Tử tù đất cảng qua đời trước ngày tiêm thuốc độc
Từng vào tù ra tội bởi cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng, cuối cùng, trong thời gian chờ thi hành án tử, Công “Giáp” lại chọn cái chết sớm…
Tử tù Nguyễn Tiến Công trong lần tiếp xúc báo chí trước đây (Ảnh Internet)
Sáng 17/6, thi thể của tử tù Nguyễn Tiến Công (tức Công “Giáp”, 35 tuổi, nguyên quán xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) đã được người thân hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ Ninh Hải (Hải Phòng).
Trước đó, tối 15/6, sau khi cơ quan chức năng hoàn tất các thủ tục khám nghiệm pháp y, thi thể của tử tù Nguyễn Tiến Công đã được cơ quan công an bàn giao cho gia đình ông Nguyễn Văn Giáp – bố phạm nhân, trú tại số 8/326 Đường Thuyết, phường Dư Hàng, quận Lê Chân, Hải Phòng – để đưa về an táng.
Theo tài liệu điều tra, Công bị kết án tử hình do phạm tội giết người. Cụ thể, vào 2/5/2010, Công dùng súng bút bắn chết nạn nhân Phạm Đề Kháng 62 tuổi, cán bộ hưu trí, trú tại ngõ 213 đường Thiên Lôi (phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP.Hải Phòng). Trước khi gây ra vụ giết người, Công từng lĩnh hai tiền án về các tội “Cố ý gây thương tích”, “Gây rối trật tự công cộng”.
Cáo phó về cái chết của tử tù đất cảng.
Công “Giáp” được giới giang hồ đất cảng biết tiếng bởi là đàn em thân tín của Long “Tuýp”, kẻ bị Dung “đàn ông” bắn chết trong một lần thanh toán ân oán. Sau cái chết của đại ca, Công “Giáp” tiếp tục phò tá vợ Long “Tuýp” làm mưa, làm gió trong các phi vụ làm ăn “đen”, cho đến khi bị bắt và kết án tử.
Trong lần gặp gỡ báo chí khi Công đã là một tử tù, tay giang hồ này từng nhắn nhủ, khuyên răn những đàn em trẻ người non dạ rằng, hãy rời xa ma túy, rời xa kiếp đỏ đen nếu không muốn nhận kết cục bi thảm như y. Những ngày chờ thi hành án, Công tỏ ra vững vàng về tâm lý bởi nhận được sự quan tâm, thăm nuôi từ gia đình, vợ con. Nhưng bất ngờ, tử tù này lại chọn cho mình một cái chết sớm.
Video đang HOT
Theo xahoi
Những tử tù đầu tiên 'xông' nhà tiêm thuốc độc
Từ ngày 27.6.2013, việc thi hành án bằng cách tiêm thuốc độc sẽ triển khai. Trong số 170 tử tù hoàn thành thủ tục để trả án có những gương mặt 'xông đất' nhà tiêm thuốc độc mà tội danh của họ, nhắc lại vẫn lạnh gáy.
Trong số 11 tử tù đang sống trong phòng biệt giam ở trại giam công an tỉnh Lào Cai, Vàng A Toàn, sinh năm 1978, trú tại phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai (Lào Cai), là tử tù có tên đầu tiên trong danh sách những tử tù xông đất nhà tiêm thuốc độc. Toàn là kẻ vì ghen tuông vô cớ đã cầm dao đâm vợ khiến cả vợ lẫn con gái cùng thiệt mạng.
Đâm vợ vì ghen
Toàn sinh ra trong một gia đình nghèo, làm ruộng. Vì nghèo nên Toàn luôn có tư tưởng mặc cảm, tự ti và nỗi mặc cảm ấy càng lớn dần khi anh ta lấy vợ, có con nhưng chẳng biết làm gì kiếm tiền ngoài việc ở nhà uống rượu, nấu cơm và bế con.
Vợ Toàn là chị Mã Ngọc Huệ, một phụ nữ xinh xắn và khéo nói. Sau thời gian ở cữ nuôi con, chị Huệ để con gái ở nhà cho chồng chăm sóc, còn bản thân theo chúng bạn về Nam Định làm thuê. Toàn không biết vợ mình làm công việc gì nhưng đều đặn hàng tháng nhận được tiền vợ gửi để chi tiêu thì cũng thấy bằng lòng.
Cuối năm 2009, chị Huệ về quê ăn tết với chồng con. Toàn mừng vì vợ chồng có đôi nhưng thấy vợ luôn bận bịu với cái điện thoại thì tỏ ý nghi ngờ. Kể từ hôm đó, hễ khi nào chị Huệ rời khỏi cái điện thoại là Toàn lại tìm cách xem trộm, thấy số điện thoại nào nghi vấn là bí mật dùng điện thoại khác gọi tới để kiểm tra.
