Từ tung tin ảo đến vào tù thật
Kỳ công dựng nên những câu chuyện lâm ly, phi thường, lay động lòng người nhưng hoàn toàn là “ảo” để câu lấy sự ngưỡng mộ, tán thưởng của đám đông, trục lợi từ cộng đồng đang là cái mốt, ngày càng tràn lan.
Số đông người trong xã hội hiện nay đều có sử dụng mạng xã hội. Ở đó, họ gặp gỡ, giao lưu với rất nhiều người, từ thân thiết đến sơ sài, đến cả những người chẳng biết là ai. Nhóm “bạn” đông đảo ấy vô hình trung tạo nên một ảo tưởng cho chủ thể rằng mình có rất nhiều người quan tâm, theo dõi. Dần dần, họ hình thành một nhu cầu thể hiện, cần phải có những câu chuyện gây sốc để chia sẻ, những sự kiện thật đặc biệt để khoe khoang, những thông tin có một không hai để nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm của bạn “ảo”.
Những câu chuyện hư cấu không có điểm dừng đang dần lan rộng, biến tướng, thậm chí bất chấp vi phạm pháp luật dựng lên chỉ để “câu like”.
Săn được quái vật để nổi tiếng
Ngày 2-3, tài khoản FaceBook Tung Nguyen của Phan Thanh Tùng (25 tuổi, Vĩnh Phúc) đăng ảnh về một con vật lạ có màu xám tro, đầu dẹp, có 4 chân, nằm trên một chiếc mâm rất…Việt Nam. Cộng đồng mạng nhanh chóng truyền đi thông tin thanh niên ở Vĩnh Phúc đã bắt được “quái vật” lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam.
Hình ảnh con vật lạ đăng trên facebook củaTung Nguyen
Theo ông Nguyễn Văn Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc, nếu chỉ nhìn qua hình ảnh, loài động vật này giống với kỳ giông ở Nhật Bản, là loại sinh vật vô cùng quý hiếm. “Rất có thể đó là con cá cóc Nhật Bản. Nếu đúng con vật này ở Việt Nam thì sẽ có giá trị lớn về mặt khoa học. Đó chính là lý do chúng tôi đã vào cuộc xác minh”, ông Tâm nói.
Các cơ quan chức năng đã vào cuộc, tìm gặp Tùng, thậm chí ông Tâm còn đưa ra mức thưởng là 1.000 USD để Tùng cung cấp thông tin về con vật lạ. Chi cục Kiểm lâm tỉnh này cũng ngỏ ý giúp Tùng có công việc ổn định. Tuy nhiên, đáp lại sự hồ hởi của các nhà khoa học, sự quan tâm của nhà chức trách và sự hào hứng của công chúng trước sự kiện đặc biệt, câu trả lời họ nhận được là con số 0.
Kết quả điều tra của công an huyện Bình Xuyên chỉ rõ haibức ảnh “quái vật” được Tùng đăng Facebook vốn chỉ là hình Tùng lấy được trên mạng, chứ không phải là loại động vật có thật xuất hiện ở địa phương. Bản thân Tùng cũng không biết con vật đó là gì, của ai.
Dàn dựng clip bắt cá tầm khủng “lừa” thực khách
Trong những ngày đầu tháng 4, nhiều trang mạng đăng tải hình ảnh, kèm một đoạn video clip vô cùng ấn tượng về thanh niên bắt được hai con cá tầm cỡ “khủng” trên suối thôn Long Lanh, xã Đạ Chais(huyện Lạc Dương, Lâm Đồng).
Trong clip, thanh niên có tên là Clip Múp Ha Quyên bày tỏ sự vui mừng khi bắt được cặp cá tầm thiên nhiên, mỗi con nặng đến 20 kg, dài hơn 1m. Cặp cá này được một nhà hàng ở TP.HCM mua lại với giá 1,5 triệu/kg. Ông L.N.H, chủ hai nhà hàng mua cá, cũng xuất hiện trong clip, chia sẻ sự hồ hởi vì mua được hàng độc về phục vụ khách hàng.
