Từ tuổi thơ cơ cực đến tỷ phú ‘chúa chổm’ nổi danh
Hui Ka Yan, ông trùm vay nợ giàu nhất Trung Quốc, tỷ phú bất động sản giàu nhất thế giới có tài sản ròng trị giá 35 tỷ đô la, là người giàu thứ 26 trong danh sách tỷ phú của Bloomberg.
Tập đoàn China Evergrande không chỉ vay nợ nhiều nhất Trung Quốc mà còn có tỷ lệ sử dụng đòn bẩy cao nhất trong danh sách những tập đoàn của các tỷ phú hàng đầu thế giới.
Tỷ phú Hui là biểu tượng của xu hướng kinh doanh toàn cầu gần đây. Nợ doanh nghiệp trên toàn thế giới đã tăng 26% trong thập kỷ qua lên đến 132 nghìn tỷ đô la. Các công ty tận dụng lãi suất thấp trong lịch sử để đẩy mạnh sự tăng trưởng. Giống như tập đoàn Evergrande, nhiều người đã sử dụng tiền đi vay để mua lại cổ phiếu và tăng cổ tức.
Tỷ phú Hui có tuổi thơ cơ cực sống cùng bà ngoại, mồ côi mẹ khi chỉ 1 tuổi, cha là cựu chiến binh. Ông từng làm việc tại Công ty Gang thép Vũ Dương, tuy nhiên đã nghỉ việc sau đó để đến với bất động sản. Tỷ phú Hui thành lập công ty Evergrande năm 1996, nhờ có việc kinh doanh thuận lợi, Evergrande nhanh chóng trở thành công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc về doanh thu.
Người đàn ông 60 tuổi này đã đầu tư 1 tỷ đô la vào một số trái phiếu của công ty vào tháng 10 năm ngoái ước tính đạt 16% cho khoản đầu tư của mình khi thị trường phục hồi.
Cổ phiếu tăng là nguồn thu chính của tỷ phú Hui. Cổ phiếu của Evergrande đã tăng hơn 200% trong hai năm qua khi công ty mua lại hàng triệu cổ phiếu và chia cổ tức 2,2 tỷ đô la vào cuối năm 2018. Lợi nhuận cốt lõi của Evergrande, được điều chỉnh để đánh giá lại tài sản, biến động ngoại hối và giá trị hợp lý của tài sản tài chính, đã tăng nhanh hơn 93% so với ước tính trong năm 2018.
Các cam kết tín dụng của Evergrande bằng khối đất đai khổng lồ giúp Evergrande vay được khoản vay khổng lồ. Nhà cho vay cũng được hưởng lợi khi thị trường trong nước ở và nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, “núi nợ” của công ty vẫn là một rủi ro đáng kể.
Theo báo cáo của Bloomberg, các khoản nợ ròng của Evergrande đã tăng gấp bốn lần trong năm năm qua lên khoảng 78 tỷ đô la. Trong khi tỷ lệ đòn bẩy tài chính của cao hơn gấp đôi so với mức trung bình của ngành.
Video đang HOT
Paul Lukaszewski, người đứng đầu bộ phận nợ doanh nghiệp châu Á và nghiên cứu tín dụng thị trường mới nổi tại Aberdeen Standard Investments, cho biết, thị trường đang bắt đầu đặt câu hỏi. Những người hoài nghi về Evergrande cho rằng, ông Hui đang đốt quá nhiều tiền mặt khi mở rộng rất nhiều doanh nghiệp mới từ bệnh viện đến trí thông minh nhân tạo và cả bóng đá trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, ông cũng tuyên bố sẽ đưa công ty trở thành nhà sản xuất ô tô điện lớn nhất thế giới.
Luther Chai, một nhà phân tích tại CreditSights Singapore LLC, nhận định, việc đa dạng hóa các doanh nghiệp mới như xe điện có tỷ lệ rủi ro cao. Những khoản đầu tư này đòi hỏi một lượng vốn trả trước khổng lồ và sẽ mất thời gian dài để có lãi, nếu họ thành công.
K.Hồng
Theo vietnamnet.vn
ĐHĐCĐ LienVietPostBank (LVB): Năm 2018 là nền tảng cho năm 2019 phát triển vững chắc
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) diễn ra chiều 24/4 đã thông qua phương án chia cổ tức và cổ phiếu thưởng năm 2018 là 10%
ĐHĐCĐ 2019 của LienVietPostBank diễn ra chiều nay, ngày 24/4
Báo cáo tại Đại hội, ông Phạm Doãn Sơn, Tổng giám đốc LienVietPostBank cho biết, tính đến thời điểm 31/12/2018, các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Ngân hàng đều có sự tăng trưởng so với năm 2017.
Cụ thể, tổng tài sản đạt 175.095 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 10.201 tỷ đồng; huy động vốn thị trường 1 đạt 138.229 tỷ đồng.
Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang bán lẻ, huy động bán lẻ tăng trưởng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng huy động vốn, do đó nguồn vốn ổn định, bền vững hơn, giảm sự phụ thuộc vào các khách hàng lớn.
Tín dụng năm 2018 tăng trưởng tốt với tổng dư nợ thị trường 1 đạt 120.972 tỷ đồng, tăng 17.851 tỷ đồng so với năm 2017, đảm bảo tăng trưởng trong mức cho phép của NHNN.
Năm 2018, các hoạt động dịch vụ của LienVietPostBank đạt được nhiều kết quả tích cực, thu dịch vụ đạt mức cao nhất trong 10 năm hoạt động của Ngân hàng, trong đó thu phí đại lý bảo hiểm tăng trưởng mạnh, chiếm 56% tổng thu thuần dịch vụ.
