Tự vấn sâu sắc về chiến tranh
Ngày 8/4, Nhật Bản công bố báo cáo về chính sách đối ngoại của Bộ Ngoại giao năm 2015 (sách Xanh Ngoại giao), trong đó cho hay, Tokyo kiên trì theo đuổi chính sách quốc gia hòa bình trong cộng đồng quốc tế dựa trên sự tự vấn sâu sắc về cuộc chiến tranh trước đây.
Và đây là lần đầu tiên trong 9 năm qua, “Sách Xanh Ngoại giao” được dịch sang tiếng Anh. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, sách Xanh đề cập đến đường lối hòa bình của Nhật Bản vì năm nay đánh dấu 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thắt chặt liên minh Mỹ – Nhật
Mặc dù trong “Sách Xanh Ngoại giao” Tokyo khẳng định củng cố quan hệ với Washington, nhưng trước đó (5/4), khoảng 1.500 người biểu tình đã tập trung ngoài khách sạn nơi Thống đốc Okinawa Takeshi Onaga và Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đang có cuộc thảo luận. Và tân Thống đốc Okinawa đã từ chối nghe theo yêu cầu của Tokyo nhằm tái phát triển và định vị lại căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực này.
Trước đó (8/1), Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, cuộc tập trận đổ bộ không quân lần đầu tiên với sự tham gia của máy bay vận tải Osprey của Mỹ tại thành phố Funabashi thuộc tỉnh Chiba, giáp Tokyo, đã bị hoãn vì vấp phải sự phản đối của người dân.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida
Tuy nhiên, ông Yoshihide Suga đã nhắc lại quan điểm của Tokyo – việc xây dựng căn cứ mới ở Okinawa là cách duy nhất để Nhật Bản làm tròn trách nhiệm đồng minh với Mỹ theo Hiệp ước An ninh Mỹ – Nhật đã ký năm 1951. Trước đó (12/3), công nhân đã nối lại việc khoan thăm dò đáy biển bên ngoài bờ biển Okinawa, nơi Tokyo có kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới cho quân đội Mỹ.
Ngày 25/3, tại buổi tiếp Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey, ở Tokyo, Thủ tướng Shinzo Abe muốn thông qua chuyến công du Mỹ sắp tới (từ 26/4) để gửi tới thế giới một thông điệp rằng, Tokyo và Washington sẽ đóng “vai trò đi đầu” trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định tại Châu Á – Thái Bình Dương. Và ông Shinzo Abe sẽ là thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản phát biểu trước Quốc hội Mỹ.
Đồng thời thông qua chuyến công du của Thủ tướng Shinzo Abe, Nhật – Mỹ tái rà soát quy trình phòng thủ chung. Bởi Washington đã đồng ý sửa đổi đường lối ngoại giao và quốc phòng giữa 2 nước. Trước đó (12/2), Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khi phát biểu trước Quốc hội đã nhấn mạnh, việc sửa đổi đường lối chỉ đạo hợp tác Nhật – Mỹ sẽ làm gia tăng khả năng phòng vệ giữa 2 nước.
Video đang HOT
Ngày 3/4, cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda cho rằng, lãnh đạo của 1 quốc gia không nên để dư luận chi phối, nhưng nhà lãnh đạo đó cũng không nên khuấy động dư luận. Tuyên bố của ông Yasuo Fukuda xuất hiện sau khi Ngoại trưởng Nhật – Trung – Hàn nhất trí tìm ra hướng sớm tổ chức cuộc gặp cấp cao 3 bên, bất chấp những khó khăn xuất phát từ nhận thức lịch sử và tranh chấp lãnh thổ giữa 3 nước này.
Theo ông David Shear, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách vấn đề an ninh Châu Á – Thái Bình Dương, mối quan hệ Mỹ – Nhật – Hàn trong chia sẻ thông tin nên được tiếp tục, đồng thời thừa nhận, cần phải “tiếp cận thực tế và kiên nhẫn, tránh nhạy cảm”. Bởi người dân Hàn Quốc từng phản đối (2012) Thỏa thuận an ninh chung về thông tin quân sự (GSOMIA).
Nhật – Hàn vẫn bất đồng về Dokdo/Takeshima
Ngày 6/4, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã phản đối việc Nhật Bản tăng cường tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp Dokdo/Takeshima, bằng cách đưa quần đảo này vào sách giáo khoa như là một phần lãnh thổ của Nhật Bản; đồng thời kêu gọi Tokyo chân thành nỗ lực cải thiện quan hệ, nhất là khi 2 nước đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm bình thường hóa quan hệ song phương.
Quần đảo Dokdo/Takeshima gồm 2 đảo lớn và nhiều bãi đá nhỏ, với tổng diện tích khoảng 230.000m2, đang là trở ngại khiến Nhật – Hàn không thể “cơm dẻo canh ngọt”. Cựu quan chức tình báo Kent Harrington từng cho rằng, căng thẳng Hàn – Nhật đang cản trở hợp tác chắc chắn để Washington duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài tại Châu Á – Thái Bình Dương, nhất là khi Tổng thống Barack Obama công bố chiến lược xoay trục cách đây 5 năm.
