Tử tù dùng tăm thêu đơn kêu oan lên áo
“Lúc con tôi bị kết án tử hình, nó chỉ kịp vất chiếc áo đã dùng tăm, rút chỉ từ chiếc chăn trong trại giam thêu lên áo thành một tờ đơn kêu oan ức và khẳng định mình vô tội vì không biết và không có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ án mạng dẫn đến cái chết thiếu tá Nguyễn Văn Sinh, công an phường Đông Hải 2 ( Hải An, TP.Hải Phòng)”
Kể đến đây, giọng ông Nguyễn Trường Chinh, bố tử từ Nguyễn Văn Chưởng (SN 28/03/1983, thôn Trung Tuyến, xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) run rẩy, những giọt nước mắt không biết tự bao giờ đã lăn trên đôi gò má đen xạm của ông.
Gần 5 năm bố mẹ tử tù Chưởng đi kêu oan cho con.
Đôi bàn tay run run, ông lôi từ trong bọc vải ra chiếc áo trắng cũ kỹ có những dòng chữ được thêu nguệch ngoạc với dòng mở đầu “Chưởng vô tội”.
Gạt nước mắt, ông Chinh cho hay: “Tôi đã giữ chiếc áo có bức thư kêu oan do con tôi dùng tăm thêu lên đây được gần 5 năm. Phải là chỗ tin tưởng lắm tôi mới giao cho bức thư này. Bởi nó là lá đơn cuối cùng do con tôi viết kêu cứu cho nỗi oan ức của nó tại vụ án mạng trên”, ông Chinh cho biết thêm.
Tử tù Chưởng dùng tăm thêu thư kêu oan lên áo.
Nội dung bức thư được thêu khá nguệch ngoạc, nhưng ông Chinh đọc khá chi tiết cho chúng tôi: “Án oan ôm hận nhờ Chính phủ – Giải oan hận này cho dân đen – Tấm lòng trong sạch thiên địa biết – Trả lại công bằng cho dân thường – Sao để quan sai hành hạ dân – Luật pháp Việt Nam là rất đúng – Đừng để oan sai giáng hạ cho dân lành”.
Video đang HOT
Đọc xong bức thư, ông Chinh lại khóc, những giọt nước mắt mặn chát của một người cha khi chứng kiến những dòng tâm huyết của đứa con trai do ông đứt ruột đẻ.
Tử tù Nguyễn Văn Chưởng kể chuyện với phóng viên Người đưa tin
Gần 5 năm đi kêu oan cho con, mái tóc ông đã bạc đi nhiều, đôi mắt không còn minh mẫn. Ông cho biết: “Nhiều lúc tôi đã định buông xuôi, nhưng thương con, thương cháu, tôi lại cất bước đi hết cơ quan này đến cơ quan kia để kêu cứu. Bởi không chỉ có tôi mà hàng chục người dân trong xóm đều biết, con tôi không có liên quan gì đến vụ án mạng đó. Thời điểm đó nó đang ở nhà”.
Ông cũng cho biết thêm: “Khi bị bắt, Chưởng còn không biết bị bắt vì lý do gì. Các nhân chứng được triệu tập đều khẳng định con tôi vô tội. Nhưng Công an Hải Phòng còng tay nhân chứng, đánh đập, bắt họ phải khai khác đi. Nhiều nhân chứng khi về đã đến xin lỗi gia đình tôi, vì không chịu được đòn đánh đành phải khai sai sự thật theo sự chỉ dẫn của họ”.
Bài 2: Hàng loạt nhân chứng lên tiếng bị dùng nhục hình ép cung
Theo Người đưa tin
Xin đừng để có một "Nguyễn Thanh Chấn" ở Thủ đô
Cứ ngỡ sự oan sai chỉ xảy ra ở Bình Phước (vụ án vườn điều) hay Bắc Giang (Nguyễn Thanh Chấn) cách đây cả thập kỉ, nghĩa là khi đó, công cuộc cải cách tư pháp chưa được triển khai. Thế nhưng không, sự việc 194 Phố Huế lại xảy ra tại Hà Nội ngay thời điểm này.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Sau khi chúng tôi đăng tải gần 40 bài báo, đã có hàng trăm ngàn độc giả với hàng vạn comment (thư điện tử) gửi về tòa soạn mong muốn các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm vụ 194 phố Huế. Thế nhưng đến nay, vụ việc vẫn vấp phải "sự im lặng đáng sợ" của Hà Nội...
