Tự tử trong thể thao: Vì đâu nên nỗi?
Năm 2011, cái chết của cựu danh thủ, HLV đội tuyển xứ Wales, Gary Speed thực sự là cú sốc đối với làng thể thao.
1. Speed được tìm thấy đã tự vẫn tại nhà riêng, có một sự nghiệp cầu thủ thành công ở nhiều đội bóng hàng đầu nước Anh và bắt đầu tạo được ảnh hưởng lên lối chơi của ĐT xứ Wales với tư cách là HLV. Fan, đồng nghiệp, người thân vốn luôn ca ngợi con người Speed ở cả trong công việc lẫn ngoài đời thường, không thể lý giải được lý do ông tìm tới cái chết.
Trong làng thể thao, tự tử không còn là chuyện hiếm gặp. Bóng đá Anh chắc hẳn còn nhớ vụ tự vẫn của cầu thủ đầu tiên công khai thừa nhận mình đồng giới, Justin Fashanu. Cựu cua rơ Marco Pantani qua đời năm 2004 do nhiễm độc cocaine cấp tính. Năm 2009, thủ thành người Đức Robert Enke đâm đầu vào tàu hỏa sau quãng thời gian chịu đựng chứng trầm cảm. Vài tuần trước cái chết của Gary Speed, cựu cầu thủ cricket người Anh Peter Roebuck đã tự vẫn ở Nam Phi và 2 trọng tài quốc tế đã may mắn được cứu sống khi đang cố kết liễu cuộc sống.
Speed tự tử vì trầm cảm
Video đang HOT
Một cầu thủ trên băng ghế dự bị với một cái chân gãy dễ gặp vấn đề hơn tiền đạo thi đấu trên sân cỏ. Xã hội luôn có quan điểm hoài nghi về căn bệnh này nhưng tiến bộ y học đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về các chứng liên quan tới tâm lý. Đọc hồ sơ của các ngôi sao, rất nhiều người bị các vấn đề tâm thần thường quay sang uống rượu để giải quyết những lo lắng của họ như Tony Adams, Paul Merson hay Paul Gascoigne. Ngôi sao bóng bầu dục Jonny Wilkinson và tay vợt Andre Agassi thì tìm đến ma túy.
2. Ba cuốn sách đoạt giải William Hill Sports Book trong những năm gần đây đều đề cập tới chủ đề này. Cuốn tự truyện của Marcus Trescothick miêu tả bản thân như một xác tàu thần kinh, không thể rời khỏi nhà ga là gia đình mình. Robert Enke trước khi lao mình vào đoàn tàu đã bí mật dùng thuốc uống chống trầm cảm. Nhưng cho dù một số người đã nhận thức được tình trạng của mình, họ vẫn chủ quan tin rằng bản thân đang làm tốt và mọi chuyện sẽ sớm được giải quyết.
Căn bệnh trầm cảm trở nên đáng sợ hơn vì nó vô hình, không có tiền sử bệnh tật và không chắc chắn khi nào sẽ khỏi bệnh. Trescothick biết rõ vấn đề ông mắc phải nhưng cũng không thể chắc chắn sẽ thoát khỏi trước khi nó tấn công ông một lần nữa.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới dễ rơi vào trầm cảm nhiều gấp 3 lần so với phụ nữ bởi vì họ không muốn chia sẻ cảm xúc của mình. Đa số nguyên do xuất phát từ công việc và các mối quan hệ. Một số trường hợp khác thì do mất đi người thân, đặc biệt là con trẻ.
Theo VNE
Ngôi sao vang bóng một thời của Arsenal và ĐT Anh thành... gã ăn xin
"Người đi đường cảm thấy ông ta vô cùng tội nghiệp trong một bộ quần áo ránh rưới, nằm co ro bên những vỏ chai vang vứt lăn lông lốc. Tất cả đã sốc khi một người nói gã vô gia cư này tên là Kenny Sansom", một người dân kể lại với phóng viên của The Sun.
Sansom được tìm thấy trong tình trạng không tỉnh táo, liên tục trong vòng 10 ngày bị ma men hạ knock-out tại Camberwell, một huyện phía Nam London, cách căn biện thự cũ của cựu ngôi sao Arsenal khoảng 8km. Khi các phóng viên nỗ lực đưa Sansom tới bệnh viện với hy vọng giúp ông nhận ra mình vẫn đang còn sống, họ phát hiện ra trong người trong người cựu hậu vệ trái của Tam sư không có lấy một xu dính túi.
Sansom thời còn khoác áo Arsenal
Sansom là một cầu thủ chuyên nghiệp từ năm 1975, khi ông mới 17 tuổi trong màu áo Crystal Palace. Sở hữu kỹ thuật cá nhân vô cùng điêu luyện cùng những cú nước rút với tốc độ kinh hoàng, Sansom là một trong những hậu vệ cánh trái xuất sắc nhất giải VĐQG xứ Sương mù những năm đầu và giữa thập niên 80 thế kỷ trước, khi ông khoác áo CLB Arsenal (1980-1988).
Giới mộ điệu túc cầu nhớ đến Sansom nhiều hơn khi ông là một trong những thành viên của Tam sư vô địch giải Liên hiệp Anh hai mùa liên tiếp, 1981/82 và 1982/83. Ông cũng là một trong số ít hậu vệ cùng DDT Anh tham dự 2 kỳ World Cup liên tiếp (1982 tại Tây Ban Nha và 1986 ở Mexico).
Sansom trong một chương trình bình luận của LBC năm 2011
Vài năm trở lại đây, Sansom thường xuyên xuất hiện trên chương trình bình luận thể thao của đài phát thanh LBC vào chiều thứ Bảy. Nhưng sau khoảng 3 tháng mất tích trên các phương tiện truyền thông, Sansom đã được tìm thấy cùng 7 vỏ chai rượu vang. Khi tỉnh lại trong bệnh viện, ông thừa nhận đã bán hết nhà cửa và vật dụng cá nhân để mua rượu uống. Khoảng 1 tuần nay, Sansom đã phải xin tiền người đi đường để duy trì sự sống bằng hơi men.
Tình cảnh hiện tại của Sansom gợi nhớ đến hình ảnh của các huyền thoại bóng đá Anh như Paul Gascoigne, Tony Adams và Paul Merson, những người đã nhiều lần suýt chút nữa phải đánh đổi cả sự sống chỉ vì 1 chữ: rượu.
Theo VNE
Cầu thủ đi vay nặng lãi để cá cược... nhiều vô số kể Ngày càng có nhiều cầu thủ bóng đá đi vay payday do thói nghiện ngập cờ bạc", đó là lời phát biểu của Colin Bland, GĐĐH tổ chức từ thiện Sporting Chance Clinic. Đây là tổ chức được thành lập bởi cựu danh thủ của Arsenal và cựu đội trưởng tuyển Anh, Tony Adams. Vốn là người có "kinh nghiệm" với quá khứ...