Từ viêm phổi đến tử vong: Những biến chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ bạn cần biết
Biến chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vậy những biến chứng đó là gì và vì sao trẻ em lạ dễ gặp nhiều biến chứng như vậy?
Trẻ em dưới 5 tuổi là những đối tượng dễ mắc bệnh sởi và để lại nhiều triệu chứng nguy hiểm nhất nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ thường rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng. Cha mẹ có thể phòng tránh bệnh cho trẻ bằng cách tiêm vắc xin và có lối sống sinh hoạt điều độ.
Dưới đây là một số biến chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ phổ biến và những lý do tại sao trẻ em lại dễ dàng mắc biến chứng phụ huynh có thể tham khảo và lưu ý:
1. Các biến chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ
1.1. Bệnh tiêu chảy
Theo thống kê, cứ 12 trẻ bị sởi thì có 1 bé bị tiêu chảy. Đây là biến chứng phổ biến nhất khi người bệnh mắc bệnh sởi mà không được điều trị dứt điểm hoặc điều trị không đúng cách.
Tiêu chảy là một biến chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ (Ảnh: Internet)
1.2. Nhiễm trùng tai
Đây là biến chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ rất phổ biến, do vi khuẩn gây ra. Cứ khoảng 14 người bị sởi thì 1 người gặp biến chứng này, hầu hết xảy ra ở trẻ em.
Nếu tình trạng nguy hiểm và không điều trị kịp thời có thể khiến bé bị mất thị lực vĩnh viễn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
1.3. Viêm phổi là một biến chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ
Viêm phổi có thể dẫn đến tử vong đối với những bệnh nhân mắc bệnh sởi. Bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Các virus sởi gây viêm trong thanh quản hoặc các ống phế quản, đường dẫn khí và ảnh hưởng trực tiếp đến phổi.
Lúc này một số biểu hiện có thể dễ dàng thấy là: sốt cao khó thở, nghe phổi có nhiều âm ran phế quản, bạch cầu tăng. Trên phim Xquang cho thấy có nốt mờ rải rác hai phổi. Biến chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ này rất nguy hiểm và thường là nguyên nhân gây tử vong.
1.4. Viêm não
Video đang HOT
Khoảng 1000 trẻ bị sởi sẽ có 1 bé bị viêm não cấp tính, sưng não. Triệu chứng có thể bắt đầu xuất hiện khoảng 6 ngày sau khi các vết ban đỏ xuất hiện. Trẻ nhỏ có thể bị sốt, nhức đầu, cứng cổ, buồn ngủ, nôn mửa, co giật và hôn mê.
Khoảng 15% trong số những người bị viêm não do sởi sẽ bị tử vong. Ngoài ra, trog số đó sẽ bị tổn thương não liên tục trong thời gian sau.
1.5. Tử vong
Nhiều nghiên cứu đã thực hiện và chỉ ra rằng, năm 2017 trên thế giới có tới 110.000 ca tử vong do bệnh sởi. Và điều này xảy ra nhiều hơn ở trẻ em. Nguyên nhân ở trẻ em là do biến chứng viêm phổi, còn ở người lớn là viêm não.
Biến chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong (Ảnh: Internet)
Có thể nói rằng bệnh sởi thực sự nguy hiểm đối với sức khỏe của mọi người, đặc biệt là ở trẻ em. Đây là những đối tượng có sức đề kháng còn yếu, virus có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Bố mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ trước trong và sau khi nhiễm bệnh, đảm bảo bé khỏi dứt điểm bệnh, tránh những biến chứng nghiêm trọng.
2. Vì sao trẻ em là đối tượng dễ mắc biến chứng?
Bệnh sởi hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, cha mẹ có thể khắc phục các triệu chứng của bệnh bằng cách có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, vệ sinh sạch sẽ và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh sởi cũng lây lan rất nhanh, trẻ nhỏ chưa có ý thức được và chưa tự chăm sóc được bản thân sẽ dễ dàng khiến virus xâm nhập vào cơ thể, gây nên bệnh sởi. Ngoài ra, sức đề kháng của trẻ em cũng kém, chính vì những lý do đó, đây là đối tượng dễ mắc biến chứng hơn cả nếu không được điều trị kịp thời.
Cha mẹ nên chú ý quan sát tình trạng của trẻ, có những biện pháp điều trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.
Tác dụng phụ của việc tiêm vaccine phòng sởi là gì? Có ảnh hưởng như thế nào với sức khoẻ?
Tuy rằng vaccine phòng sởi khá an toàn và khả năng phản ứng với cơ thể là rất thấp. Nhưng vẫn có rất nhiều người băn khoăn về tác dụng phụ của vaccine phòng sởi và những ảnh hưởng của chúng đối với sức khoẻ.
