Tư vấn điều trị từ xa cứu sống bệnh nhi sinh non
Một trẻ sơ sinh chào đời trên chuyến xe taxi từ Yên Châu tới Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu, Sơn La khi ở tuổi thai 28 tuần, nặng 1,1 kg.
Trẻ nhanh chóng được ê kíp nhân viên y tế khoa Sản-sơ sinh hỗ trợ đưa tới Bệnh viện. Lúc này, sức khỏe của trẻ rất yếu, cơ hội sống chỉ còn 40% nếu trẻ không kèm bất kỳ bệnh lý bẩm sinh nào.
Bệnh nhi sinh non tháng 28 tuần trên xe taxi đang được áp dụng biện pháp “ấp mẹ”. Ảnh:VGP/Thanh Tuyền
BSCKI Phạm Hồng Tươi, khoa Đơn nguyên sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu, người trực tiếp thăm khám và điều trị cho bệnh nhi cho biết, trẻ sinh non tháng khi mới được 28 tuần tuổi, đẻ rơi trên xe taxi trong tình trạng suy hô hấp sau sinh, tím quanh môi, phổi thông khí kém, rút lõm lồng ngực, phản xạ sơ sinh yếu.
Xác định đây là ca bệnh khó và phức tạp, sau khi xử trí bước đầu cho trẻ, Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu đã ngay lập tức xin hội chẩn từ xa với các chuyên gia của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thông qua hệ thống y tế từ xa Telehealth.
Tại buổi hội chẩn, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý, Trưởng Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội đánh giá các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu đã làm rất tốt quy trình cấp cứu ban đầu cũng như điều trị cho bệnh nhi. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý, nếu cách đây khoảng 5-6 năm, những trường hợp bệnh nhi này ở tuyến dưới là không cứu được.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý đã hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu tiếp tục thực hiện các phác đồ điều trị tiếp theo cho bệnh nhân. GS.TS Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện đào tạo Y học dự phòng và y tế công cộng, chuyên gia về dinh dưỡng cũng đã hướng dẫn, góp ý trong cách cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhi…
Tiếp thu và thực hiện theo các hướng dẫn từ các thầy cô của Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các y bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu đã chiến thắng, giành lại sự sống cho bệnh nhi.
BSCKI Phạm Hồng Tươi cũng cho biết, “chiến binh nhí” đã tự thở hoàn toàn, được các bác sĩ cho ấp mẹ, trẻ được cho tập ăn bằng đường miệng, tăng cân tốt. Đến thời điểm này, có thể khẳng định ca bệnh đã thành công hoàn toàn.
“Với các bác sĩ ở bệnh viện tuyến dưới, việc tiếp cận các ca bệnh khó không nhiều nên kinh nghiệm ít, đặc biệt là những ca bệnh như trường hợp này, trẻ mới 28 tuần tuổi. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chúng tôi mới có thể được gọi là cấp cứu thành công. Đây là nỗ lực của cả quá trình và cũng là nỗ lực của tập thể y bác sĩ của bệnh viện”, BSCKI Phạm Hồng Tươi chia sẻ.
“Từ khi có hội chẩn trực tuyến, chúng tôi đã tự tin hơn rất nhiều, nhiều bệnh nhân được cứu sống ngay tại địa phương, trình độ của các bác sĩ được nâng cao. Hội chẩn trực tuyến có rất có ý nghĩa đối với bệnh viện tuyến huyện xa xôi như chúng tôi”, BSCKI Phạm Hồng Tươi nói.
Chồng để vợ bầu buồn khóc, con ra đời gánh hậu quả nghiêm trọng
Mẹ bầu thường xuyên buồn, khóc trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Trong thời gian mang thai, do thay đổi nội tiết tố cộng với sự lo lắng cho đứa con trong bụng nên bà bầu thường nhạy cảm, hay suy nghĩ, dễ xúc động và dễ khóc. Lúc này, những anh chồng nhất định phải quan tâm, chú ý đến cảm xúc của vợ bầu và động viên kịp thời để vợ luôn vui vẻ, thoải mái. Bởi vì việc mẹ bầu có tâm trạng không tốt, thường xuyên buồn và khóc sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
Nguy cơ bị dị tật
Theo quan sát lâm sàng, trong tháng thứ 2 của thai kỳ, vòm miệng và hàm trên của thai sẽ bắt đầu được hình thành. Trong giai đoạn này, việc mẹ khóc, lo lắng quá mức hay gia tăng cảm xúc đột ngột có thể gây ra biến chứng sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ.
Mẹ bầu hay tủi thân, khóc lóc có nguy cơ sinh con dị tật cao hơn.
Thai yếu và nhẹ cân hơn
Trong những tháng cuối mà mẹ thường xuyên khóc hay tâm trạng bất ổn, trầm cảm, sợ hãi,... máu sẽ lưu thông kém, không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến thai. Nghiên cứu cho thấy trong trường hợp này, các bé sinh ra thường nhẹ hơn 0,5-1kg so với tiêu chuẩn. Ngoài ra, bé cũng có thể bị kém thông minh, chậm phát triển.
Dễ dẫn đến sinh non
Khoa học đã chứng minh trong thời kỳ mang bầu, mẹ gặp phải cú sốc tâm lý, đau khổ, khóc nhiều dễ dẫn đến hiện tượng ra máu, sinh non và bong nhau non. Ngoài ra, chứng trầm cảm khi mang bầu tiềm ẩn nhiều nguy cơ rất đáng sợ. Nhiều phụ nữ do tinh thần căng thẳng, cơ thể thay đổi khiến tâm lý bất ổn nên đã "nghĩ quẩn" và đi đến quyết định phá thai.
Mẹ mang tâm lý chán nản, khó chịu cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của thai nhi.
Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính cách của bé sau khi sinh
Tâm trạng của mẹ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến bé khi còn trong bụng mà ngay cả khi ra đời, bé cũng gặp phải nhiều vấn đề. Trước tiên, bé có thể hay quấy khóc, ngủ kém, rối loạn tiêu hóa và khó thích ứng với sự thay đổi môi trường. Về tính cách, bé sẽ hình thành tính nhút nhát, khép kín, không thích giao tiếp với mọi người.
Vì những lý do trên, để con chào đời thông minh, khỏe mạnh, mẹ bầu cần cố gắng kiểm soát cảm xúc, chia sẻ những khó khăn với người thân để được giúp đỡ. Đồng thời, chồng là người luôn bên cạnh, "đầu gối tay ấp" mỗi ngày hãy luôn quan tâm đến cảm xúc của vợ, tránh để vợ phải một mình, tủi thân và khóc lóc.
Muốn con chào đời khỏe mạnh, bố phải luôn yêu thương, quan tâm đến mẹ bầu.
Đẻ con trai, người mẹ chịu đau đớn hơn sinh con gái, bác sĩ sản tiết lộ lý do! Giới tính của trẻ còn có những mối liên quan trực tiếp đến các biến chứng thai kỳ. Trong quan niệm của hầu hết mọi người, tác động của việc sinh con dù là trai hay gái đối với phụ nữ là cố định nhưng trên thực tế, ảnh hưởng về giới tính đứa trẻ với sự đau đớn người mẹ phải chịu...