Tự tháo bó bột để đắp lá chữa gãy xương, người phụ nữ suýt mất tay
Bệnh nhân ở Quảng Bình bị nhiễm trùng, hoại tử da cánh tay do tự ý tháo bó bột để đắp bằng lá từ thầy lang vườn.
Ngày 28/4, người phụ nữ 50 tuổi được người nhà đưa đến Bệnh viện Việt Nam Cu Ba Đồng Hới cấp cứu trong tình trạng sốt cao, mỏi mệt cẳng tay phải thâm đen, hoại tử da khô đen.
Cẳng tay bị hoại tử da khô đen vì bó lá thời gian dài. Ảnh: Long Nhật.
20 ngày trước bệnh nhân bị ngã gãy xương cẳng tay được bác sĩ bó bột. Sau đó 4 ngày, bệnh nhân tự tháo bột và đến nhà thầy lang vườn để bó lá. Được 16 ngày khi mở lá ra thì cẳng tay đã nhiễm trùng, bỏng rộp da, người bệnh sốt cao. Theo các bác sĩ, rất may là phần cẳng tay bị hoại tử da khô đen vẫn có thể cứu được.
Hiện một số gia đình vẫn có thói quen tự chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian hoặc bài thuốc gia truyền của các lang vườn. Đây là việc làm khá nguy hiểm bởi nhiều thầy lang vườn không được đào tạo cơ bản về y tế, khó có thể nhận biết mức độ thương tổn của vết thương cũng như tình trạng bệnh lý của người bệnh để điều trị. Điều trị không đúng có thể khiến vết thương bị viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không viêm nhiễm trở nên viêm nhiễm.
Khi bị thương tự ý đắp lá, đắp cao dễ gây ra bị bong rộp da gây nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây ra viêm mủ màng tim, áp- xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm xương tủy xương, thậm chí… tử vong. Có nhiều bệnh nhân đến viện khi vết thương để lâu gây ra nhiễm trùng huyết, bị hoại tử, phải cắt bỏ chi do biến chứng nặng.
Để tránh những hậu quả đáng tiếc, bác sĩ khuyến cáo không nên tự ý dùng các loại thuốc lá, các loại cây để bó, vừa tốn kém vừa không hiệu quả, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Long Nhật
Theo vnexpress.net
Thuốc trị trào ngược có thể gây viêm phổi
Uống các thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong ít nhất một năm có liên quan đáng kể đến sự phát triển tình trạng viêm ở phổi, một nghiên cứu của Anh cho biết.
Video đang HOT
PPI có thể dẫn đến viêm phổi do nó trung hòa axit dạ dày, vốn có tác dụng như một rào cản hiệu quả chống lại nhiễm trùng.
Mặc dù thường được coi là an toàn, nhưng trước đây các PPI trước từng bị liên hệ với sa sút trí tuệ, gãy xương, trầm cảm và nhiễm trùng đường ruột.
Được bán không cần đơn tại các nhà thuốc, cửa hàng tạp hóa và siêu thị, mỗi năm chỉ riêng ở Anh các bác sĩ đã kê hơn năm triệu chai và gói PPI để điều trị ợ nóng nghiêm trọng.
Nghiên cứu trước đây gợi ý rằng khoảng 40% người cao tuổi có dùng PPI, loại thuốc cũng được sử dụng để điều trị loét dạ dày, tuy nhiên, có tới 85% các đơn thuốc này có lẽ là không cần thiết.
Các thuốc chống trào ngược axit không kê đơn có thể gây viêm phổi
PPI không hoàn toàn an toàn như vẫn nghĩ
Tác giả nghiên cứu, GS. David Melzer, thuộc Đại học Exeter, cho biết: "Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ viêm phổi cao hơn ở người già được điều trị PPI trong hai năm".
