi chứng kiến sự tàn phá của thời gian ở cương vị là một chứng nhân lịch sử nhưng may mắn vẫn giữ lại được giá trị cốt lõi của một kiến trúc xưa. Một lần về với Huế để cảm nhận những nốt thăng trầm theo dòng lịch sử vẫn còn được hát mãi trong tâm thức người con xứ Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Hội An nơi lưu dấu âm hưởng những ngày đã xa Hội An là một phố cổ thuộc tỉnh Quảng Nam, nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn quá khứ với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ... Trải qua bao dãi dầu lịch sử, bao biến cố và bao mất mát của chiến tranh, Hội An dù đã phảng...