Video đang HOT
Hình trong clip quay bắt cá tầm từ dưới suối
Sự xuất hiện của cặp cá tầm khủng trong môi trường thiên nhiên gây ấn tượng mạnh với cộng đồng mạng. Thế nhưng ngày 13-4, ông Cao Xuân Thịnh,Trưởng công an xã Đạ Chais, đưa ra lời khẳng định không hề có chuyện bắt được cùng lúc hai con cá tầm “khủng” ở địa phương, và Ha Quyên (làm thuê cho trại nuôi cá Vạn Phát) đã được mời lên trụ sở Công an xã Đạ Chais để làm rõ.
Theo lời khai của Ha Quyên, đây là hai con cá do ông Nguyễn Văn Tiến (chủ trai nuôi cá Vạn Phát- thôn Long Lanh) giao cho anh để thả trong hồ nuôi. Đến ngày 11- 4, nhóm người mua cá từ TP.HCM lên (trong nhóm có một phóng viên) đã nhờ Ha Quyên cùng một người nữa đưa hai con cá thả xuống suối cạn để “đóng” cảnh bắt cá dưới suối. Tất cả những lời Ha Quyên nói trong clip là do người quay phim hướng dẫn, Quyên được ông H. chủ nhà hàng cho 500.000 đồng để uống cà phê.
Trao đổi với báo chí, anh Tiến cho biết chuyện bắt được cá là không có thật, “những người đến từ TP.HCM họ tự quay phim chụp hình thôi”.
Theo UBND xã Đạ Chais, trên địa bàn xã hiện có 5 trang trại nuôi cá nước ngọt (chủ yếu là cá tầm và cá hồi), trong đó Viện Nghiên cứu thuỷ sản 3 (Long Lanh) có nuôi cá lớn nặng 30-40 kg để sản xuất cá giống.
Ha Quyên trả lời tại trụ sở công an xã
Ngày 9-4, mạng xã hội dậy sóng với bản tin ghê rợn từ facebook Phạm Anh Tuấn: “Rạng sáng ngày 9-4, sau ký túc xá Đại học Công nghiệp Hà Nội, nhiều bạn sinh viên thất kinh khi phát hiện ra em PTA, sinh viên năm thứ nhất khoa DL – Sư phạm – bị hiếp dâm, chết lõa thể trước đó tầm 6-7 ngày”. Tin này sau đó lan truyền cực kì chóng mặt trên mạng xã hội.
Để tránh tâm lí hoang mang, ngay lập tức, cơ quan chức năng và các nhà báo đi xác minh vụ việc. Sau nhiều ngày điều tra, Công an quận Bắc Từ Liêm thông báo rằng đó chỉ là tin đồn thất thiệt.
Hình ảnh đáng sợ về vụ cưỡng bức bị lan truyền như vũ bão
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50 – CATP Hà Nội) xác minh được chủ nhân tài khoản facebook “Phạm Anh Tuấn” nhưng người này cho biết mình đã ngưng sử dụng facebook từ lâu vì bị hack.
PC 50 sau đó đã xác định được Ngô Bá Sơn và Vũ Văn Bằng, là hai kẻ đứng sau gây ra vụ việc. Hai người này sử dụng những tài khoản bị hack, sau đó từ trang http://dyn.*** , tạo ra hàng trăm tên miền có dạnghttp://******.dyndns.**với mục đích đăng tin sai sự thật lên các nhóm (group) Facebook có nhiều thành viên. Thông tin gồm những vụ việc giật gân, gây chú ý như giết người, hiếp dâm… để “câu view”, nhằm hưởng tiền từ dịch vụ quảng cáo của Google.
Tính đến23-4, Sơn và Bằng đã thu được tổng cộng hơn 20 triệu đồng với 2,5 triệu lượt xem.
Biến cháu ruột thành con tử tù
Chấn động nhất là câu chuyện lấy nước mắt cô gái T.T.B.Trâm (22 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) đăng trên facebook cá nhân tên T.B.T về đứa con của tử tù hôm 11-4.
