Từ tháng 7 bắt đầu triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử cho mỗi người dân
Hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân được Bộ Y tế triển khai từ tháng 7, ghi nhận thông số về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh…
Phó giáo sư Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết tại hội thảo ngày 17/6, ngành y tế phấn đấu đến năm 2025 có trên 90% dân số được quản lý sức khỏe. Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm xây dựng phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân, lộ trình từ tháng 7 sẽ triển khai toàn quốc. Dự kiến năm 2020, mỗi người dân có thể làm chủ được hồ sơ sức khỏe cá nhân điện tử của mình.
Phó giáo sư Trần Quý Tường, Cục trưởng Công nghệ thông tin, Bộ Y tế, cho biết đã thí điểm thành công phần mềm hồ sơ sức khỏe tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào tháng 4 năm nay và tại Nghệ An vào tháng 5. Cục đang đề xuất hội đồng thẩm định đánh giá chất lượng trước khi triển khai rộng.
“Mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, giúp mỗi người biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời”, ông Tường chia sẻ.
Các bệnh viện đang ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh. Ảnh: Lê Phương.
Cục Công nghệ thông tin đang phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam xây dựng mã định danh y tế cho người dân, tài khoản người dùng theo địa danh tỉnh, xây dựng chuẩn kết nối liên thông hồ sơ sức khỏe điện tử với các hệ thống y tế.
Hồ sơ sức khỏe điện tử của một người cung cấp cho y bác sĩ đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, các yếu tố nguy cơ. Từ đó bác sĩ kết hợp với thăm khám hiện tại để có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác hơn, phát hiện bệnh sớm hơn.
Người dân sở hữu, làm chủ hồ sơ sức khỏe của mình, cập nhật thông tin cá nhân, lịch sử bệnh, yếu tố di truyền, sức khỏe sinh sản, tiêm chủng… Người sở hữu hồ sơ sức khỏe của mình có quyền bổ sung, xem các thông tin khám chữa bệnh của mình, chia sẻ cho các cơ sở y tế trong từng đợt khám chữa bệnh nhưng không có quyền thay đổi thông tin.
Bộ Y tế cũng tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện tại các cơ sở khám chữa bệnh, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử, không dùng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử, hình thành các bệnh viện thông minh, đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến.
Lê Phương
Theo VNE
Video đang HOT
Trong 6 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng này thì có 2 điều là không thể tránh
Nguyên nhân chính xác gây ung thư đại trực tràng hiện vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng một số yếu tố, trong đó có chế độ ăn, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Thống kê cho thấy, ở Anh, ung thư đại trực tràng là căn bệnh gây chết người nhiều thứ hai. Có một số yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng mà bạn không thể làm gì nổi, như di truyền và tuổi tác. Tuy nhiên, với các yếu tố còn lại, bạn hoàn toàn có thể tạo nên những thay đổi tích cực bằng cách chuyển hoa lối sống của mình.
1. Ăn thịt đỏ
Nếu chế độ ăn của bạn gồm nhiều loại thịt đỏ và thịt qua chế biến, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng.
Theo kết quả một nghiên cứu mới đây cua các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford cho biêt, chi cân ăn 25g thịt qua chế biến - tương đương 1 dải thịt muối hay 2/3 chiếc xúc xích - mỗi ngày cũng đủ để tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng lên 1/5.
Con số này cao gấp 2 lần so với cảnh báo vào năm 2015 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra. Theo đó, 50g thịt qua chế biến làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng lên 18%.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford đã phân tích chế độ ăn của nửa triệu người Anh độ tuổi 40-69 trong khoảng thời gian trung bình gần 6 năm. Kết quả, 2.609 người bị ung thư đại trực tràng.
Những người ăn 76g thịt đỏ và thịt qua chế biến mỗi ngày tăng cao hơn 20% nguy cơ mắc bệnh so với những người chỉ ăn 21g/ngày.
2. Tuôi tac
Theo Sơ y tê Anh, căn bệnh ung thư đại trực tràng rất phổ biến với nhóm người cao tuổi. Hơn 80% bệnh nhân ung thư đại trực tràng trên 60 tuổi.