Chính vì thái độ đa nghi ấy mà mấy ngày tết, giữa vợ chồng Toàn luôn xảy ra cãi cự. Huệ phản đối ra mặt thái độ thiếu tôn trọng của chồng khi biết Toàn thường xuyên xem trộm điện thoại của mình. Cô bảo tất cả chỉ là quan hệ xã giao, năm hết, tết đến thì nhắn tin, gọi điện chúc tết nhau chứ không có tình ý gì khác. Mặc cho Huệ giải thích, Toàn vẫn âm thầm kiểm tra điện thoại của vợ.
Ngày 10.2.2010, Toàn đèo vợ và con gái xuống nhà chú rể ở thôn Là 1, xã Võ Lao, huyện Văn Bàn (Lào Cai) chơi chúc tết và ngủ qua đêm tại đây. Khoảng 21h30 cùng ngày, khi chị Huệ đã ôm con đi ngủ thì Toàn lén lấy điện thoại của vợ ra kiểm tra, đúng lúc có một cuộc điện thoại gọi đến.
Nhìn tên người hiện trên màn hình là Linh, Toàn bấm máy nghe, được người đàn ông này đề nghị gặp Hương (tên thường ngày của chị Huệ). Toàn cho biết Huệ đã đi ngủ và xưng mình là chồng Huệ, yêu cầu người gọi đến cho biết có quan hệ thế nào với vợ mình. Người đàn ông tên Linh cho biết mình là chú của Huệ, gọi điện thoại từ chỗ làm đến vừa là chúc tết vừa hỏi xem khi nào Huệ xuống làm việc để sắp xếp công việc.
Không chấp nhận lời giải thích của người đàn ông lạ mặt, Toàn lắp sim khác vào điện thoại của vợ rồi gọi cho người đàn ông kể trên và câu đầu tiên của Toàn là: "Anh có phải bồ của cô Hương không". Người đàn ông tên Linh phủ nhận, bảo mình đáng tuổi chú của Hương và yêu cầu cư xử cho đúng mực, không được có những lời lẽ xúc phạm. Hậm hực tắt máy, Toàn đi ngủ trong nỗi bực tức vô cớ vì cho rằng mình mới là người bị xúc phạm.
Sáng hôm sau, trong lúc san nền nhà cho người chú rể, đợi khi chỉ có 2 vợ chồng, chị Huệ mới trách Toàn: "Lần sau anh đừng lấy máy điện thoại của tôi nữa. Anh lấy điện thoại nào điện cho chú Linh để chú ấy trách tôi"?. Toàn không nói gì, lẳng lặng đi ra chỗ khác và kể từ lúc đó cho đến hết bữa cơm trưa, hai vợ chồng không nhìn mặt cũng không nói thêm với nhau một lời nào nữa.
Khoảng 13h30 ngày 11.2.2010, Toàn uống rượu say nên đi tìm chỗ ngủ nhưng khi bước vào buồng, nhìn thấy vợ đang nằm với con gái thì định quay ra. Đúng lúc ấy, chị Huệ tỉnh giấc, lại cất tiếng cằn nhằn chồng về việc nghe điện thoại của mình khiến người tên Linh trách mắng. Huệ bảo Toàn: "Lần sau anh đừng cầm điện thoại của tôi nữa nhé, nói bao nhiêu lần mà không nghe".
Toàn bắt bẻ: "Em nói chuyện với chồng thì bỏ cái chân xuống, không được nằm chống chân như thế". Chị Huệ không bỏ chân xuống và cuộc khẩu chiến giữa hai người lại diễn ra. Do bực tức, Toàn vồ lấy điện thoại của vợ, ném xuống đất vỡ tan. Không nhịn được, chị Huệ thốt lên: "Anh là đồ vô ơn". Toàn gầm lên: "Tao giết mày" rồi chạy xuống bếp cầm con dao chọc tiết lợn.
Nhìn thấy bố giơ dao nhằm thẳng ngực mẹ đâm xuống, bé Loan chỉ kịp thốt lên một câu: "Mẹ ơi" đồng thời nhào tới nằm đè lên ngực mẹ. Oan nghiệt thay lưỡi dao của người chồng trong lúc nóng giận vì ghen tuông đã đâm xuyên qua người bé Loan, trúng tim chị Huệ khiến cả hai mẹ con cùng tử vong sau đó. Với hành vi này, Toàn bị kết án tử hình.
