Tự truyện “sự thật trần trụi” của Mike Tyson: Làm tội phạm từ tấm bé
Quyển tự truyện “Sự thật trần trụi” của Mike Tyson mang đến cho người xem một định nghĩa hoàn toàn khác về cách viết tự truyện. Ở đó, tác giả không chỉ khoe mẽ những chiến tích mà còn đi rất sâu vào bên trong tâm hồn mình, một tâm hồn cô đơn, lạc lối và luôn thèm khát sự cứu rỗi. Dưới đây là trích đoạn đầu tiên của chương 1.
HỒI ĐÓ là năm 1976, lúc tôi ở Brownsville, Brooklyn và tham gia một băng trộm tên là The Cats gồm toàn dân gốc Caribbean. Mấy anh em xã hội của bọn tôi va chạm với băng Puma Boys. Không thể hòa giải, thế là đành “nói chuyện phải quấy”. Bọn tôi đến công viên để hỗ trợ.
Thường thì bọn tôi không chơi súng, nhưng vì là việc của anh em nên cả đám đi trộm ít hàng: vài khẩu súng lục, một khẩu 357 Magnum và một cây súng trường M1 hãy còn nguyên lưỡi lê từ thời Thế chiến thứ nhất. Ai mà biết sẽ vớ được ngần ấy thứ khi đột nhập vào nhà người ta cơ chứ.
Bọn tôi cầm súng đi trên phố, không một ai dám đến gần, cảnh sát cũng chả có để mà can thiệp. Không có cái túi nào để bỏ cây M1 nặng trịch, nên mỗi đứa đành thay phiên nhau vác qua vài tòa nhà.
“Oa, nó kia rồi!” thằng Ron, người Haiti phát hiện ra đầu tiên.
“Thằng con hoang mặc áo Puma đỏ cổ cao. Lên thôi.” Chúng tôi chạy xuyên qua công viên, đến đâu dân chúng dạt ra đến đó y như Thánh Moses đang rẽ biển.
Video đang HOT
Bùm, một đứa trong nhóm đã phơ phát đầu tiên, mọi người quanh đó đều nằm rạp xuống đất vì sợ đạn lạc. Chúng tôi tiếp tục xông lên, nhưng bọn Puma Boys đã kịp núp giữa mấy chiếc xe đậu trên phố. Tôi đang vác cây M1 thì phải quay ngoắt lại khi một gã to xác chĩa khẩu súng vào mình từ cự ly rất gần.
“Mày làm cái đếch gì ở đây vậy?” gã nói. “Cút mẹ mày về nhà ngay cho tao.”
Đó là anh trai tôi, Rodney. Tôi đành lầm lũi rời công viên và đi về.
Năm ấy tôi mười tuổi.
Theo Bongdaplus
Bi hài chuyện các cựu sao phá sản
Cựu tay vợt số 1 thế giới, Boris Becker đã gây bất ngờ khi phải tuyên bố phá sản một cách bất đắc dĩ. Trong khi đó, John Arne Riise thì bị phá sản vì thiếu kiến thức". Ngoài ra một loạt cựu sao thể thao danh tiếng khác cũng đã lâm vào tình cảnh khánh kiệt bởi những lý do bi hài khác nhau.
Phá sản vì làm ăn thua lỗ...
Nhắc tới Boris Becker, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tay vợt lừng danh từng giành 6 danh hiệu vô địch Grand Slam cùng khối tài sản kếch xù lên tới 100 triệu bảng. Chỉ có điều giờ đây Becker lên mặt báo theo cách chẳng ai muốn, qua tuyên bố phá sản vì không thể trả nổi khoản nợ 3,34 triệu bảng vay từ ngân hàng Arbuthnot Latham cách đây 2 năm. Ngoài việc phải bồi hoàn 10 triệu bảng từ vụ ly dị với "tập một" Barbara, cựu tay vợt 49 tuổi này rơi vào cảnh "cháy túi" do kinh doanh thua lỗ. Từ mở học viện tennis mang tên mình tại Trung Quốc, kinh doanh điện thoại di động tại Slovenia, tới sản xuất rượu vang tại Chile, Becker đều thua nhiều hơn thắng. Đặc biệt, thất bại từ việc góp vốn vào dự án xây dựng một tòa tháp thương mại tại Dubai (UAE) vào năm 2011 đã làm tài sản của Becker teo tóp một cách khủng khiếp. Rõ ràng thương trường là nơi chẳng hề phù hợp chút nào với huyền thoại quần vợt người Đức.
