Tư thế ngồi dễ làm biến dạng xương của trẻ, cha mẹ cần sửa ngay giúp con khi còn nhỏ
Những tư thế ngồi sai sẽ khiến xương trẻ dễ biến dạng. Do đó cha mẹ cần theo dõi và sửa giúp con ngay từ khi còn nhỏ.
Xương của trẻ rất linh hoạt. Nếu bé ngồi sai tư thế rất dễ ảnh hưởng đến hình dạng chân của bé, khiến chúng bị biến dạng. Do đó ngay từ nhỏ, cha mẹ đã phải để ý đến kiểu ngồi của con để giúp con sửa lại.
Dưới đây là một số kiểu ngồi sai hay gặp ở trẻ
Một số em bé rất thích kiểu ngồi chữ W. Kiểu ngồi này giúp bé duy trì sự cân bằng của cơ thể. Tuy nhiên với kiểu ngồi này, xương chậu sẽ mở rộng ra bên ngoài, khớp gối ở trạng thái ngược và xương đùi bị đảo chiều nên sẽ ảnh hưởng đến tư thế đi bộ của bé. Do đó cha mẹ nên nhanh chóng giúp bé sửa lại tư thế ngồi này.
Khi bé có thể tự đứng dậy, bé cũng hay ngồi xổm, hai chân đặt dưới mông khá lâu. Tư thế này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của chân. Về lâu dài, các khớp xương sẽ phát triển sai hướng làm chân em bé bị biến dạng.
Có 3 tư thế ngồi này bố mẹ có thể hướng dẫn cho con để bé ngồi chơi
Khi bé ngồi trên mặt đất, bố mẹ có thể để 2 chân tạo thành hình chữ V để bé có thể đặt đồ chơi hoặc sách lên đọc.
Ngồi bắt chéo chân
Đây còn gọi là tư thế ngồi Ấn Độ vì khi em bé ngồi bắt chéo chân giống như một nhà sư đang ngồi thiền.
Ngồi trên võ đài
Hãy để em bé ngồi trên mặt đất, hai lòng bàn chân hướng vào nhau. Đây là tư thế ngồi khá phù hợp với bé.
Video đang HOT
Moon
Theo Sohu/emdep
Điểm danh 9 tư thế cùng thói quen gây hại cho xương cốt, rất phổ biến nhưng ít người quan tâm
Những tư thế, thói quen xấu này rất phổ biến trong cuộc sống, ít người quan tâm nhưng lại gây tổn thương đến xương cốt, vô tình làm tăng tốc độ lão hóa xương và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
1. Ngồi xổm và quỳ
Khi giặt quần áo, lau nhà... ta rất hay ngồi xổm để làm. Thói quen tưởng chừng bình thường ấy lại không hề tốt cho xương!
Nghiên cứu đã chỉ ra: gánh nặng cho xương bánh chè bằng 0 khi nằm; gấp 1 đến 2 lần khi đứng lên; gấp 4 lần khi chạy và gia tăng sức nặng gấp 8 lần khi ngồi xổm hoặc quỳ.
Người lớn tuổi hoặc người béo phì cố gắng không nên ngồi xổm hoặc quỳ. Nếu có, thời gian không quá 20 phút. Khi đứng dậy, có thể vịn ghế, bàn để đứng giúp giảm áp lực lên khớp gối.
2. Đeo túi một bên vai
Những người hay đeo túi một bên vai rất dễ bị tổn thương xương bả vai, làm vai đau mỏi, thậm chí gây lệch vai: vai cao, vai thấp.
Nguyên nhân dẫn đến điều này là do khi đeo túi một bên vai, để ngăn dây đeo trượt xuống, một bên vai luôn phát ra lực đẩy dây đeo lên. Về lâu về dài, có thể gây nên lệch, cong cột sống.
Các bạn nữ còn bị ảnh hướng tới ngực, làm hai bên phát triển không cân đối. Đặc biệt, trong giai đoạn phát triển càng dễ bị tổn thương hơn.
Khuyến cáo rằng nên đeo ba lô hoặc đeo túi một bên vai thì nên luân phiên đổi bên để tránh những hậu quả trên.
3. Nằm cong lưng trên ghế sofa
Rất nhiều người thích nằm cong lưng trên ghế để xem TV, đọc sách, chơi điện thoại. Mặc dù cơ thể cảm thấy khá thoải mái nhưng thói quen này gây tổn thương đến cột sống lưng.
Cơ thể ở vị trí nửa ngồi nửa nằm như thế, cột sống thắt lưng không có đầy đủ lực chống đỡ, độ cong của cột sống bắt buộc phải thay đổi, trọng lực của đĩa đệm tăng lên. Theo thời gian, tư thế này khiến các bắp thịt, cơ mệt mỏi; vẹo cột sống.
Nên đặt gối sau lưng để hỗ trợ xương cột sống, giảm bớt áp lực cho xương và các cơ.