Từ chối viết đơn xin ân xá để sớm được đoàn tụ cùng vợ, con
Toàn có dáng người dong dỏng, nước da trắng và rất ngăn nắp. Mọi tử tù chỉ có một chiếc giường xi măng nên mọi thứ đồ lỉnh kỉnh từ đồ ăn dự trữ, xà phòng, chăn màn, quần áo đều chất cả lên đó thế nhưng với Toàn, số đồ đạc ấy chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ. Trời tháng 5 nắng như đổ lửa, buồng tử tù chỉ có một ô cửa sổ bằng quyển vở, dù tường bê tông dày nửa mét vẫn không cản được cái nóng bên ngoài dội vào.
Tử tù được viết thư cho người thân trước khi ra pháp trường.
Đúng một lúc mà tôi đã thấy mồ hôi chảy dọc lưng mình. Trán tử tù Vàng Văn Toàn cũng lấm tấm mồ hôi nhưng chưa kịp thành giọt đã được đôi tay thoăn thoắt của anh ta lau đi. Ngồi một chỗ nhưng đôi tay của Toàn có thể nói là làm việc hết công xuất. Chúng liên tục di chuyển, với miếng giẻ nho nhỏ, lau chùi khắp cơ thể.
Hình như Toàn sợ bẩn và cũng có thể anh ta sợ đến lúc phải đi trả án không kịp vệ sinh thân thể thì khó lòng được gặp vợ con. Theo trung tá Nguyễn Văn Thí, đội phó đội quản giáo buồng giam trại tạm giam Công an tỉnh Lào Cai thì trong số 11 tử tù đang sống trong phòng biệt giam, Toàn là kẻ đặc biệt ít nói mà hễ mở miệng thì câu đầu tiên của anh ta là xin được chết.
"Ngày đầu mới vào, Toàn bất cần, lúc nào cũng tìm cách làm phiền cán bộ", quản giáo Thí cho biết. Theo lời quản giáo Thí thì ban ngày, Toàn làm ra vẻ hiền lành, ngồi đâu ngồi đấy, không đòi hỏi gì nhưng đêm đến thì khóc rồi hát, chán thì kêu gọi cán bộ mà toàn những lý do rất "giời ơi đất hỡi" đại loại kiểu như: bỗng dưng muốn được nói chuyện với cán bộ; rồi đau bụng, muốn đổi bữa vì chán cơm...
Ban đầu các quản giáo cũng rất khó chịu với thái độ đang đêm bị "dựng" dậy ấy nhưng mọi người vẫn cố nín nhịn, lựa lời nhẹ nhàng khuyên nhủ kẻ bất cần bởi với nghề coi tử tù như các anh thì không ai nói là lường trước được rủi ro, nhất là khi có kẻ quyết chết.
Sau câu "chào cán bộ", Toàn im lặng, chỉ có đôi tay thì vẫn thế, liên tục hoạt động. Miếng giẻ chuyền từ tay nọ sang tay kia, hết lau các kẽ ngón tay rồi chuyển xuống chân. Chiếc khăn lau nhiều chuyển cả màu vải, nhưng Toàn vẫn không dừng công việc của mình. Có vẻ anh ta sợ bẩn, hay sợ nếu dừng cái công việc thường nhật buồn tẻ này, anh ta sẽ phải nghĩ, phải đối diện với hiện thực phũ phàng.
Không ai biết trong đầu anh ta nghĩ gì, ngoài những lời đáp ngắn ngủn và đôi mắt cử động. Hỏi Toàn có ăn ngủ được không, anh ta khẽ cười, không đáp.
Ngày đâm chết vợ, Toàn đã muốn tự tử theo, may mà được người nhà can ngăn kịp thời. Vào trại giam, đã mấy lần Toàn muốn tự sát vì thấy "sống trong tù khổ quá" rồi "muốn được chết sớm cho thanh thản.
Mặc dù tháng nào cũng có người nhà tới thăm nhưng với Toàn, từ ngày vợ con chết, chẳng còn gì để vương vấn cuộc sống này nữa. Trong khi các tử tù đều viết thư xin ân xá, chỉ có Toàn là không viết, cho dù được quản giáo động viên, phân tích. Với anh ta dường như mọi yêu thương trên cõi đời này đã chấm hết.
Theo vietbao
Hơn 170 tử tù tiêm thuốc độc từ ngày 27/6 Hơn 170 người, sẽ bắt đầu thực hiện thi hành án bằng cách tiêm thuốc độc từ 27/6 - Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an Đặng Văn Hiếu cho biết. Theo đó, cả nước chính thức áp dụng phương thức thi hành án từ hình bằng tiêm thuốc độc từ ngày 27/6. Mọi công tác chuẩn bị cho việc này đã cơ...