Cùng chung cảnh ngộ với Becker còn có cựu ngôi sao Liverpool, John Arne Riise khi phải tuyên bố phá sản từ công việc kinh doanh khách sạn. Theo lời thừa nhận chua chát từ Riise, cựu danh thủ Na Uy quả thực đã mắc phải "sai lầm nghiêm trọng nhất trong cuộc đời" khi lao vào kinh doanh mà không hề trang bị kiến thức. Tương tự Riise là cựu thủ thành người Mỹ, Brad Friedel đã phải trả giá vì chiến thuật không hợp lý khi đầu tư xây dựng học viện bóng đá tại khu vực Lorain County (Ohio). Lời lãi chẳng thấy đâu, thay vào đó học viện này còn khiến cựu thủ thành Tottenham gánh thêm khoản nợ lớn tại ngân hàng. Loay hoay mãi vì cái vòng luẩn quẩn lãi mẹ đẻ lãi con, Friedel đành phải đâm đơn phá sản lên tòa án. Trong danh sách cựu sao thể thao phá sản do làm ăn thua lỗ phải nhắc đến cựu VĐV trượt tuyết nổi tiếng người Anh, Michael Edwards. Từ chỗ rủng rỉnh tiền bạc, cựu VĐV 53 tuổi này đã rơi vào cảnh phá sản một cách cay đắng do yếu kém trong khâu quản lý tài chính.
... tới 1001 lý do bi hài khác nhau
Thực tế, việc làm ăn thua lỗ chỉ là một trong 1001 lý do khác nhau của các cựu sao thể thao bị phá sản. Ngay như Keith Gillespie, cựu cầu thủ Man United đã tuyên bố phá sản sau khi "đốt" hàng triệu bảng vào trò sát phạt đỏ đen. Còn huyền thoại Diego Maradona đã đáp trả cáo buộc từ cơ quan thuế vụ Italia về việc trốn thuế lên đến 34,2 triệu bảng trong thời gian khoác áo Napoli (1984 đến 1991) bằng màn đệ đơn phá sản lên tòa án.
John Arne Riise phá sản vì không có kiến thức về kinh doanh khách sạn
Trong khi cựu võ sỹ quyền Anh, Mike Tyson thì phá tan số tiền hàng trăm triệu bảng chỉ vì ăn tiêu vô tội vạ, cũng như lao theo những thú vui khác người.
Mike Tyson phá sản vì ăn chơi sa đọa
Khôi hài hơn cả phải kể đến Evander Holyfield, đối thủ bị chính Mike Tyson cắn vào tai. Holyfield có đến 11 đứa con với 9 người phụ nữ, chính vì thế tài sản của Holyfield cứ lần lượt đội nón ra đi vì phải trợ cấp theo phán quyết của tòa án. Tới mức nhà cựu vô địch quyền Anh đã phải rao bán nhiều kỷ vật trước khi tuyên bố phá sản. Ngoài ra, có thể kể đến cựu VĐV bóng bầu dục người Mỹ, Keith McCants khi anh phá sản do đổ hết tiền bạc vào sưu tập giày đấu!.
Theo Bongdaplus
Tự truyện "sự thật trần trụi" của Mike Tyson: Không chỉ là một cuốn tự truyện Bản dịch tự truyện "Mike Tyson - Sự thật trần trụi" của Đông A vừa phát hành dài đến gần 600 trang, với chi chít chữ, nhưng lại lôi cuốn như một tiểu thuyết về thế giới ngầm. "Chúng ta có thể kéo một đứa trẻ ra khỏi khu ổ chuột, nhưng không thể kéo khu ổ chuột ấy ra khỏi một đứa...