4. Cúi đầu để xem điện thoại
Tư thế này gây nguy hiểm cho cột sống cổ. Khi chơi điện thoại, ta thường cúi đầu xuống, điều này làm trọng lượng của đầu tăng lên, gia tăng áp lực lên cột sống cổ.
Tư thế này diễn ra trong thời gian lâu, không ngừng nghỉ gây ra đau nhức vai, cổ, đau lưng, nặng hơn là thoái hóa đốt sống cổ.
Khi cúi đầu xem điện thoại, mỗi lần không nên quá 15 phút, sau đó nên nghỉ ngơi, tránh làm tăng gánh nặng cho cột sống cổ. Tốt nhất không nên cúi đầu, nên giữ đầu thẳng, cầm điện thoại xem theo hướng đó.
Những người làm việc thường xuyên phải cúi đầu như vậy nên hình thành một thói quen cứ một giờ là lại hoạt động chân tay. Lúc không bận rộn, tập luyện một chút để xương cốt thư giãn hơn: chắp hai tay sau đầu, nghiêng đầu qua lại hai bên 4 - 5 lần; ưỡn ngực; nhún vai lên xuống.
5. Ngủ gục trên bàn
Ngủ gục trên bàn là lựa chọn của rất nhiều sinh viên, nhân viên văn phòng vào giờ nghỉ trưa. Thói quen này làm đau nhức cổ, tổn thương đến xương. Nằm như vậy ảnh hưởng xấu đến độ cong của đốt sống cổ. Lâu dài sẽ gây đau mỏi liên miên khiến bạn càng khó ngủ hơn.
Tư thế tốt nhất với xương là nên nằm thẳng. Nếu không, bạn có thể ngồi trên ghế, đặt một chiếc gối sau lưng, sau cổ, ngả người ra phía sau, nghỉ ngơi một lúc là phù hợp nhất.
6. Đứng với tư thế nghỉ, vẹo người sang một bên
Đứng với tư thế này, cơ thể sẽ dồn trọng lực sang một bên chân. Trong một thời gian ngắn thì tư thế này giúp cơ thể thư giãn, đỡ mỏi hơn. Duy trì trong một khoảng thời gian dài, tư thế này làm lệch cột sống thắt lưng, biến dạng xương chậu do lực không cân bằng hai bên cột sống.
Nên duy trì tư thế đứng đúng: đầu, ngực để thẳng; cánh tay thả tự nhiên sao cho lực phân bố đều hai chân, có lợi cho xương và điều hòa hơi thở.
7. Vắt chéo hai chân
Khi vắt chéo hai chân, xương chậu bị lệch, cột sống thắt lưng cũng không thẳng. Trong một thời gian dài có thể gây nên biến dạng cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm.
Cột sống của người nhìn từ bên cạnh sẽ có hình chữ S. Thường xuyên vắt chéo hai chân trong một thời gian dài rất dễ gây gù lưng, khiến cột sống bị cong gần giống chữ C. Điều này gây ức chế dây thần kinh cột sống, gây đau nhức.
Tư thế này sẽ không khiến bạn lập tức bị mắc các bệnh về xương khớp, nhưng nó làm gia tăng áp lực lên cấu trúc bên trong của khớp gối, khiến cho sụn khớp gối bị bào mòn. Đối với những người cao tuổi xương cốt đã bị thoái hóa dần, điều này sẽ dễ dẫn đến nguy cơ viêm xương khớp hơn.
8. Giữ điện thoại bằng đầu và vai
Một số người vì quá bận rộn vừa phải làm việc, vừa phải nghe điện thoại nên họ sẽ chọn cách giữ điện thoại áp lên tai và vai. Như vậy rất dễ làm đau mỏi cổ, có thể gây nên sái cổ, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
9. Giữ thẳng đầu gối khi cúi xuống nhấc vật nặng
Khi giữ thẳng đầu gối và uốn cong lưng xuống để nhấc một vật nặng lên, cơ thể sẽ không phát huy được sức mạnh của các cơ quanh hông và đầu gối một cách hiệu quả. Các cơ, dây chằng ở thắt lưng sẽ bị tổn thương do gánh nặng quá mức. Điều này cũng gây bất lợi cho cột sống thắt lưng.
Khi nhấc vật nặng lên: nên để vật nặng gần với cơ thể mình nhất, ngồi xổm xuống; giữ cột sống lưng thẳng và sử dụng cơ chân để nâng đỡ cơ thể và từ từ đứng lên để tránh tác động đột ngột đến xương khớp.
Tư thế đúng khi nhấc vật nặng (Ảnh: wikiHow)
Source (Nguồn): Sohu
Theo Helino
Chơi dại thách thức 'ngồi xổm', 2 cô gái phải nhập viện Một cô gái 19 tuổi ở Trung Quốc đã nhập viện sau khi squat, tức ngồi xổm, 1.000 lần. Hậu quả của việc này là bắp chân bị đau dữ dội. Cô cũng suýt tử vong nếu nhập viện chậm trễ. Cô gái ở Trung Quốc cảm thấy đau bắp chân dữ dội và nhập viện sau khi squat 1.000 lần - Ảnh...