Tử tù đầu tiên thi hành án bằng tiêm thuốc độc ở Hà Nội
Tử tù Nguyễn Anh Tuấn được tiêm 3 mũi thuốc độc gồm: gây mê; làm tê liệt thần kinh, cơ bắp và ngừng hoạt động của tim.
Sáng nay, 6/8, việc thi hành án bằng việc tiêm thuốc độc đã chính thức được thực hiện. Tử tù đầu tiên được tiêm thuốc độc là Nguyễn Anh Tuấn (27 tuổi, ở huyện Mê Linh, Hà Nội) mang số giam 2757A1.
Nguyễn Anh Tuấn (giữa) tại phiên tòa xét xử ngày 20/1/2010.
Theo đó, 8h30 sáng 6/8, tại Trại giam CATP Hà Nội, tử tù Nguyễn Anh Tuấn đã được cơ quan chức năng đưa tới nơi thi hành án tử hình để tiến hành đầy đủ các thủ tục quy định. Nguyễn Anh Tuấn được tiêm 3 mũi thuốc độc gồm: gây mê; làm tê liệt hệ thần kinh, cơ bắp; và ngừng hoạt động của tim.
Tới 10 giờ cùng ngày, cơ quan chức năng hoàn thành việc thi hành án. Thi thể tử tù Anh Tuấn sau đó được giao lại cho gia đình an táng.
Nguyễn Anh Tuấn bị TAND TP Hà Nội tuyên án tử hình về 2 tội “Giết người” và “Cướp tài sản”. Đồng phạm của Nguyễn Anh Tuấn là Nguyễn Hải Hoàn đã tự tử trong trại giam trước khi bị đưa ra xét xử.
Video đang HOT
Theo bản án ngày 20/1/2010, vào tháng 2/2009, Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Hải Hoàn quen chị Bùi Thị Nguyệt (SN 1991), nhân viên một cửa hàng bán xăng dầu. Biết chị Nguyệt thường để nhiều tiền trong cốp xe, 2 đối tượng đã lên kế hoạch cướp tài sản của chị.
Trên đường “kẹp 3″ đi uống cà phê, Hoàn bất ngờ gí dao vào cổ chị Nguyệt đe dọa. Hai đối tượng đã trói tay nạn nhân, lục soát lấy 400.000 đồng và điện thoại di động.
Được một lúc, chị Nguyệt xin cởi dây trói để đi vệ sinh. Hoàn bất ngờ dung dao đâm liên tiếp vào lưng chị Nguyệt. Tuấn cũng lao vào bịt miệng cô gái để Hoàn tiếp tục dùng dao hạ sát chị Nguyệt.
Sau khi thực hiện hành vi giết chị Nguyệt, hai đối tượng ném thi thể nạn nhân xuống một mương nước rồi bỏ trốn. Ngày 21/6/2009, Nguyễn Anh Tuấn bị bắt. Ngày 20/1/2010, Nguyễn Anh Tuấn bị TAND Hà Nội tuyên án tử hình với hai tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”.
Một lãnh đạo Tổng Cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp (Bộ Công an) cho biết, sau một thời gian dài chuẩn bị, Hà Nội đã đủ điều kiện để trở thành địa phương đầu tiên thực hiện việc thực hiện thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Sau khi thực hiện thành công tại Hà Nội, việc thi hành tử hình tiêm thuốc độc sẽ được thực hiện tại nhiều nơi khác để giải quyết tình trạng tử tù chờ tiêm thuốc độc.
Theo luật thi hành án hình sự có hiệu lực từ từ 1/7/2011, Việt Nam không còn áp dụng tử hinh bằng xử bắn mà thay vào đó là tiêm thuốc độc. Để chuẩn bị cho việc thi hành án này, Bộ Công an phối hợp với một số cơ quan chức năng xây dưng 5 cơ sở thi hành án tại các khu vực, trong đó có Hà Nội. Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong khâu chuẩn bị thuốc độc, lực lượng thi hành án và cơ sở vật chất nên việc thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc bị kéo dài.
Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định sửa đổi bổ sung về thi hành án tử hình. Theo đó, quy định thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình gồm 3 loại: thuốc làm mất trí giác, thuốc liệt hệ vận động và thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Mỗi tử tù sẽ bị tiêm một liều gồm cả 3 loại thuốc nói trên. Thuốc tiêm sẽ được truyền thẳng vào tĩnh mạch của tử tù và thực hiện theo quy trình 3 bước gồm: Tiêm thuốc mất trí giác, trong trường hợp tử tù chưa bị mất trí giác thì tiếp tục tiêm cho đến khi mất trí giác. Tiếp đó, tử tù sẽ bị tiêm thuốc làm liệt hệ vận động và cuối cùng là tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Do gặp một số khó khăn vướng mắc nên hiện cả nước có hơn 586 bản án đã tuyên. Trong đó có khoảng 117 bản án đã có điều kiện thi hành.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Bộ Công an: Đẩy mạnh cải cách tư pháp
Ngày 31-7, Bộ Công an đã tổ chức tổng kết thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp trong CAND. Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an - Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Bộ Công an dự và chủ trì hội nghị.
Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu khai mạc hội nghị
Các đồng chí Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng - Phó Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Bộ Công an; Thượng tướng Trần Việt Tân, Thứ trưởng Bộ Công an; ông Lê Thành Long, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; ông Hồ Trọng Ngũ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội và đại diện lãnh đạo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao và lãnh đạo các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an; các Trưởng, Phó ban, thành viên Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng dự hội nghị tại 2 điểm cầu trực tuyến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang nhấn mạnh, cải cách tư pháp là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. "Nội dung của Nghị quyết 49-NQ/TƯ rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của lực lượng CAND" - Đại tướng Trần Đại Quang khẳng định. Bộ trưởng yêu cầu các đại biểu tham dự hội nghị nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, thảo luận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện, chính xác những kết quả đạt được trong cải cách tư pháp của lực lượng CAND; đồng thời nêu rõ những ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và bài học kinh nghiệm, làm rõ những chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp có tính phù hợp và chưa phù hợp, chú ý đề xuất các phương hướng, giải pháp, nhiệm vụ để tham mưu cho Đảng, Nhà nước đẩy mạnh công tác cải cách tư pháp.
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thường trực Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Bộ Công an đánh giá Nghị quyết 49-NQ/TƯ đã được Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, toàn diện với quyết tâm cao, nên đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị và cán bộ chiến sỹ đối với công tác tư pháp và cải cách tư pháp. Cấp ủy, Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và kịp thời đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể cho thời gian tiếp theo, bảo đảm cho việc triển khai chiến lược cải cách tư pháp đúng định hướng của Đảng và lộ trình đề ra.
Hội nghị đã nghe nhiều ý kiến thảo luận, tham gia vào dự thảo báo cáo tổng kết Nghị quyết 49-NQ/TƯ của các đại biểu ở 2 điểm cầu trực tuyến Hà Nội và TP.HCM. Nhiều ý kiến nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc đổi mới chế độ, chính sách tiền lương, khen thưởng đối với cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TƯ trong CAND còn chậm, chưa tương xứng với nhiệm vụ nặng nề của nhiệm vụ được giao; biên chế điều tra viên còn thiếu, nhất là ở cơ quan điều tra Công an cấp huyện; cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp...
Sau khi nghe các đại biểu thảo luận và tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng kết Nghị quyết 49, Thượng tướng Lê Quý Vương thay mặt lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu Vụ Pháp chế - Thường trực Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Bộ Công an nghiên cứu, tập hợp đầy đủ các ý kiến thảo luận để hoàn thiện dự thảo báo cáo tổng kết Nghị quyết 49-NQ/TƯ của Đảng ủy Công an Trung ương bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.
Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Công an đã trao Bằng khen cho 40 tập thể và 55 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 trong CAND.
Hồng Tuấn
Theo ANTD
Có "bỏ lọt" tội phạm khi người đưa hối lộ không bị xử lý? Tội đưa hối lộ và nhận hối lộ đều có những "biến tướng" khó lường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mặc dù hành vi đủ cấu thành tội phạm và tùy từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, thì người đưa hối lộ có thể được xem xét miễn truy cứu trách nhiệm. Điều đó không có nghĩa là "bỏ lọt"...