Tự tin viết tiếp những kỳ tích mới
Những thành tích đầy ấn tượng trong năm cuối của nhiệm kỳ là cơ sở để Việt Nam tự tin bước sang năm mới 2021, mở đầu giai đoạn phát triển mới.
Chúng ta vừa bước qua năm 2020 đầy sóng gió với những thử thách tưởng chừng khó thể vượt qua. Dịch bệnh chưa xong, thiên tai đã dồn dập ập xuống dải đất hẹp miền Trung. Dẫu là điều ngoài ý muốn, nhưng chúng ta biết chấp nhận để tìm cách vượt qua, trụ vững, tiếp tục bước tới, viết nên những kỳ tích khiến bạn bè quốc tế khâm phục.
Bác sĩ BV Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 (Hà Nội) trao đổi về quá trình điều trị người nhiễm Covid-19. Ảnh: Nhân Dân
Năm 2020 được ghi nhận như một bước ngoặt lớn của nhân loại khi đại dịch Covid-19 gây ra những tác hại vô cùng lớn về kinh tế, đảo lộn đời sống xã hội của hầu hết các nước trên thế giới. Hơn 80 triệu người nhiễm bệnh tính đến cuối tháng 12. Trong đó, hơn 1,7 triệu người đã chết và dường như, cơn đại dịch vẫn vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Thực tế cho thấy, không một đất nước nào, dù là cường quốc số một của thế giới đi nữa; không một vị nguyên thủ quốc gia nào, dù là của một nước nghèo nàn lạc hậu hay giàu có văn minh, có thể tự tin vỗ ngực trước sự tấn công của Covid. Thứ trưởng, bộ trưởng, thủ tướng, tổng thống… với virus corona, không ai là ngoại lệ.
Mọi lập luận về “miễn dịch cộng đồng”, hay về một “quy luật đào thải tự nhiên” nào đó, chỉ là ngụy biện hòng che đậy sự bất lực của nhà chức trách khi không có, hoặc không thể thực thi được những biện pháp ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh, nếu không muốn nói là chưa thực sự ý thức hết về những hiểm nguy đe dọa sinh mạng người dân.
Ý chí vươn lên
Trong bối cảnh ấy, Việt Nam đã làm được những điều kỳ diệu khi kiềm chế số ca nhiễm dịch và số người chết vì Covid-19 ở mức thấp nhất (hơn 1.400 người nhiễm bệnh, 35 người chết). Chúng ta đã thành công trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Video đang HOT
Kinh tế vĩ mô ổn định, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng GDP ở mức cao (2,91%), bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.
Việt Nam thuộc top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất. Ảnh: TTXVN
Chả thế mà tạp chí The Economist tháng 8/2020 đã xếp Việt Nam nằm trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Theo Wold Bank, với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8%/năm trong giai đoạn 2016-2019, Việt Nam thuộc top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới vừa công bố cho hay: GDP Việt Nam năm 2020 ước đạt 340,6 tỷ USD, vượt qua Singapore (337,5 tỷ USD), Malaysia (336,3 tỷ USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong khối ASEAN, xếp sau Thái Lan, Philippines và Indonesia.
Những thành công trên vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA 41), ủy viên không thường trực HĐBA Liên hợp quốc… cùng nhiều diễn đàn khác cũng đã giúp Việt Nam ngày càng có tiếng nói cùng trách nhiệm lớn hơn trong những vấn đề khu vực và thế giới. Vị thế, uy tín đất nước trên trường quốc tế vì thế cũng ngày càng nâng cao.
Nhìn lại năm 2020, chúng ta nghiệm ra rằng, thành công không chỉ được xác định bằng những gì chúng ta đã làm được, mà bởi cả những trở ngại chúng ta đã vượt qua. Vì vậy, với những kỳ tích đã đạt được, năm 2020 có thể được xem là năm thành công nhất của Việt Nam trong 5 năm qua về tinh thần và ý chí vươn lên.
Đó là thành công của niềm tin đối với Đảng, với tương lai của đất nước, khi Chính phủ đã lan tỏa tinh thần kiến tạo, vì dân mạnh mẽ, khơi dậy sức mạnh nội tại, khả năng chống chịu, tinh thần đồng thuận xã hội.
Sâu tham nhũng bị trừng trị
Sức mạnh của niềm tin ngày càng vững chắc hơn khi cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng do Đảng ta khởi xướng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trực tiếp chỉ đạo đã đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận.