Trâm đăng tin, ảnh về một bé gái xinh xắn, chỉ chừng hơn một tuổi, bị bỏ rơi trước cửa nhà cô. Kèm theo vài bộ áo nhỏ, chiếc khăn gói bé chỉ có 1,6 triệu đồng tiền mặt.Câu chuyện trở nên “kịch tính” hơn khi sau đó Trâm cho biết mình liên tiếp nhận được thư và đồ dùng gửi đến từ cha của đứa bé.
Nội dung các bức thư này khiến người ta phải bật khóc vì thương cảm bởi cha bé là một tử tù, sắp phải thi hành án và cầu xin gửi con lại cho Trâm nuôi giúp. Trâm đã chụp hình hai bức thư để đăng facebook, làm bằng chứ.
Trâm liên tục chia sẻ thông tin tìm cha bé và khẳng định sẽ nhận bé làm con nuôi. Cô gái trẻ nhận được hàng ngàn lượt like, trở nên nổi tiếng vì nghĩa cử cao đẹp. Cộng đồng mạng cũng bày tỏ tình cảm bằng cách gửi quà tặng đến cho đứa bé.
Ảnh bé gái “con tử tù” và Trâm
Sự việc chỉ được làm rõ khi báo chí tìm đến địa phương nơi Trâm đang sống. Các nhân chứng quan trọng, trong đó, ông Lại Văn Vang (trưởng ấp 1, xã Vĩnh Lộc B) khẳng định: “Chúng tôi không nhận được tin có đứa bé bị bỏ rơi trước cửa nhà gia đình này chứ đừng nói đến việc nó là con của tử tù”. Tại nhà ông Vang, anh Linh (CA Khu phố) cũng làm rõ:”Tôi không hề nhận được một trình báo nào liên quan đến đứa bé bị bỏ rơi trước cửa nhà ai cả”.
Người cuối cùng xác minh đây chỉ là chuyện “hoang tưởng” là bà Trần Thị Ngọc T., mẹ ruột Trâm. Bà cho biết bé gái là con ruột của con trai bà, cháu ruột Trâm. Tất cả câu chuyện về đứa con tử tù, những bức thư “thống thiết” đều là do Trâm dựng lên để…đùa vui.
Trước đó, Trâm cũng chính là người từng chia sẻ câu chuyện “Chặn đường đòi cướp nội tạng ở Sài Gòn” vào tháng 3. Chuyện này đã được chính quyền địa phương xác minh là không có thật, nhưng Trâm cũng đã kịp “thu gom” hàng trăm ngàn lượt like và hơn 70 ngàn người chia sẻ trên facebook.
Các hành vi tung tin giả, ngụy tạo căn cứ nêu trên đều đã vi phạm pháp luật ở nhiều cấp độ khác nhau.
Trường hợp cô ruột biến cháu thành “con tử tù”, theo luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình – Đoàn luật sư TP. HCM) cho biết các các trang mạng xã hội của cá nhân, tổ chức khi sử dụng phải tự chịu trách nhiệm về nội dung tin đăng vì đó là các trang mang tính cộng đồng. Tùy mức độ vi phạm, tính chất của hành vi mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, mức phạt tối đa có thể lên tới 100.000.000 đồng.
Trong vụ việc cá tầm nuôi biến thành cá thiên nhiên, luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Hãng luật Giải Phóng) cho biết hành vi dàn dựng cảnh để quay clip như vậy có thể xem là quảng cáo và hành vi dựng clip là vi phạm Luật Quảng cáo, có thể bị xử phạt hành chính, buộc bồi thường thiệt hại.
