Từ tháng 9, nhiều chính sách quan trọng có hiệu lực người dân cần biết
Người truyền, phát bản tin cảnh báo thiên tai, khí tượng sai có thể bị phạt tới 50 triệu đồng, quy định mới người nuôi chó phải biết…cùng nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 9.
Phát sai dự báo thiên tai bị phạt tới 50 triệu đồng
Nghị định 84 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ sẽ có hiệu lực từ 10/9/2017.
Theo đó, việc truyền, phát sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn bị phạt 40-50 triệu đồng. Bản tin chậm so với thời gian quy định cũng bị phạt tiền 20-30 triệu đồng.
Đưa thông tin cảnh báo thiên tai sai có thể bị phạt tới 50 triệu đồng (ảnh minh họa)
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ cũng bị tăng nặng. Nếu quy định cũ chỉ tước quyền sử dụng giấy phép 3-12 tháng, thì nghị định 84 quy định tước quyền sử dụng giấy phép 3-24 tháng.
Nghị định 84 cũng bổ sung mức phạt 3-5 triệu đồng với hành vi ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn 3 lần liên tiếp trong một tháng không đủ độ tin cậy.
Đưa chó ra đường không rọ mõm bị phạt nặng
Nghị định 90/2017 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y sẽ có hiệu lực từ ngày 15/9.
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Video đang HOT
Từ tháng 9, đưa chó ra đường không rọ mõm sẽ bị phạt nặng (ảnh minh họa)
Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thú y là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Đáng chú ý, nếu không đeo rọ mõm cho chó khi đưa chúng đến nơi công cộng, chủ nuôi sẽ bị phạt nặng.
Cụ thể, phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng đối với hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng. Trường hợp chủ nuôi không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo cũng chịu mức phạt tương tự.
Lập kênh tiếp nhận tố giác bạo lực học đường
Nghị định 80 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường có hiệu lực từ ngày 5/09/2017.
Quy định về phòng chống bạo lực học đường sẽ có hiệu lực từ 5/9/2017 (ảnh minh họa)
Theo đó, Nghị định yêu cầu các cơ sở giáo dục, cơ quan có liên quan, công khai các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác bạo lực học đường. Bên cạnh đó, người học phải được giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân; Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
Nghị định này áp dụng với tất cả các cơ sở giáo dục có người học dưới 18 tuổi.
Sửa đổi tiêu chí đánh giá, phân loại viên chức
Nghị định 88 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức sẽ có hiệu lực từ 15/9/2017.
Theo đó, tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ theo hướng bỏ yêu cầu phải đáp ứng tiêu chí: Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.
Như vậy, chỉ viên chức được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới phải đáp ứng tiêu chí về công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến như trên.
Theo Danviet
Vứt xác động vật ra môi trường bị phạt từ 2-3 triệu đồng
Vứt xác động vật ra môi trường bị phạt từ 2-3 triệu đồng; Phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan bị phạt từ 2-5 trăm ngàn đồng; Nộp phí sử dụng đường bộ không cần dừng xe... là những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 5/2017.
Vứt xác vật nuôi ra môi trường bị phạt từ 3-5 triệu đồng
Từ ngày 20/5, Nghị định 41/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng; phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chính thức có hiệu lực.
Hành vi vứt xác động vật ra môi trường sẽ bị xử phạt nặng
Nghị định nêu rõ hành vi vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường sẽ bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng.
Đối với chủ vật nuôi nếu Không chấp hành việc tiêm phòng vaccine dại cho chó nuôi; Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép để phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật... cũng bị xử phạt từ 2-3 triệu đồng.
Nộp phí sử dụng đường bộ không cần dừng xe
Từ ngày 15/5, Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng, chính thức có hiệu lực thi hành.
Phí sử dụng đường bộ sẽ được thu qua thiết bị điện tử
Theo Quyết định 07, từ ngày 15/5, phương tiện giao thông đường bộ thuộc đối tượng chịu giá dịch vụ sử dụng đường bộ phải được gắn thẻ đầu cuối. Việc gắn thẻ đầu cuối phải được thực hiện tại các đơn vị Đăng kiểm xe cơ giới, các đại lý do nhà cung cấp dịch vụ thu giá ủy quyền.
Nhà cung cấp dịch vụ thu giá có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để gắn thẻ đầu cuối cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng tham gia giao thông.
Chủ phương tiện không phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho lần lắp đặt đầu tiên. Khi thẻ đầu cuối bị mất, hỏng, chủ phương tiện được gắn thẻ đầu cuối mới và phải trả chi phí cho nhà cung cấp dịch vụ thu giá, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan hoặc do lỗi kỹ thuật.
Phạt nặng người phát tời rơi quảng cáo
Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, có hiệu lực thi hành từ ngày 5/5 quy định.
Phát tờ rơi quảng cáo ảnh hưởng mỹ quan đô thị sẽ bị phạt nặng
Nghị định nêu rõ mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2-5 trăm ngàn đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội. Người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội bị phạt từ 5-10 triệu đồng.
Camera ghi hình vi phạm giao thông phải hiển thị rõ ngày, giờ
Thông tư 06/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định thiết bị ghi hình làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5.
Thông tư nêu rõ, thiết bị ghi hình làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ khi chụp ảnh thực tế phải bảo đảm hình ảnh có hiển thị ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây và địa điểm chụp hình.
Ngoài ra, camera khi ghi, thu hình ảnh thực tế, clip hình ảnh phải bảo đảm có hiển thị ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây, địa điểm ghi, thu hình ảnh, clip. Trong trường hợp thiết bị ghi hình không có chức năng xác định địa điểm thì trong phiếu xác nhận kết quả thiết bị ghi hình phải ghi rõ địa điểm ghi hình.
Theo Quang Phong (Dân trí)
Sẽ rút ngắn quy trình bồi thường oan xuống còn 80 ngày? Sáng 20-6, tại hội thảo tham vấn dự thảo báo cáo đánh giá tác động của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) sửa đổi do Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) tổ chức tại TP.HCM, đại diện Cục Bồi thường Nhà nước cho biết: Sau sáu năm Luật TNBTCNN 2009 đi vào cuộc sống, đã đến lúc cần...