Theo Hãng NHK, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se đã đồng ý tổ chức cuộc họp giữa quan chức ngoại giao và quốc phòng cấp cao của 2 nước tại Seoul trong ngày 14/4 để tiến hành cuộc đối thoại an ninh đầu tiên giữa Nhật Bản và Hàn Quốc trong hơn 5 năm qua. Vụ trưởng Vụ châu Á – châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản Junichi Ihara và Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Sang-deok nhiều khả năng sẽ tham gia cuộc đối thoại này.
Theo Hãng Yonhap, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi 2 nhà lãnh đạo đến Singapore tham dự lễ tang cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Đây là cuộc gặp đầu tiên kể từ khi 2 nhà lãnh đạo Hàn – Nhật có cuộc tiếp xúc ngắn bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brisbane, Australia hồi tháng 11/2014.
Theo Hãng Kyodo, các lãnh đạo chính trị và kinh tế kỳ cựu của Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ thành lập một nhóm tham vấn phi chính phủ nhằm cải thiện quan hệ căng thẳng giữa 2 nước. Và ngày 22/3, phái đoàn Hàn Quốc do cựu Thủ tướng Lee Hong-koo dẫn đầu thăm Tokyo và họp với cựu Thủ tướng Yoshiro Mori.
Theo Tuấn Quỳnh
PetroTimes
Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản: 'Tự vấn sâu sắc', theo đuổi hòa bình
"Nhật Bản đã kiên trí theo đuổi chính sách quốc gia hòa bình trong cộng đồng quốc tế dựa trên sự tự vấn sâu sắc về cuộc chiến tranh trước đây", Japan Times ngày 7.4 trích trong phần mở đầu Sách Xanh Ngoại giao của Nhật Bản năm 2015.
Nhật Bản khẳng định theo đuổi chính sách một quốc gia hòa bình - Ảnh: Reuters
Nhật Bản hôm nay vừa công bố báo cáo về chính sách đối ngoại của Bộ Ngoại giao năm 2015, báo cáo này còn được gọi là Sách Xanh Ngoại giao.
Mở đầu chương thứ nhất của Sách Xanh, Nhật Bản khẳng định kiên trì theo đuổi chính sách "một quốc gia hòa bình" trong cộng đồng quốc tế dựa trên sự tự vấn sâu sắc về cuộc chiến tranh trước đây, theo Japan Times.
Theo quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản, lần đầu tiên trong vòng 9 năm qua, Sách Xanh Ngoại giao sẽ được dịch sang tiếng Anh - một nỗ lực để truyền tải thông tin nhiều hơn về Nhật Bản ra bên ngoài.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết chương 1 của Sách Xanh đề cập đến đường lối hòa bình của Nhật Bản vì năm nay đánh dấu 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2. Trong chương 1, cụm từ "tự vấn sâu sắc" cũng được đưa ra thể hiện quan điểm của Nhật Bản về quá khứ.
Việc Nhật Bản khẳng định "tự vấn sâu sắc" được xem là cách nhìn nhận mới trong bối cảnh Hàn Quốc và Trung Quốc liên tục thúc ép Nhật Bản phải có cái nhìn đúng đắn về lịch sử.
Sách Xanh Ngoại giao nêu rõ: "Nhật Bản sẽ đóng góp tích cực hơn bao giờ hết vào một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng bằng việc hợp tác với các nước dựa trên lập trường "đóng góp tiên phong cho sự hòa bình", trên nguyên tắc hợp tác quốc tế".
Theo báo cáo ngoại giao này, chính sách đối ngoại Nhật Bản bao gồm: tăng cường liên minh Nhật - Mỹ, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước láng giềng và gia tăng ngoại giao kinh tế giúp phục hồi kinh tế quốc gia, theo Japan Times.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida - Ảnh: Reuters
Về quan hệ với Hàn Quốc, Tokyo coi Seoul là "quốc gia láng giềng quan trọng nhất", đồng thời nhấn mạnh quan hệ tốt đẹp với Seoul có tính quyết định đối với hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Báo cáo năm 2015 đã bỏ đi đoạn "chia sẻ các giá trị cơ bản như tự do, dân chủ và quyền cơ bản của con người" khi đề cập đến quan hệ với Hàn Quốc.
Liên quan đến sự thay đổi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản cho biết đó là sự thay đổi định kỳ và cũng phù hợp với bài phát biểu về chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe hồi tháng 2.
Sách Xanh nhấn mạnh quan hệ đồng minh giữa Nhật Bản và Mỹ. Báo cáo nêu rõ, Tokyo sẽ làm giàu thêm quan hệ song phương với Washington trên mọi mặt trận, bao gồm việc sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ và di dời căn cứ quân sự Futenma của Mỹ tại tỉnh Okinawa.
Trong quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản coi đó là mối quan hệ "quan trọng nhất", đồng thời đảm bảo sẽ xúc tiến đối thoại ở nhiều cấp và trên nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng nhận định rằng chủ nghĩa cực đoan như tổ chức cưcụ đoan Nhà nước Hồi giáo là mối đe dọa đối với toàn cầu, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề này, theo Japan Times.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Báo Nga: "Quyền lực lịch sự" - học thuyết chính trị đối ngoại mới của Moscow Hôi năm ngoai, trong nền chính trị thế giới đa xảy ra nhưng sự kiện làm thay đổi toàn bộ cấu hình của cac mối quan hệ quốc tế. Nêu noi vê các hướng chính trong chính sách đối ngoại của Nga, thi đo la sự tăng cường của BRICS, biên nhom G-20 thanh G-30 băng cach mơi các nước lớn nhất không...