Bao nhiêu con sâu tham nhũng, nhất là những con sâu lớn, bị pháp luật trừng trị là chừng ấy ung nhọt của xã hội bị loại bỏ, bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước càng có cơ hội trong sạch, vững mạnh, sức chiến đấu của Đảng càng được nâng lên.
Niềm tin của cán bộ, nhân dân cả nước vào Đảng trên vai trò lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước tiếp tục gặt hái những thành tựu mới trong nhiệm kỳ 5 năm tới, khi Đảng ta hoàn thành việc tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13, chọn ra một đội ngũ cán bộ ưu tú nhất để lãnh đạo đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới, trong bối cảnh thế giới biến chuyển không ngừng với cuộc cách mạng 4.0, thực hiện ước mơ vì một Việt Nam hùng cường.
Một tin vui cho những ngày cuối năm là mới đây, ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2021 sẽ đạt mức 6,1%; IMF thì dự báo sẽ tăng trưởng 6,4%. Còn ngân hàng Standard Chartered thậm chí còn dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2021 sẽ đạt 7,8%, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra của Chính phủ là 6%.
Nhìn lại năm Canh Tý 2020 với những thành công trong điều hành của Chính phủ, tinh thần đoàn kết nhất trí, sự tin tưởng tuyệt đối của người dân vào đường lối đổi mới đất nước của Đảng, vào cam kết về một bộ máy lãnh đạo không tham nhũng, hành động tất cả vì dân, vì doanh nghiệp cùng sự ghi nhận vô tư, khách quan của các tổ chức quốc tế, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để hy vọng vào những kỳ tích mới khi đất nước bước vào năm Tân Sửu 2021, nhất là khi đại dịch được ngăn chặn hiệu quả trên phạm vi toàn cầu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự hội nghị Chính phủ với các địa phương
Năm thứ 4 liên tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự hội nghị Chính phủ với các địa phương và sẽ phát biểu chỉ đạo.
Ngày 28-12, hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới dự và sẽ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Trong 3 hội nghị gần nhất vào các năm 2017, 2018 và 2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đều tới dự hội nghị Chính phủ với các địa phương.
Cùng dự hội nghị có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng.
Được tổ chức thường niên vào dịp cuối năm, hội nghị sẽ bàn về những cơ hội, thách thức và sẽ đưa ra những quyết sách quan trọng để đưa đất nước vững bước vào thời kỳ phát triển mới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự hội nghị Chính phủ với các địa phương - Ảnh: VGP
Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương lần này có ý nghĩa đặc biệt hơn khi diễn ra vào cuối nhiệm kỳ và chuẩn bị bước vào năm đầu của giai đoạn mới. Đặc biệt, hội nghị diễn ra trong bối cảnh kinh tế đất nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Dự kiến diễn ra trong 1,5 ngày, hội nghị sẽ xem xét, thảo luận các Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020; dự kiến phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới; kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm 2020 và 5 năm 2016-2020.
Đồng thời, xem xét các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và đề xuất, kiến nghị giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn 2030... Tại hội nghị, Chính phủ và các bộ ngành sẽ lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của các địa phương, từ đó đưa ra các phương án giải quyết, khắc phục để phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2021 và giai đoạn tới.
Trong năm 2020, Việt Nam đã thực hiện thành công "mục tiêu kép", là một điển hình khống chế dịch Covid-19 của thế giới và đạt mức tăng trưởng dương (2,91%), thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Quan trọng hơn, chúng ta đã duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát dưới ngưỡng 4%. Trong bối cảnh khó khăn toàn cầu, chuỗi cung ứng quốc tế đứt gãy, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta vẫn đạt mức kỷ lục 543,9 tỉ USD, xuất siêu hơn 19 tỉ USD.
Việt Nam đã đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 với số lượng văn kiện được thông qua lớn nhất từ trước đến nay; ký kết được Hiệp định RCEP có quy mô lớn nhất thế giới.
Ngày hội Thanh niên Việt Nam - ASEAN 2020 Ngày hội Thanh niên Việt Nam - ASEAN 2020 nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên Việt Nam về ASEAN về những kết quả quan trọng Việt Nam đạt được trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020, thể hiện cam kết của Việt Nam trong thực hiện Kế hoạch hoạt động thanh niên ASEAN giai đoạn 2016 - 2020, sự tham gia tích...