Từ tháng 7/2022, ô tô sản xuất tại châu Âu sẽ trang bị hộp đen như trên máy bay
Kể từ tháng 7/2022, tất cả ô tô, xe tải và xe buýt được sản xuất tại châu Âu sẽ phải được trang bị hộp đen, giống như trên máy bay.
Từ tháng 7/2022, tất cả ô tô sản xuất tại châu Âu sẽ phải được trang bị hộp đen. Ảnh: AFP/TTXVN
Quy định này đã được thông qua tại Nghị viện Châu Âu vào năm 2019, với mục đích cải thiện an toàn giao thông đường bộ trên toàn bộ châu Âu.
Các quy định mới về đường bộ này chỉ áp dụng cho các phương tiện mới được sản xuất từ tháng 7/2022 – những phương tiện cũ hơn sẽ không phải lắp đặt thêm hộp đen.
Hộp đen mới dành cho ô tô này được tích hợp tất cả các ứng dụng an toàn: ghi lại tất cả dữ liệu lái xe từ tốc độ và gia tốc, sử dụng dây đai an toàn và phanh. Nó cũng bao gồm các hệ thống tiên tiến hỗ trợ người lái xe tuân theo tốc độ giới hạn.
Hơn nữa, thiết bị này còn có một tùy chọn để lắp đặt một loại thiết bị không cho phép xe khởi động nếu người lái không vượt qua bài kiểm tra nồng độ cồn (gọi tắt là thiết bị liên động/IID).
Cũng giống như trên máy bay, thiết bị này sẽ đi kèm với một bộ ghi dữ liệu trong xe cho các sự cố, với sự khác biệt là nó sẽ không ghi lại bất kỳ cuộc trò chuyện nào bên trong xe.
Video đang HOT
Các chuyên gia sẽ dễ dàng truy cập vào dữ liệu của người lái xe hơn, vì nó giúp xác định trách nhiệm pháp lý trong trường hợp xảy ra tai nạn nghiêm trọng, bằng cách chỉ cần cung cấp thông tin về 30 giây đầu tiên trước và 10 giây sau khi xảy ra va chạm.
Benot Godart, phát ngôn Viện An toàn Đường bộ của Bỉ (VIAS) cho biết: “Quy định mới này sẽ rất hữu ích vì nó giúp điều tra nguyên nguyên nhân và xác định trách nhiệm của các bên liên quan trong các vụ tai nạn nghiêm trọng. Các cơ quan tư pháp sẽ không yêu cầu dữ liệu sau mỗi vụ tai nạn. Chỉ có 7.000 đến 8.000 vụ tai nạn nghiêm trọng trong số 45.000 vụ tai nạn gây thương tích cho các bên tham gia giao thông tại Bỉ”.
Một số hiệp hội sản xuất ô tô tại châu Âu không hài lòng với quyết định này và coi đó là “một khoản chi phí bổ sung cho các sản phẩm mới của họ”.
Quy định về việc trang bị hộp đen ô tô sẽ được mở rộng đối với ô tô cá nhân và các loại xe thương mại đã qua sử dụng khác bắt đầu từ năm 2024./.
Nam Phi ra mắt xe tải chạy nhiên liệu hydro xanh lớn nhất thế giới
Chiếc xe với kích thước tương đương một ngôi nhà nhỏ sử dụng pin nhiên liệu hydro 2 megawatt với tải trọng lên đến 310 tấn quặng này là chiếc đầu tiên trong dự án.
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 6/5, tập đoàn khai thác mỏ Anglo American đã trình làng chiếc xe tải chạy bằng năng lượng hydro xanh lớn nhất thế giới với trọng lượng lên đến 220 tấn.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, chiếc xe với kích thước tương đương một ngôi nhà nhỏ sử dụng pin nhiên liệu hydro 2 megawatt với tải trọng lên đến 310 tấn quặng này là chiếc đầu tiên trong dự án nhằm thay thế đội xe cũ gồm 40 chiếc động cơ diesel của tập đoàn.