"Để đạt được thành quả nêu trên, LienVietPostBank đã triển khai nhiều chương trình phát triển sản phẩm dịch vụ, thường xuyên cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, từ đó góp phần đa dạng hoá nguồn thu nhập của Ngân hàng, tăng thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng", ông Sơn nói.
Trước câu hỏi của cổ đông về hệ số CAR của Ngân hàng năm 2018 là bao nhiêu, ông Sơn cho biết, CAR xấp xỉ 11% đảm bảo an toàn và quy định của NHNN.
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong năm 2018 của LienVietPostBank, ông Sơn thừa nhận, vẫn còn những tồn tại và hạn chế cần khắc phục như tín dụng bị hạn chế do giới hạn tăng trưởng của NHNN, do vậy chưa phát huy hết thế mạnh mạng lưới trong việc phát triển cho vay bán lẻ, đặc biệt trên hệ thống các phòng giao dịch trực thuộc.
Công nghệ thông tin vẫn chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt, chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu công nghệ ngày càng cao đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hang. Vì vậy, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống công nghệ thông tin để tương xứng với yêu cầu và tốc độ phát triển các sản phẩm, dịch vụ trong tương lai.
"Sản phẩm Ví Việt của LienVietPostBank mặc dù đã được đầu tư, phát triển nhưng chưa được nhiều người biết đến do trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh, dịch vụ tương đồng, kết quả kinh doanh Ví Việt năm 2018 chưa đạt kỳ vọng đề ra", ông Sơn nói.
Theo đó, để hoàn thành những mục tiêu cơ bản trong năm 2019 như tổng tài sản đạt 190.000 tỷ đồng; vốn điều lệ đạt 10.000 tỷ đồng; huy động vốn thị trường 1 đạt 165.000 tỷ đồng; dư nợ thị trường 1 đạt 140.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 1.900 tỷ đồng; tỷ lệ chi trả cổ tức và cổ phiếu thưởng đạt 10%, ông Sơn cho biết, Ngân hàng sẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ như hoàn thành việc tăng vốn điều lệ trong năm 2019 trên cơ sở những phương án đã được NHNN chấp thuận nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, đáp ứng nhu cầu đầu tư, nâng cấp trang thiết bị cơ sở vật chất của Ngân hàng.
Ông Sơn cũng thông tin về việc Ngân hàng sẽ triển khai Basel 2 trong năm 2019 để tuân thủ các yêu cầu cơ quan quản lý và cũng là lợi ích của chính ngân hàng.
Trước những thắc mắc của cổ đông về khả năng lợi nhuận năm 2019 tăng 57% so với năm 2018, ông Sơn cho biết, Ban Lãnh đạo đã tính lợi nhuận trên nền tảng tốc độ tăng trưởng tín dụng 14%; các chi phí hoạt động của năm 2019 sẽ giảm do việc mở mới các phòng giao dịch thực hiện xong trong năm 2018 đã được tính trong năm 2018.
"Chi phí hoạt động tăng sẽ giảm dần xuống khi các phòng giao dịch đi vào hoạt động ổn định. Đặc biệt, hết quý I/2019, lợi nhuận đã đạt trên 500 tỷ đồng, nên chúng tôi tự tin về mục tiêu lợi nhuận đặt ra trong năm 2019", ông Sơn nói.
Cũng tự tin về kết quả kinh doanh năm 2019 sẽ đạt được, ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank cho biết thêm: "Mạng lưới được mở rộng trong các năm 2017, 2018 sẽ phát huy tác dụng trong năm 2019, bên cạnh đó, Ngân hàng sẽ không phải nâng cấp core banking, thẻ, hệ thống công nghệ ban đầu như năm 2018 và năm 2019 chỉ là hoàn thiện nên chi phí sẽ giảm".
Ngoài ra, Ngân hàng sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dung mới, phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng, đặc biệt là phân khúc khách hàng bán lẻ. Tập trung cho vay đối với các khách hàng nhỏ lẻ, các hộ gia định, hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tình hình tài chính lành mạnh.
Tiếp tục triển khai và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro, nghiên cứu triển khai hệ thống cảnh báo rủi ro sớm, tăng cường công tác quản trị rủi ro toàn hệ thống
"Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự để đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới trong năm 2019; linh hoạt công tác tuyển dụng nhân sự nhằm đảm bảo tuyển dụng nhân sự đáp ứng yêu cầu thực tế công việc. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin; tang cường công tác quản lý hạ tầng máy chủ, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên; duy trì quan hệ hợp tác với các đối tác lớn", ông Sơn nói.
Được biết, 10 năm qua, LienVietPostBank đã chia cổ tức cho cổ đông gần 105% (trong đó, trên 90% bằng tiền mặt) và chia cổ tức và cổ phiếu thưởng năm 2018 là 10%.
Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả kinh doanh năm 2018 và định hướng kinh doanh năm 2019 của Ngân hàng; các tờ trình của HĐQT về phương án phân phối lợi nhuận năm 2018, thù lao của HĐQT và Ban Kiểm soát năm 2019; tờ trình chuyển giao dịch cổ phiếu LPB từ hệ thống giao dịch UPCoM sang niêm yết tại Sở GDCK TP.HCM (HOSE) nhằm tăng tính minh bạch về thông tin cũng như tạo thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu của cổ đông.
Nhuệ Mẫn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
ĐH Cambridge trao cơ hội cho học sinh hoàn cảnh khó khăn từng "suýt" đỗ vào trường Khoảng 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn có kết quả học tập gần đạt mức được nhận vào ĐH Cambridge khi nộp đơn vào mùa thu năm 2018 sẽ được nhà trường trao tặng cơ hội thứ 2. Các học sinh nằm trong diện được xem xét là những em có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã vươn lên học tập...