Từ Tiếng Việt xuất hiện trong bộ phim Hàn Quốc siêu hot nhưng… 80% người Việt không hiểu, đọc mà phát lú
Nội dung từ Tiếng Việt này đang nhận về nhiều bình luận trái chiều trên mạng xã hội.
Với những ai là mọt phim Hàn chắc hẳn không còn xa lạ gì với bộ phim Our Beloved Summer (Mùa Hè Yêu Dấu Của Chúng Ta) – một bộ phim Hàn tình cảm, lãng mạn với đề tài thanh xuân, học đường vừa tinh tế, vừa chữa lành được lên sóng vào thời điểm cuối năm 2021. Bên cạnh câu chuyện tình yêu và trưởng thành của những người trẻ trong cuộc sống hiện đại thì các từ ngữ chi chi tiết nhỏ trong phim cũng được mọt phim ghi nhớ và cảm nhận lại.
Mới đây, cư dân mạng được phen xôn xao khi xuất hiện một video trên MXH Tiktok với nội dung một từ tiếng Việt mà 80% khán giả theo dõi bộ phim Our Beloved Summer mới biết. Nếu ai chưa theo dõi bộ phim này mà xem video trên sẽ thấy khá khó hiểu và nhận ra từ này không hề phổ thông. Hiện video đang gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều với lượt tương tác khá khủng.
Một từ tiếng Việt mà 80% khán giả xem Our Beloved Summer mới biết! (Nguồn: Lazzie Thanh Thanh)
Có thể thấy, bạn chủ video đã đưa ra quan điểm của mình về một từ phổ biến trong bộ phim Our Beloved Summer mà hầu hết ai cũng biết là từ ” cáng đáng“. Với những ai chưa theo dõi bộ phim hoặc không tiếp xúc nhiều với cụm từ này thì sẽ thấy nó khá xa lạ.
Cụm từ “cáng đáng” gây khó hiểu với những bạn không hiểu và ít khi sử dụng
Theo như từ điển tiếng Việt,”cáng đáng” là động từ chỉ sự nhận và làm công việc khó khăn nào đó, coi đó như là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Trong ngữ cảnh nào đó, như một phân đoạn trong phim, thì nó đồng nghĩa với từ gánh vác, đảm nhiệm, chịu trách nhiệm.
Câu chuyện sẽ không đi quá xa nếu như có một số bộ phận cư dân mạng cho rằng: do vốn tiếng Việt kém nên thấy từ này quá xa lạ, hay từ này trong sách giáo khoa tiếng Việt không hề có, và không hiểu bạn chủ video khảo sát hay lấy thông tin ở đâu mà khẳng định 80% người Việt hoàn toàn biết từ này,…
Liên hệ với chủ nhân của video, bạn Nguyễn Thị Thanh Thanh (sinh viên năm 4, khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Chắc hẳn khán giả xem phim cũng nhiều người thấy từ này khá lạ lẫm nhưng vẫn hiểu nghĩa nhờ ngữ cảnh.
Nhiều fanpage của bộ phim cũng đăng tải content về từ ‘cáng đáng’ như mình. Mục đích ban đầu mình để là cho các fan của bộ phim này xem thôi vì có ghi là ‘Khán giả Việt xem Our Beloved Summer’, nhưng nhiều người hiểu nhầm là mình đánh đồng 90 triệu người dân Việt Nam nên mới gây ra tranh cãi như vậy!”.
Bạn Nguyễn Thị Thanh Thanh (sinh viên năm 4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Khi được hỏi về cách đối mặt với những bình luận gay gắt từ phía cộng đồng mạng, cô nàng tâm sự: “Ban đầu mình không nghĩ content sẽ gây tranh cãi đến thế, mình khá buồn và lo sợ. Nhưng mình chọn cách đối mặt với nó. Mình giải thích và ghim comment để mọi người cùng xem. Nếu mọi người đã đọc được mục đích mình muốn truyền tải mà vẫn dành lời không hay đến mình thì mình sẽ chọn cách im lặng.
Mình nghĩ mọi người chỉ tin vào những gì họ muốn tin, dù mình cố gắng giải thích thì cũng khó xoay chuyển được suy nghĩ của bất kỳ ai. Vì vậy nếu ai thấy content vui thì họ sẽ ủng hộ, nếu ai chưa biết nghĩa thì từ video của mình họ sẽ biết được. Điều đấy đã an ủi mình phần nào rồi”.
Ở dưới phần bình luận, tuy vẫn còn xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều nhưng hầu như cộng đồng mạng đều tỏ ra thông cảm với cô bạn vì video được đăng lên chỉ mang tính chất giải trí và hứa sẽ tiếp thu những ý kiến mang tính chất đóng góp của mọi người:
- Đừng chỉ 1 chữ mà suy ra 1 câu vậy chứ. Mong bạn sẽ cân nhắc và cẩn thận ở những content sau.
