Tử uy, thuốc quý của chị em
Trong y học cổ truyền, hoa tử uy là bộ phận dùng chủ yếu, được thu hái vào mùa hè thu, khi hoa mới nở, ngọt, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng ích khí, lương huyết, làm tan máu tụ, điều hòa kinh nguyệt.
Trong y học cổ truyền, hoa tử uy là bộ phận dùng chủ yếu, được thu hái vào mùa hè thu, khi hoa mới nở, ngọt, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng ích khí, lương huyết, làm tan máu tụ, điều hòa kinh nguyệt, chủ trị các bệnh của phụ nữ. Liều dùng hằng ngày là 5-10g dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm hoặc thuốc bột.
Tử uy còn có tác dụng ích khí, tan máu tụ. Ảnh: Internet.
Có thể dùng tử uy với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
Video đang HOT
Chữa kinh nguyệt không đều: hoa tử uy 40g, nga truật 20g, đương quy 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 – 8g.
Hoặc hoa tử uy 9g, hoa hồng 9g, ích mẫu 15g, rễ đan sâm 15g, hồng hoa 6g. Tất cả sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa tắc kinh, vô kinh: hoa tử uy 5g, đương quy 10g, xuyên khung 5g, bạch thược 5g, hồng hoa 5g, thục địa 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày, dùng 7 – 10 ngày.
Hoặc hoa tử uy, rễ gió, rễ mỏ quạ, rễ ý dĩ, rễ vú bò, rễ cây cói, tiểu hồi, mỗi vị 8g; hồng hoa 6g; quế tâm 4g. Sắc uống ngày một thang.
Gần đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã chế một loại thuốc chống thụ thai với thành phần gồm hoa tử uy, xuyên khung, ngưu tất, thương truật mỗi vị 15g; đương quy 30g; bạch thược, phục linh, trạch tả, cam thảo, hàn thủy thạch, hùng hoàng, mỗi vị 10g; chu sa 5g; khinh phấn 3g; binh lang 2g và xạ hương 0,3g. Sắc uống làm 2-3 lần trong ngày.
Theo DS. Đỗ Huy Bích ( Sức khỏe & Đời sống)
Những vị thuốc quý từ gia vị
Các loại củ gia vị không những là nguyên liệu tạo thêm sự thơm ngon, hấp dẫn cho các món ăn, mà chúng còn là những vị thuốc quý cho sức khỏe con người.
Theo Ths. Bs. Doãn Tường Vi, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cho biết, nhiều loại củ như: hành, tỏi, gừng, nghệ... đều là những loại gia vị không thể thiếu để đem hương vị thơm ngon cho các món ăn, ngoài ra người ta còn dùng nó như những bài thuốc dân gian để phòng và chữa bệnh rất tốt.
Ví dụ với hành, người ta có thể cho thêm vào bát cháo để chống và giải cảm lạnh, đặc biệt trong mùa rét. Còn với tỏi cũng bổ ích trong việc chữa bệnh vì nó có chứa chất kháng khuẩn giúp ta kháng khuẩn, tăng miễn dịch. Gừng cũng vậy, trong Đông Y mang tính hàn, nó có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống đầy bụng, trướng hơi. Với nghệ có tác dụng rất tốt trong việc giúp liền sẹo, kháng khuẩn...
Hành, tỏi vừa là gia vị vừa là thuốc quý (Ảnh: Internet)
Khi lựa chọn những loại củ tươi như gừng, sả, giềng... nên chọn những củ tươi, không bị bầm dập là được. Còn đối với hành, tỏi không thì nên chọn những củ khô, không mọc mầm, khi bóp tay vào nó căng chứ không bị mềm.
Để bảo quản gừng, giềng, sả... có thể cho vào tủ lạnh. Còn với những loại củ khô như hành, tỏi chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp để tránh bị mọc mầm.
Hiện nay, để tiện dụng trong việc chế biến và bảo quản, nhiều bà nội trợ đã sử dụng những loại bột khô được chế biến sẵn từ các loại củ như: bột nghệ, bột gừng... Với những loại bột này vẫn có thể đảm bảo hương vị của món ăn, tuy nhiên để có màu sắc tươi đậm hơn thì cần dùng màu từ những loại củ tươi. Và khi lựa chọn, các bà nội trợ cũng cần lưu ý đến nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của những loại bột này để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Theo Thuỳ Minh (VnMedia)
Những vị thuốc quý từ củ gia vị Các loại củ gia vị không những là nguyên liệu tạo thêm sự thơm ngon, hấp dẫn cho các món ăn, mà chúng còn là những vị thuốc quý cho sức khỏe con người. Theo Ths. Bs. Doãn Tường Vi, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cho biết, nhiều loại củ như: hành, tỏi, gừng, nghệ... đều là những loại gia vị...