Nhưng căn bệnh cũng không loại trừ nhóm người trẻ hơn. Thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư đại trực tràng. 2.500 người dưới 50 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm. Đó là lý do tại sao việc nhận biết dấu hiệu sớm lại có ý nghĩa quan trọng đến vậy. Bởi 97% người được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng ở những giai đoạn sớm nhất sẽ sống thêm được 5 năm hoặc nhiều hơn.
3. Co tiền sử bệnh của gia đình
Theo Cancer Research UK, nếu một thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ, anh chị em hay con cái, bị ung thư đại trực tràng, nguy cơ mắc bệnh này của bạn cũng sẽ tăng lên. Nguy cơ sẽ còn tăng cao hơn nữa nếu 1 hay nhiều hơn 1 người thân thích của bạn được chẩn đoán mắc bệnh hoặc nếu họ dưới 45 tuổi.
Còn có một số bệnh di truyền hiếm gặp khác liên quan tới những thay đổi nhất định về gen. Khoảng 1/3 trường hợp ung thư đại trực tràng có thể do sự thay đổi hoặc lỗi trong 1 hay nhiều gen, vốn được di truyền qua các thế hệ trong gia đình.
Nếu gia đình bạn có người mắc ung thư đại trực tràng, hãy thông báo cho bác sĩ biết để tiến hành xét nghiệm gen.
4. Bi polyp đại trực tràng
Các khối tăng trưởng trong đại trực tràng, gọi là polyp, thường không phải là ung thư. Nhưng nó có thể tiến triển thành ung thư theo thời gian.
Chúng khá phổ biến và gần 1/3 dân số sẽ có ít nhất một khối polyp trước khi họ 60 tuổi.
Nguy cơ polyp đại trực tràng lành tính chuyển thành ung thư tuỳ thuộc vào số lượng khối tăng trưởng bạn có và kích cỡ của chúng.
Đó là lý do tại sao các chương trình sàng lọc ung thư đại trực tràng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát hiện polyp trước khi chúng chuyển thành ung thư.
5. Găp các rối loạn tiêu hoá
Những người mắc các chứng rối loạn tiêu hoa khác cũng có thể đối mặt với nguy cơ cao hơn mắc ung thư đại trực tràng và ở độ tuổi trẻ hơn so với thông thường. Đó là bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng - cả hai đều là bệnh mãn tính gây viêm ruột.
Với những người mắc các chứng rối loạn tiêu hoa này, khám sức khoe định kỳ nên được tiến hành từ khoảng 10 năm sau khi triệu chứng đầu tiên khởi phát.
6. Lối sống thiếu lành mạnh
Béo phì liên quan tới tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, đặc biệt ở nam giới.
Ước tính khoảng 11% trường hợp mắc ung thư đại trực tràng ở Anh do thừa cân.
Hút thuốc lá và uống rượu cũng được xác nhận là có mối liên hệ tới căn bệnh này và chiếm khoảng 6%, 7% các ca ung thư đại trực tràng.
Giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng bằng cách nào?
Những yếu tố nguy cơ trên có thể khiến bạn thấy lo lắng khi đọc. Nhưng bạn hãy an tâm rằng, các biện pháp giảm nguy cơ không hề thiếu.
Các nhà khoa học thực sự tin rằng, khoảng phân nửa trong số mọi trường hợp ung thư đại trực tràng có thể được phòng ngừa đơn giảng bằng cách sống lành mạnh hơn.
Hạn chế lượng thịt đỏ bạn ăn và tránh thịt qua chế biến nhiều nhất có thể cũng là một khởi đầu tốt để thay đổi lối sống.
Theo Helino
Uống nước thế nào cho đúng: Chuyên gia phân tích loại nước tốt nhất bạn nên uống hàng ngày Chúng ta uống nước hàng ngày và hầu như ít người quan tâm loại nhiệt độ nào là tốt nhất khi uống. Đây là phân tích của chuyên gia và bạn nên tham khảo để chọn cách uống tốt nhất. Theo thông tin đăng trên báo Thanh niên Bắc Kinh (TQ), Bác sĩ Phó Dục, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Triều Dương Bắc...