Cụ thể, căn cứ vào điểm a khoản 5 điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP, hành vi quảng cáo sai sự thật về hàng hóa, dịch vụ sẽ bị xử phạt từ 50 – 70 triệu đồng và buộc cải chính thông tin. Ở một khía cạnh khác, luật sư Phùng Thanh Sơn (Công ty Luật TNHH Thế Giới Luật Pháp) cho biết chủ nhà hàng này đã vi phạm Luật Cạnh tranh và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Vì lan truyền thông tin thất thiệt, hai đối tượng Bằng và Sơn cũng đã bị bắt với tội danh “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet” theo điều 226 Bộ luật Hình sự.
Hình ảnh giả về thông tin người nổi tiếng gặp nạn khiến các “nạn nhân” bất đắc dĩ giật mình, đính chính
Ngoài những hành vi trên, người sử dụng mạng xã hội còn có nhiều chiêu trò gây chú ý khác như đăng tin nhặt được món tiền lớn, đào được cổ vật,thành tích giết người; tin người nổi tiếng gặp nạn, chết; khoe quà khủng…để câu nước mắt, nụ cười hay sự ngưỡng mộ từ những người mà chính họ cũng không biết mặt. Rốt cuộc, những con người thật đang tự biến mình thành ảo khi cố công kêu gọi, mụ mị vì trông đợi phản ứng từ cộng đồng ảo. Không ít người muốn trục lợi từ những việc làm này để rồi cái giá phải trả là ngộ nhận giá trị bản thân đánh mất chính mình, sa vào vòng lao lý, không trở thành gì khác ngoài một kẻ phạm tội.
Theo Phap luât TPHCM
Cử tri nhiều tỉnh bức xúc với nạn trộm chó, Bộ Tư pháp trả lời thế nào?
Trộm chó mà có trị giá dưới 2 triệu đồng cũng vẫn có thể bị xử lí hình sự
Theo ý kiến của cử tri các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Quảng Bình, Tiền Giang, trong thời gian qua, tình trạng bắt trộm chó xảy ra trên nhiều địa phương trong cả nước, gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến nhiều nơi người dân đã cùng nhau đánh chết kẻ trộm hoặc bị kẻ trộm hại chết khi truy đuổi.
Nhiều trộm chó đã bị đánh chết nhưng nạn trộm chó vẫn không hề thuyên giảm
Cử tri các tỉnh cho rằng, chó không phải là tài sản thông thường mà là vật nuôi yêu quý, có giá trị về mặt tinh thần. Tuy nhiên, theo Bộ luật Hình sự hiện hành, tội trộm cắp chỉ hình thành nếu tài sản bị trộm có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.... nên những kẻ trộm chó hiện nay chỉ bị xử lý hành chính.
Để đảm bảo trật tự trong nhân dân và đảm bảo tính răn đe đối với hành vi trộm chó, cử tri đề nghị cơ quan chức năng sớm sửa đổi Bộ luật Hình sự, trong đó bổ sung hành vi bắt trộm chó thành một tội trong bộ luật.
Về vấn đề này, Bộ Tư pháp trả lời như sau:
Bộ Tư pháp chia sẻ với những bức xúc trong dư luận xã hội nói chung và cử tri một số địa phương đề nghị. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự hiện hành đã quy định trường hợp trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng vẫn có thể bị xử lý hình sự nếu thuộc các trường hợp: gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính hay đã bị kết án về hành vi chiếm đoạt chưa được xoá án mà còn vi phạm.
Như vậy, Bộ luật Hình sự đã có quy định để xử lý hình sự đối với tội trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng (trong đó bao gồm cả hành vi bắt trộm chó). Đối với từng trường hợp cụ thể, cơ quan tố tụng có thể vận dụng cho phù hợp với thực tiễn địa phương.
Theo Chât lương Viêt Nam
Những status trên Facebook làm khổ cảnh sát Nhiều người muốn được nổi tiếng đã "sáng tác" những status giật gân rồi phát tán lên mạng xã hội, khiến dư luận xôn xao. Tung tin nữ sinh bị hiếp dâm Ngày 10/4, trang Facebook có tên Phạm Anh Tuấn xuất hiện một satus: "Rạng sáng nay 9/4, sau khu ký túc xá ĐH CN - Hà Nội các bạn sinh viên...