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh mọi người không nên ngừng dùng bất kì thuốc PPI nào được kê đơn khi chưa thảo luận với bác sĩ, và nói thêm rằng thuốc có thể giúp ngăn ngừa chảy máu nguy hiểm ở những người bị loét dạ dày.
Tuy nhiên, GS. Melzer nói thêm: "Nghiên cứu của chúng tôi bổ sung thêm bằng chứng ngày càng tăng cho thấy các PPI không an toàn như trước đây vỗn nghĩ, mặc dù chúng vẫn là nhóm thuốc rất hữu ích cho một số nhóm bệnh nhân".
Các nhà nghiên cứu đã phân tích 150.100 người trên 60 tuổi, một nửa trong số đó đã dùng PPI trong ít nhất một năm.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tờ Journal of the American Geriatrics Society.
PPI có thể gây trầm cảm
Nghiên cứu công bố tháng trước gợi ý rằng PPI có thể gây trầm cảm.
Những người bị bệnh này nhiều khả năng sử dụng PPI mỗi ngày hơn đáng kể.
Mặc dù chưa rõ tại sao lại có mối liên quan này, song các nhà nghiên cứu tin rằng PPI có thể làm thay đổi cấu trúc của vi khuẩn ruột.
Nghiên cứu trước đây đã gợi ý mối liên quan giữa hệ vi sinh vật và sức khỏe tâm thần của con người.
Kết quả càng chỉ ra rằng các PPI như pantoprazole và lansoprazol đặc biệt liên quan đến trầm cảm.
Các nhà nghiên cứu, từ Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc, đề xuất cần nghiên cứu sâu hơn về mối liên quan giữa nhóm thuốc này với các rối loạn sức khỏe tâm thần, và nói thêm rằng các bác sĩ nên tiếp tục kê đơn PPI khi cần thiết.
Chuột lang có thể gây viêm phổi ở người?
Chuột lang đang khiến cho nhiều người bị bệnh, một báo cáo đã chỉ ra vào tháng 9 năm 2017.
Trong ba năm, nhiều người đã phải nhập viện sau khi bị viêm phổi nguy hiểm tính mạng từ người bạn 4 chân của mình, nghiên cứu của Bệnh viện Bernhoven, Hà Lan, cho biết.
Các trường hợp bao gồm 2 nữ và 1 nam; tất cả đều ở độ tuổi 30.
Trong số ba bệnh nhân, hai bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt. Cả hai đều nuôi chuột lang và con vật cứng của họ trước đó không lâu đã có những triệu chứng hô hấp.
Bệnh nhân nam nuôi hai con chuột lang, trong khi một bệnh nhân nữ nuôi 25 con.
Bệnh nhân nữ còn lại làm việc tại một phòng khám thú y và đã chăm sóc cho những con chuột lang bị đau mắt đỏ và viêm mũi.
Mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân cho thấy có mặt vi khuẩn gây viêm phổi.
Ở một trong các bệnh nhân, có thể truy nguyên nguồn gốc vi khuẩn này từ một con chột lang cụ thể.
Hầu hết chuột lang có khả năng chứa các vi khuẩn gây viêm phổi, có thể phát hiện khi con vật bị đau mắt đỏ.
BS. Steven Gordon, chủ nhiệm khoa bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Cleveland nhận định: "Chúng ta yêu vật nuôi, nhưng cần phải thông minh về vật nuôi và vệ sinh.
"Chúng ta cần rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi và một số người có nguy cơ cao - như những người có hệ miễn dịch bị tổn thương - nên tránh tiếp xúc với vật nuôi".
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Suýt mất ngón tay vì đeo nhẫn quá chật Ngón tay của bệnh nhân bị sưng to bầm tím, nhiễm trùng, khiến các bác sĩ phải dùng kìm cộng lực để cắt. Ngón tay đeo nhẫn của người phụ nữ bị bầm tím, sưng to. Ảnh: Long Nhật. Sáng 23/4, một bệnh nhân nữ 66 tuổi được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới khi ngón...