Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ
Để có giấc ngủ hiệu quả, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến tư thế nằm ngủ thoải mái nhất cho cả mẹ và con trong thời gian mang thai.
Tư thế ngủ cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Ảnh minh họa
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bụng mẹ bầu còn nhỏ, lực tác động lên cơ thể chưa đáng kể nên chị em có thể ngủ tùy ý để cơ thể cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, mẹ bầu nào có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì nên thay đổi. Những tư thế này vừa ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, vừa không an toàn cho sự phát triển của thai nhi.
Tư thế ngủ cho mẹ bầu 3 tháng giữa
Ảnh minh họa
Đây là thời kỳ cần chú ý bảo vệ phần bụng của bà bầu, tránh tuyệt đối lực tác động từ bên ngoài. Nếu nước ối quá nhiều hoặc mang song thai, bà bầu nên nằm nghiêng. Tư thế ngủ này khiến bà bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai như các tư thế nằm khác. Nếu mẹ bầu cảm thấy phần chân nặng nề, có thể nằm ngửa và kê chân lên gối mềm.
Tư thế năm ngủ cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Đến giai đoạn 3 tháng cuối thai kì, lúc này em bé đã lớn lên rất nhiều trong bụng mẹ. Mẹ bầu không thể nằm ngửa hay nằm sấp khi ngủ. Thời điểm này, tử cung các chị em thường xoay về phía bên phải nên mẹ bầu khi ngủ hãy nằm nghiêng bên trái. Tư thế này sẽ giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu. Bên cạnh đó, ngủ nằm nghiêng bên trái sẽ làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Trường hợp mẹ bầu gặp hiện tượng phù nề hoặc tĩnh mạch ở chân căng lên, mẹ bầu có thể vừa nằm nghiêng bên trái, vừa kê cao chân để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Tránh nằm ngửa luc ngủ khi đang mang thai
Tư thế nằm ngủ ngửa thực sự không tốt cho bà bầu, do trọng lượng của thai nhi và tử cung sẽ gây áp lực lên các cơ quan nội tạng của người mẹ, từ đó dẫn đến khó khăn trong việc lưu thông máu đến nhau thai rất nguy hiểm.
Đó là lý do tại sao mẹ bầu nên lựa chọn tư thế ngủ an toàn và phù hợp hơn để giảm các vấn đề nguy cơ thai chết lưu và thai nhi chậm phát triển. Thế nhưng, bạn cũng không nên quá lo lắng vì nếu thai kỳ của bạn không có biến chứng xấu, tỷ lệ thai chết lưu là khá thấp (1/200).
Một số lưu ý để mẹ bầu có giấc ngủ ngon
- Không nên nằm giường cứng.
- Không kê đầu quá cao.
- Không mặc trang phục gò bó, chật chội khi ngủ gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
- Nên đi ngủ sớm và đúng giờ để tạo nhịp sinh hoạt điều độ cho hai mẹ con.
- Để dễ đi vào giấc ngủ, mẹ bầu có thể uống một cốc sữa ấm. Sữa ấm có tác dụng an thần, giảm chứng ợ nóng ở phụ nữ mang thai.
- Tập thể dục hay tham gia một lớp yoga dành cho bà bầu. Các bản nhạc không lời nhẹ nhàng cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Tránh các đồ uống có cồn, cafein như cola, trà hay cà phê, đặc biệt là không uống vào buổi tối.
- Ăn tối sớm với thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Các loại gia vị hay thức ăn dầu mỡ có thể dẫn tới tình trạng ợ chua, ợ nóng, gây khó ngủ.
- Thỉnh thoảng đổi phòng ngủ để thay đổi không khí. Giữ phòng ngủ luôn sạch sẽ để tạo cảm giác dễ chịu.
Nếu bạn ngáy, hãy tránh ngủ ở tư thế này
Tất cả chúng ta đều thích một số tư thế ngủ hơn những tư thế khác. Tư thế ngủ ưa thích của bạn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến hơi thở và tư thế của bạn.
Những người ngủ ngáy cần phải đặc biệt cẩn thận về tư thế ngủ của mình vì có một tư thế có thể khiến họ gặp rắc rối vào ban đêm - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đó là lý do tại sao những người ngủ ngáy cần phải đặc biệt cẩn thận về tư thế ngủ của mình vì có một tư thế có thể khiến họ gặp rắc rối vào ban đêm.
Điều gì dẫn đến ngủ ngáy?
Theo dữ liệu, ngáy ảnh hưởng đến khoảng 2 tỉ người trên toàn thế giới. Hầu hết mọi người đều bỏ qua tình trạng này, coi đây là thói quen ngủ bình thường. Sự thật là ngủ ngáy nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như huyết áp cao, bệnh mạch vành và thậm chí là đau tim, theo Times of India .
Một người bắt đầu ngáy khi đường hô hấp trên, đặc biệt là cổ họng và đường mũi, rung động do luồng không khí hỗn loạn trong khi thở trong khi ngủ. Người ngủ ngáy nhiều hoặc có quá nhiều mô cổ họng và mũi hoặc mô mềm, dễ bị rung hơn. Vị trí của lưỡi cũng có thể dẫn đến ngáy. Tình trạng ngáy vào ban đêm của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn trong trường hợp nghẹt mũi như cảm lạnh và dị ứng.
Tư thế ngủ cần tránh
Ngáy thường phổ biến hơn ở những người thích nằm ngửa khi ngủ. Điều đó xảy ra vì đường thở dễ bị xẹp do các yếu tố bên ngoài và bên trong. Trọng lực có thể chuyển các mô này vào cổ họng, ngăn chặn luồng không khí tự do. Lưỡi và vòm miệng mềm cũng có thể thư giãn ở phía sau cổ họng của bạn, gây ra rung động. Sự cản trở luồng không khí, nghẹt thở và thở hổn hển cũng có thể dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ. Ngủ nghiêng giúp bạn thở tốt hơn và có giấc ngủ ngon vào ban đêm.
Cách thay đổi tư thế ngủ của bạn
Vì vậy, bây giờ chúng ta biết ngủ nghiêng là tốt hơn, thách thức lớn nhất là duy trì tư thế ngủ khi bạn đã ngủ say. Bạn có thể ngủ nghiêng khi xuống giường, nhưng khi đã ngủ, bạn sẽ khó kiểm soát việc thay đổi tư thế hoặc không nằm ngửa khi ngủ.
Tuy nhiên, có một số cách để duy trì tư thế ngủ của bạn và học cách ngủ nghiêng. Có một số thiết bị có sẵn trên thị trường, bạn có thể thử, như:
Báo thức tư thế
Vòng đeo cổ rung
Gối định vị đặc biệt
Đai cản
Áo ngủ đã sửa đổi
Thủ thuật DIY để định vị lại bản thân
Có một cách khác không tốn kém để đặt lại vị trí của mình vào ban đêm, được sử dụng trong một thời gian dài. Trong trường hợp này, tất cả những gì bạn phải làm là gắn một quả bóng tennis vào mặt sau của bộ đồ ngủ hoặc áo phông để tránh lăn trên lưng. Khi bạn lăn trở lại, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và thức dậy hoặc thay đổi tư thế của bạn, theo Times of India .
Mẹ bầu có biết: Ban đêm xoay mình nhiều lần dễ khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ Trong thời gian mang thai, mẹ bầu khi ngủ vào ban đêm nên chú ý nghỉ ngơi thật tốt, tránh xoay lật người nhiều gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu xoay mình nhiều lần khi ngủ ảnh hưởng thế nào đến thai nhi? Đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến em bé. Khi mẹ liên tục trở mình và không thể ngủ...