Mỗi chiếc xe tải cũ tiêu tốn khoảng 1 triệu lít nhiên liệu hóa thạch mỗi năm.
Theo dự án NuGen tại mỏ bạch kim Mogalakwena của tập đoàn Anglo Ameracan tại Limpopo - tỉnh cực Bắc của Nam Phi, một nhà máy năng lượng mặt trời sẽ cung cấp năng lượng cho máy điện phân hydro để tách nước và các xe tải chạy bằng nhiên liệu hydro.
Các xe tải được trang bị pin nhiên liệu có chứa thành phần bạch kim. Mogalakwena cũng là mỏ khai thác kim loại nhóm bạch kim lộ thiên lớn nhất thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ ra mắt được tổ chức tại mỏ Mogalakwena, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tuyên bố: "Chiếc xe ra mắt hôm nay không chỉ đơn thuần là một thiết bị máy móc hoành tráng, mà nó còn là nguồn gốc của toàn bộ hệ sinh thái được cung cấp bởi hydro."
Là một trong những người đầu tiên lái chiếc xe tải "xanh" lớn nhất thế giới, Tổng thống Ramaphosa nhận định việc ra mắt chiếc xe là một bước nhảy vọt to lớn đối với nền kinh tế hydro trong tương lai Nam Phi.
Ông nhấn mạnh: "Đây thực sự là một khoảnh khắc lịch sử. Nó cho chúng ta một tầm nhìn rõ ràng về tương lai sẽ như thế nào."
Theo Tổng thống Ramaphosa, việc chế tạo xe tải chạy bằng hydro sẽ là minh chứng về tiềm năng sử dụng năng lượng sạch trong lĩnh vực khai thác mỏ.
Anglo American, tập đoàn khai thác kim loại hoạt động trên khắp thế giới, từ quặng sắt, bạch kim đến đồng, cho biết họ đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2040. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu đạt được trạng thái trung hòa carbon năm 2050 của Chính phủ Nam Phi.
Tập đoàn tuyên bố sử dụng năng lượng mặt trời để cung cấp nhiên liệu, sử dụng năng lượng để tách nước thành các nguyên tử thành phần của hydro và oxy. Khi bị đốt cháy, hydro chỉ giải phóng hơi nước chứ không phải khí cacbonic giữ nhiệt như khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch.ư
Giám đốc điều hành Anglo American Duncan Wanblad cho biết: "Trong vài năm tới, chúng tôi dự kiến sẽ chuyển đổi hoặc thay thế đội xe tải chạy bằng động cơ diesel hiện tại của mình bằng hệ thống vận chuyển không phát thải này, được cung cấp nhiên liệu bằng hydro xanh."
Ông cũng cho biết thêm: "Nếu thí điểm này thành công, chúng tôi có thể loại bỏ tới 80% lượng khí thải diesel tại các mỏ lộ thiên bằng cách triển khai công nghệ này với đội xe trên phạm vi toàn cầu của chúng tôi."
Tháng 11 năm ngoái, các cường quốc, bao gồm Pháp, Đức, Anh và Mỹ, đã cam kết hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính ít nhất 8,5 tỷ USD để giúp Nam Phi chuyển sang nền kinh tế carbon thấp./.
Xe tải Mercedes-Benz Project Rhino độ nhà di động đầy "sang chảnh" Chiếc motorhome trong bài là xe tải Mercedes-Benz Project Rhino, nó sở hữu vẻ ngoài hoang dã và một khoang cabin vô cùng tuyệt vời với đầy trang bị cần thiết. Mercedes-Benz Project Rhino độ motorhome là một sản phẩm của Krug Expedition, nó được xây dựng dựa trên chiếc xe tải Mercedes-Benz Atego 1023 A S-cab. Phần đầu xe được lắp thêm...