- Đang nói các bạn xem phim mà nhỉ. Chính mình là người ban đầu cũng không hiểu từ này, đến khi xem bạn này mình thấy vui vì có người giống mình. Mong mọi người đừng khắt khe quá!
- Ai là fan của bộ phim thì vui với content này thôi mà sao các bạn phải phân tích chi cho mệt.
- Mong bạn chủ sẽ rút kinh nghiệm ở những content video sau nhé!
Nguồn: Nhân vật cung cấp
Khách Tây đánh vần tiếng Việt từ NHẸ, thắc mắc vì sao trong nhẹ lại có NẶNG, nghe netizen giải thích mà sang chấn tâm lý giùm
Câu hỏi tiếng Việt này chắc nhiều người Việt cũng thắc mắc lắm!
Một trong những gạch đầu dòng quan trọng cho các sinh viên quốc tế muốn đến Việt Nam học tập và sinh sống là phải học tiếng Việt. Khác với các ngôn ngữ khác, tiếng Việt có hệ thống 29 chữ cái và 6 thanh điệu tạo nên độ trầm bổng trong tiếng nói. Sau khi thuộc bảng chữ cái, người muốn học tiếng Việt phải học được cách ghép vần và đánh vần để tạo ra từ có nghĩa.
Nhiều người bảo đánh vần tiếng Việt thì rất dễ nhưng với cô nàng người Nga tên Lilly, dù đã có thời gian dài tiếp xúc và gắn bó với tiếng Việt nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung lại không cho như vậy. Trong một đoạn TikTok cô nàng đăng tải, cô đã chỉ ra điểm khó hiểu của việc đánh vần bằng tiếng Việt. Cô nàng trích dẫn một số từ sau đây:
NHẸ: Nhờ - e - nhe - nặng nhẹ => trong NHẸ lại có NẶNG?
HIỂU: Hờ - iêu - hiêu - hỏi hiểu => Đã HiểU lại còn HỎI?
VỮNG: Vờ - ưng - vưng - ngã - vững => Đã VỮNG lại còn NGÃ?
Chữ NGẮN lại dài hơn chữ DÀI?
Cô gái Tây thắc mắc về những từ tiếng Việt mà đến người bản địa cũng không giải thích được! (Nguồn: Hàng Xóm Tây)
Nghe đến đây, nhiều dân mạng Việt Nam không khỏi bật cười vì sự nghịch lý này. Đã từng có nhiều người có thắc mắc y chang nhưng chẳng thể nào giải thích được. Tuy nhiên, đây chỉ là những thắc mắc vui thôi chứ ai cũng biết nặng, hỏi, ngã, huyền khi đánh vần đều là để thể hiện cho dấu cấu tạo chữ, không mang trường nghĩa nào cả.
Dù thế, dân mạng cũng nhiệt tình giải đáp cho cô nàng này bằng nhiều cách trả lời đầy thú vị và sáng tạo:
"Ngôn ngữ nước nào cũng có sự xoắn não. Nếu bạn biết tiếng Anh, trong tất cả các mối quan hệ đều có sự kết thúc. End trong Boyfriend, End trong Girlfriend, chỉ có Family kết là ILY là I Love You!"
"Có nặng mới có nhẹ, có hỏi thì mới hiểu được, có ngã thì mới có thể đứng vững!"
"Tiếng Anh cũng vậy mà chị. Trong 'believe' là tin tưởng vẫn có 'lie' là lừa dối thôi!"
Trong tiếng Việt, để đánh vần, thường tuân theo các nguyên tắc/cách cấu tạo sau đây:
1. Nguyên âm đơn/ghép dấu: Ôi, Ai, Áo, Ở, . . .
2. (Nguyên âm đơn/ghép dấu) phụ âm: Ăn, Uống, Ông. . .
3. Phụ âm (nguyên âm đơn/ghép dấu): Da, Hỏi, Cười. . .
4. Phụ âm (nguyên âm đơn/ghép dấu) phụ âm: Cơm, Thương, Không, Nguyễn.
Anh Tây lên mạng tra cứu ý nghĩa một loạt từ Tiếng Việt, đọc từng từ mà dân tình cười ngất: Quả này phải hỏi mấy em tuổi teen Tiếng Việt là một ngôn ngữ thú vị và học thành thạo không dễ đâu nhé! Đối với người nước ngoài, Tiếng Việt của chúng ta chưa bao giờ là một ngôn ngữ dễ học. Khác với các ngôn ngữ khác trên thế giới, Tiếng Việt có bộ dấu câu đặc biệt. Chỉ cần thay đổi dấu là ta có một từ khác...