Tư thế ngồi lái xe đúng
Ngồi lái đúng tư thế giúp lái xe có khả năng quan sát, điều khiển xe tốt nhất cũng như hạn chế thấp nhất chấn thương, tai nạn.
Tại cuộc trải nghiệm lái xe vừa được tổ chức tại Hà Nội, chuyên gia hướng dẫn lái xe của BMW cho hay, lái xe cần chú ý một số điểm sau khi bắt đầu ngồi lên xe:
1- Khoảng cách giữa đầu với trần xe: Tầm quan sát tốt nhất được cho là khi người lái điều chỉnh độ cao ghế sao cho khoảng cách giữa đầu và trần xe tương đương độ rộng của 4 ngón tay. Lúc này người lái chỉ cần gập ngón tay cái, khép 4 ngón còn lại và đưa bàn tay lên đầu để đo khoảng cách cần thiết.
Khoảng cách từ đầu tới trần xe là chiều ngang 4 ngón tay
2- Tư thế chân: Chân phải của lái xe khi đạp phanh hết cỡ vẫn còn tạo một góc 30 độ. Điều này giúp cho người lái có lực tốt nhất để đạp phanh, đồng thời tránh tình trạng lực dồn từ bàn chân lên hông gây chấn thương nếu chẳng may xảy ra va chạm.
Chân để thẳng quá sẽ thiếu lực khi cần và có thể gây chấn thương nặng hơn
3- Ghế ngồi: không nên ngả quá ra phía sau vì lưng không có điểm tựa, người xe trôi lên khi phanh gấp. Tuy vậy cũng không nên thẳng quá, gây khó khăn cho cánh tay, lưng.
Video đang HOT
4- Dây an toàn: Kiểm tra kỹ bằng cách giật mạnh đầu treo.
Khuỷu tay không quá gập
5- Tư thế cầm vô lăng: tuân thủ đánh lái theo hướng 3 giờ và 9 giờ.
Theo VnMedia
Những sai lầm thường mắc phải khi sử dụng ô tô
Thiếu kiểm tra, chăm sóc động cơ khi xe chạy nhiều giờ liên tục, không chú ý quan sát giao thông trên đường, không thắt dây an toàn... là những lỗi thường mắc phải khi sử dụng xe ô tô.
Nhiều lái xe ít quan tâm hoặc quên lịch bảo dưỡng định kỳ do nhà sản xuất đề ra. Trong đó, có liên quan đến "nghĩa vụ" và "quyền lợi" của nhà sản xuất đã cam kết với khách hàng trong việc bảo hành phương tiện đối với từng dòng xe.
Sai lầm khi bảo trì
Không tuân thủ thay thế vật tư, dầu bôi trơn chính phẩm "API" theo khuyến nghị của nhà sản xuất (phân loại xăng hoặc dầu diesel). Nhà sản xuất luôn khuyến nghị định kỳ chuẩn cho điều kiện vận hành bình thường và có chú thích định kỳ rút ngắn cho các điều kiện bất lợi (đường xấu, mưa bão...).
Ngoài ra, người lái xe cũng cần lưu ý, thời điểm thay dầu phụ thuộc vào cả hai yếu tố là thời gian và quãng đường đi được. Nếu đổ loại dầu được khuyến nghị thay sau 10.000 km, nhưng vì lý do nào đó phải mất một năm mới đi đủ quãng đường đó thì dầu dầu cần được thay sớm hơn mà không cần đợi đến khi đủ km quy định. Vì mặc dù xe chạy ít, nhưng dầu lưu giữ trong động cơ lâu ngày cũng bị xuống cấp theo thời gian. Bên cạnh số km, nhà sản xuất cũng quy định nếu sau một năm mà xe chưa đạt số km quy định thì vẫn cần phải thay dầu động cơ.
Thiếu kiểm tra hay chăm sóc động cơ trong quá trình xe chạy nhiều giờ liên tục, xe chạy quá tải hoặc qua những đoạn đường ngập lụt, nước đã tràn vào khoang động cơ dẫn đến dầu bôi trơn bị biến dạng hoặc rò rỉ thiếu dưới mức quy định của "thước thăm" (dụng cụ để người lái xe kiểm tra mức nhớt cho phép của mỗi động cơ cho phù hợp) dẫn đến dễ mòn hỏng động cơ. Bởi nếu nước tràn vào, dầu nhớt sẽ chuyển từ màu xám nâu thành màu trắng đục và mất hết dầu khoáng, các phụ gia chống mài mòn, lúc này sẽ gây nhiều ma sát giữa các cổ góp trục khuỷu chính của động cơ.
Thay thế phụ tùng xe mà không tuân theo khuyến nghị bắt buộc của nhà sản xuất rất dễ dẫn đến hao mòn, hỏng hóc xe.
Sai lầm khi đang lái xe
Chủ quan, không chú ý quan sát giao thông trên đường. Các chuyên gia khuyến cáo, trong khi đang điều khiển xe chạy trên đường thì cứ 3 đến 5 giây, người lái xe phải liếc gương chiếu hậu một lần, có như thế mới chủ động được trước một số tình huống.
Lái xe lúc sức khỏe không đảm bảo, tinh thần mất tập trung do gọi điện thoại, thao tác xe không thành thạo, đùa giỡn với những người xung quanh. Ngay cả việc bật nhạc to, ăn uống và hút thuốc cũng làm người lái phân tâm.
Tư thế ngồi không hợp lý không những làm cơ thể mệt mỏi mà còn làm hạn chế tầm nhìn, giảm khả năng điều khiển chân phanh, ga, côn. Ngồi quá gần hoặc quá xa vô-lăng làm giảm khả năng lái.
Những lúc trời mưa, không lau khô chân và giày trước khi lái xe, điều này rất dễ khiến người tài xế gặp sự cố bởi chân và giày ướt rất dễ khiến chân bị trượt khỏi các bàn đạp.
Một số sai lầm khác
Không thắt dây an toàn; vi phạm lỗi tốc độ; vượt, dừng, đỗ sai quy định. Không hạn chế tốc độ tối thiểu khi đi vào đường cong, đường sá không tốt... cũng ảnh hưởng đến mức độ an toàn.
Ngoài ra, việc trang bị nhiều thiết bị như tivi, LCD không chuyên dụng, phim cách nhiệt đậm màu... làm hạn chế tầm nhìn, mất tập trung dẫn đến dễ xảy ra tai nạn.
Người lái tự ý thay thế gương phản chiếu, kính chắn gió của xe, độ chế cửa xe sai quy định... sẽ làm tăng thêm nhiều góc khuất chữ A, hạn chế tầm quan sát, khiến người lái khó xử lý khi gặp sự cố.
Để hạn chế thấp nhất các tai nạn có thể xảy ra trong lúc vận hành xe, người lái phải tuyệt đối chấp hành nghiêm luật giao thông, tuyệt đối không thay thế hay hoán cải các thiết bị an toàn xe mà nhà sản xuất đã khuyến nghị chấp hành.
Theo Báo Giao Thông Vận Tải
Đai an toàn - sợi dây đảm bảo sự sống Báo cáo từ Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA), trung bình mỗi năm dây đai an toàn cứu sống 13.000 người Mỹ, ước tính khoảng 7.000 vụ tai nạn sẽ tránh được tổn thất về người nếu nạn nhân thắt dây an toàn. Dù trong một số tình huống đai an toàn gây tác dụng ngược, nhưng gần như...