Vaccine sởi là một loại vaccine đã được các chuyên gia y tế đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện giống như với các vaccine khác như sốt nhẹ, phát ban, sưng đau tại chỗ tiêm...
Các tác dụng phụ kể trên thường có thể tự hết trong vòng từ 1 đến 2 ngày mà không cần đến điều trị y khoa. Tuy nhiên việc nắm rõ các tác dụng phụ của vaccine phòng sởi bao gồm phản ứng thường gặp, ít gặp và hiếm gặp sẽ giúp bạn có các biện pháp dự phòng tốt hơn đối với việc chăm sóc sức khỏe.
1. Các tác dụng phụ của vaccine phòng sởi với sức khoẻ
Các phản ứng nặng và nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra sau khi tiêm phòng vaccine sởi. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và chứng minh được rằng các phản ứng không mong muốn xảy ra không phụ thuộc vào tuổi của người mắc phải.
1.1. Các phản ứng thường gặp (ADR> 1/100)
Các phản ứng phụ thường gặp nhất bao gồm:
- Sốt nhẹ hoặc vừa (từ 38,3 đến 39,4 độ C), đôi khi có thể sốt cao trên 39,4 độ C xảy ra trong tháng tiếp theo sau khi tiêm chủng.
Sốt nhẹ hoặc vừa là tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng sởi (Ảnh: Internet)
- Phát ban. Triệu chứng này thường xuất hiện từ 5 đến 12 ngày sau khi tiêm vaccine phòng sởi.
1.2. Các phản ứng ít gặp (1/100
Một số phản ứng không mong muốn ít gặp có thể xảy ra bao gồm:
- Tác dụng toàn thân như co giật xảy ra từ 5 đến 11 ngày sau khi tiêm phòng. Đa số hiện tượng co giật sau khi tiêm phòng giống như sốt cao co giật.
- Phản ứng dị ứng như nổi mày đay tại chỗ tiêm.
- Phản ứng tại chỗ như cứng, sưng to, ban đỏ, nốt phồng và phù ở chỗ tiêm.
1.3. Các phản ứng hiếm hoặc rất hiếm gặp
Tuy các phản ứng sau đây rất hiếm gặp nhưng chúng khá nguy hiểm và vẫn có khả năng xảy ra:
- Phản ứng thần kinh bao gồm: viêm não, bệnh não trong vòng 30 ngày sau khi tiêm phòng. Viêm toàn não xơ cứng bán cấp, liệt mắt, nhìn đôi xảy ra từ 3 đến 24 ngày sau khi tiêm.
Liệt mắt, nhìn đôi có thể là 1 tác dụng phụ của vaccine phòng sởi (Ảnh: Internet)
- Hội chứng viêm đa rễ thần kinh (Guilain Barre)
- Phản ứng huyết học như giảm tiểu cầu, bệnh hạch bạch huyết nhẹ.
- Các phản ứng toàn thân như ho, nhức đầu, đau họng, sổ mũi, viêm mũi, đau mắt, mệt mỏi toàn thân, ỉa chảy...
- Một vài trẻ em có tiền sử phản ứng phản vệ với ăn trứng có thể xảy ra phản ứng phản vệ như khó thở, hạ huyết áp,... đe doạ đến tính mạng.
2. Cách xử trí với tác dụng phụ của vaccine
Với các phản ứng sốt cao co giật, trẻ có thể dùng thuốc hạ nhiệt trước khi sốt nếu có nguy cơ và có thể tiếp tục dùng thuốc trong vòng 5 đến 7 ngày. Với các phản ứng phản vệ, trẻ có thể phản ứng dị ứng với trứng, neomycin hoặc gelatin thuỷ phân có trong vaccine virus sởi sống trên thị trường. Do vậy cần có sẵn adrenallin để dùng ngay khi tiêm phòng vaccine sởi xảy ra phản ứng phản vệ.
3. Chỉ định và chống chỉ định
Để tránh các tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn, vaccine sởi chỉ được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, tiêm mũi nhắc lại lần 2 với trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và mỗi mũi tiêm cách nhau ít nhát là 2 tháng.
- Phòng bệnh cho những người chưa có kháng thể sởi, chưa nhiễm bệnh sởi trước đây.
Bên cạnh đó, còn có các đối tượng chống chỉ định tiêm vaccine phòng bệnh sởi bao gồm:
- Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của vaccine.
- Người đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
- Người có suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Trừ người mắc HIV chưa tiến triển thành AIDS.
- Phụ nữ có thai không được tiêm phòng sởi.
- Bệnh nhân lao tiến triển chưa điều trị.
Cân nhắc kỹ khi sử dụng nội tạng động vật làm thức ăn Nội tạng động vật như gan, thận, tim, dạ dày... có hàm lượng calo tương tự như thịt nạc (từ 100 đến 150 calo mỗi 100g) và có cùng hàm lượng protein, hàm lượng chất béo, nhưng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt nên nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch....