Từ tuyến đường Lê Văn Lương – Tố Hữu đến các bất cập trong quy hoạch đô thị?
Những người dân thấm thía từ lâu với sự khổ sở, quá tải trên đường Lê Văn Lương – Tố Hữu, tuyến đường vốn dĩ được coi là huyết mạch phía Tây Nam của Thủ đô.
Tuy nhiên có hay không sai phạm trong quy hoạch tuyến đường này bây giờ mới được các cơ quan quản lý đưa ra kết luận và trở thành vấn đề tranh cãi.
Theo đó, mấy ngày qua, Kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ rõ có hàng chục dự án, công trình nâng tầng, tăng mật độ xây dựng, biến đổi chức năng. Sau đó buông lỏng cấp phép và quản lý xây dựng trong thời gian dài.
Cụ thể, Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra hàng loạt vi phạm, sai sót tồn tại trong quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, quản lý xây dựng theo quy hoạch tại một số dự án dọc tuyến đường Lê Văn Lương – Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính.
Tại 31 dự án, công trình, chủ đầu tư thi công sai quy hoạch được duyệt, sai tổng mặt bằng, phương án thiết kế được chấp thuận, không có giấy phép xây dựng, sai giấy phép xây dựng, sai thiết kế được phê duyệt. Việc thực hiện quy hoạch đầu tư, xây dựng dự án không đảm bảo đồng bộ về hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công cộng, không đúng tiến độ, vi phạm Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 dẫn đến không đảm bảo về môi trường, kiến trúc cảnh quan và đời sống cư dân đô thị.
Các dự án được lập, chấp thuận tổng mặt bằng phương án kiến trúc tỷ lệ 1:500 rồi điều chỉnh nhiều lần, có dự án điều chỉnh tới 5 lần điều chỉnh nhưng không được công bố công khai minh bạch, dẫn đến tổ chức cá nhân, có trách nhiệm trong quản lý đô thị không biết để quản lý, giám sát thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003, Luật Xây dựng 2014, Luật Quy hoạch đô thị 2009.
Bên cạnh đó, quy hoạch chi tiết 2 bên đường Lê Văn Lương phê duyệt năm 2016 có một số chỉ tiêu quy hoạch không đúng với quy chuẩn, không thuyết minh, tính toán như: Không đảm bảo nội dung về bố trí vườn hoa, sân chơi trong các nhóm nhà, bán kính phục vụ không lớn hơn 300m, không bố trí trạm y tế, sân tập luyện, chợ, trường THPT, trường THCS, trường tiểu học, đất công trình giáo dục không đạt 2,7m2/người, diện tích trường mầm non thiếu trên 12.000m2, diện tích đất cây xanh công cộng đơn vị thiếu gần 35.000 m2…
Video đang HOT
Về kết luận thanh tra về sai phạm trong quy hoạch tuyến đường Lê Văn Lương – Tố Hữu, đại diện Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội đã có một số phản biện (Ảnh: TTXVN)
Liên quan tới thông tin Kết luận thanh tra về sai phạm trong quy hoạch tuyến đường Lê Văn Lương – Tố Hữu, chất tải cao tầng gây sức ép quá tải lên hạ tầng giao thông, trong buổi họp báo mới đây của UBND TP Hà Nội, đại diện Sở Quy hoạch kiến trúc đã có một số phản biện lại Kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng.
Trong kết luận thanh tra chỉ ra: UBND TP Hà Nội và Sở Quy hoạch Kiến trúc đã có nhiều lần điều chỉnh quy hoạch mà không thuộc trường hợp được điều chỉnh đối với nhiều dự án trên trục Lê Văn Lương. Các đồ án quy hoạch phân khu cập nhật không đúng quy hoạch chi tiết. Đại diện Sở này phản biện cần xem xét lại bối cảnh năm 2008 hợp nhất Hà Nội – Hà Tây đã thay đổi địa giới hành chính, thay đổi nhiều định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Nên UBND TP đã chỉ đạo rà soát quy hoạch khu vực, nghiên cứu đề xuất phương án định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên trục đường xuyên tâm của Thủ đô này.
“Qua các thời kỳ từ 2002 tới nay thì trục Lê Văn Lương luôn được xác định là xây dựng cao tầng. Và để chỉnh trang 1.000 năm Thăng Long thì Bộ Xây dựng cũng đã thống nhất cái việc mà điều chỉnh theo hướng nâng tầng cao các công trình tại đây. Cái nội dung định hướng cao tầng này thì cũng đã được cập nhật vào quy hoạch 1259 mà được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vẫn đảm bảo yêu cầu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Kết luận là gây quá tải cái này chúng tôi nghĩ cũng chưa hoàn toàn thoả đáng”, ông Phạm Quốc Tuyến – Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết.
Đại diện Sở này cũng khẳng định việc định hướng cao tầng cũng đã được cập nhật vào quy hoạch chung xây dựng thủ đô được Thủ tướng phê duyệt năm 2011. Đến năm 2015, quy hoạch phân khu đô thị được duyệt cho phép xây dựng nhà ở chức năng hỗn hợp với tầng cao 30, 35 và cao nhất là 45 tầng dọc tuyến này.
Thế nhưng, giới kiến trúc sư và những người có trách nhiệm thời đó lại có cái nhìn ngược lại.
“Cái cơ chế lúc đấy rất khó khăn trong việc thảo luận, rất khó khăn về mặt thông tin. Bưng bít rồi thì giấu, rồi thì chỉ một nhóm người có thể quyết định được. Trong khi họp ý thì đưa ra những phương án rất hay, thế nhưng mấy ngày hôm sau thì vài người có thể quyết định khác đi, ngược lại với cái lời cam kết với tập thể. Thì đấy là cái cơ chế cơ chế giám sát xã hội, cái bộ máy yếu kém, mà lúc đó chúng ta biết rằng là nhiều kiến trúc sư lên tiếng bảo vệ lẽ phải bảo vệ lợi ích xã hội cũng rất khó khăn, cũng nhiều cái đe doạ”, Kiến trúc sư Trần Huy Ánh – Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho biết.
Có hay không tiêu cực và lợi ích nhóm trong điều chỉnh quy hoạch tuyến đường? Đây sẽ là việc dành cho các cơ quan chức năng cùng xem xét, thanh kiểm tra.
Quy trình thông thường khi xin cấp phép xây dựng với các chung cư cao tầng sẽ bắt buộc phải qua những bước nào, qua các cấp nào? Muốn điều chỉnh quy hoạch cần dựa trên điều kiện gì? Mức độ điều chỉnh thế nào thì địa phương được phép phê duyệt? Ở mức độ nào thì phải trình xin ý kiến cấp Bộ? Làm sao để hạn chế việc lồng cả lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân trong xây dựng, điều chỉnh quy hoạch?
Hàng loạt khu đất quốc phòng sử dụng không phù hợp quy hoạch
Qua rà soát, TP Nha Trang (Khánh Hòa) có 8 khu đất quốc phòng sử dụng không phù hợp quy hoạch sử dụng đất nằm trên những tuyến đường trung tâm, có vị trí đắc địa ở phố biển hiện nay.
Thực hiện thông báo kết luận UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND TP Nha Trang đã rà soát các địa điểm quân sự và có văn bản gửi Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Khánh Hòa để góp ý kiến về phương án xử lý dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết trên đất quốc phòng.
Theo đó, căn cứ Quyết định số 1833 năm 2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất năm đầu của thành phố Nha Trang, UBND TP Nha Trang xác định có 8 địa điểm quân sự.
Tổ hợp khách sạn 4 sao Galina Hotel & Spa nằm mặt tiền đường Hùng Vương của Nha Trang
Trong đó, các thửa đất thuộc quy hoạch đất quốc phòng, gồm: Trung tâm mua bán, bảo hành ô tô Ford Nha Trang (diện tích 7.978m2, số 51 Lê Hồng Phong); Văn phòng làm việc Ngân hàng Quân đội (diện tích 4.756m2, số 9 Lê Thánh Tôn); Khu khám chữa bệnh (số 34/2, 2/4 đường Nguyễn Thiện Thuật); Khu tổ hợp nhà hàng, cà phê (hẻm 75B); Nhà khách (hẻm 63/12, cùng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai); Khách sạn Bạch Kim - Đoàn An Dưỡng 26 (diện tích 16.108m2, số 86A Trần Phú); Tổ hợp khách sạn 4 sao Galina Hotel & Spa (diện tích 2.953m2, số 5 Hùng Vương); Khách sạn Citadines Nha Trang tại 62 Trần Phú, phường Lộc Thọ với diện tích 4.567,1m2.
Khách sạn Citadines Nha Trang nằm mặt tiền đường biển Trần Phú trước đây là đất quốc phòng được UBND TP Nha Trang rà soát trong đợt này
Theo UBND TP Nha Trang, các khu vực đất nêu trên là không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất mục đích quốc phòng theo nguyên tắc sử dụng đất quy định tại khoản 1 điều 61 Luật Đất đai năm 2013.
Đối với các thủ tục hợp đồng liên doanh, liên kết trên đất quốc phòng với các khu vực nêu trên, UBND TP Nha Trang không có ý kiến góp ý.
Bên cạnh đó, UBND TP Nha Trang cho biết qua rà soát tại các khu vực nêu trên, chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt.
Vì sao nợ thuế ở TP Hồ Chí Minh tăng vọt hơn 40%? Khoản nợ tiền sử dụng đất của 2 doanh nghiệp trúng thầu đất Thủ Thiêm là một những lý do chính khiến số tiền thuế nợ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh gia tăng mạnh trong nửa đầu năm nay. Theo thông tin từ Cục Thuế TP Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 5/2022, tổng số tiền nợ thuế trên địa...