Tại sao lại như vậy?
Đó là câu hỏi chỉ có Hà Nội mới trả lời được.
Tuy nhiên, ở góc độ cá nhân, có thể phỏng đoán mấy nguyên nhân sau:
Trước hết, sự vô tâm, "im lặng" khó có thể xảy ra đối với lãnh đạo Hà Nội mà hoàn toàn có thể xuất phát từ sự tắc trách và... hơn thế của một số cán bộ dưới quyền.
Điều này không lạ, bởi Hà Nội từng nổi tiếng với bức thư của Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị gửi chúc mừng Quốc khánh Lào đã bị "ngâm tôm" đến gần một tháng trời.
Cũng có thể Ban Tuyên giáo Thành ủy, các vị lãnh đạo Thủ đô đã có dịp nghe cấp dưới báo cáo (nếu các vị quá bận không có thời gian đọc những nỗi oan, nỗi đau của những công dân Hà Nội....) song, bị cấp dưới "che mắt", báo cáo, giải trình không trung thực...
Sự "im lặng đáng sợ" này hình như báo trước kết quả của số phận ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang.
Bởi nếu vụ việc 194 Phố Huế không được giải quyết triệt để, thấu tình, đạt lý, đúng pháp luật thì không khó để nghi ngại về vụ ông Nguyễn Thanh Chấn cũng có cái kết tương tự và có thể cũng bằng phương pháp tương tự mang tên "sự im lặng đáng sợ".
Nhà báo Lê Chân Nhân đã từng có một so sánh rất hay rằng "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng cả hai ông Nguyễn Thanh Chấn và Trịnh Ngọc Chung đều không được bình đẳng trước pháp luật. Có điều, mỗi bên không "bình đẳng" theo cách khác nhau, một bên đã biến không thành có, còn một bên hình như đang muốn "câu giờ", kéo dài thời gian để tìm cách biến có thành như không".
Theo quy định của điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự, thời hạn đưa ra xét xử vụ án tối đa không quá 4 tháng, tức không quá ngày 12/11/2013. Tuy nhiên đến nay (25/11) đã vượt theo quy định của pháp luật 14 ngày, về phía người bị hại (gia đình 194 phố Huế) vẫn chưa có bất kỳ thông tin gì về vụ án từ TAND TP Hà Nội.
Vâng, câu hỏi đặt ra là liệu vụ 194 phố Huế, không biết các vị lãnh đạo Hà Nội có phải chờ tới... 10 năm nữa để đợi cấp dưới kịp "đổi đen thành trắng, biến có thành không" rồi mới biết sự thật và sau đó, mọi hậu quả lại đổ lên đầu ngân sách mà thực chất là tiền thuế của dân?
Mong rằng bài báo này đến với các vị lãnh đạo cao nhất của Thủ đô, để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của hàng vạn độc giả gửi thư về Dân trí, để trả lại sự công bằng và hơn cả, là niềm tin của nhân dân Hà Nội nói riêng, đồng bào cả nước nói chung.
Cũng cần lưu ý rằng tại Điều 8 Luật Báo chí qui định: "Người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu các tổ chức, người có chức vụ trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí; các tổ chức, người có chức vụ có trách nhiệm trả lời trên báo chí".
Xin đừng để có một "Nguyễn Thanh Chấn" ở Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Theo Dân trí
Vụ ngồi tù 10 năm: Chưa khẳng định án oan! Ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao cho rằng, việc hội đồng xét xử phát hiện ra có ép cung hay không trong vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) là một điều rất khó..., điều này phải được xem xét khi bị can có yêu cầu, Viện kiểm sát xem xét, luật sư có yêu...