Từ tháng 6.2017, hàng Việt muốn vào Mỹ phải đáp ứng đạo luật mới
Từ tháng 6.2017, hàng hóa thực phẩm xuất vào thị trường Hoa Kỳ nếu không đáp ứng chuẩn theo Đạo luật mới có tên “Hiện đại hóa an toàn thực phẩm – FSMA” sẽ rất khó tiếp cận thị trường.
Thông tin tại hội thảo “Xu hướng An toàn thực phẩm toàn cầu và giải pháp gia tăng xuất khẩu cho DN Việt” do Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao vừa tổ chức, các chuyên gia cho biết vấn đề an toàn thực phẩm dưới đạo luật FSMA ngày một khắt khe hơn. Các doanh nghiệp (DN) sẽ đối mặt với nhiều cuộc kiểm tra hơn và phải tuân thủ tiêu chuẩn cao hơn cho sản phẩm.
Đáng nói hơn, Đạo luật này sẽ được áp dụng hoàn toàn từ tháng 6/2017 nên nhiều DN đang lo ngại Đạo luật tác động không nhỏ đến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đang rất nỗ lực xây dựng hình ảnh trên thị trường quốc tế. Ảnh minh hoạ
Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Traceverified dẫn chứng hình ảnh con cá tra Việt Nam lao đao tại thị trường Mỹ để minh chứng cho sự khắt khe của thị trường Hoa Kỳ. Và để xuất khẩu được cá tra vào thị trường này, bản thân các DN Việt Nam đã rất cố gắng trong suốt thời gian qua nhằm xây dựng hình ảnh cho cá tra Việt Nam.
Theo bà Minh, đối với cá tra – Hoa Kỳ đưa ra nhiều quy định không phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Cụ thể là việc di chuyển cá từ nơi nuôi đến nhà máy chế biến họ bắt buộc phải dùng xe. Tuy nhiên điều kiện vùng nuôi cá ở Việt Nam là sông nước do đó các DN đã phải đưa ra sáng kiến vận chuyển bằng thuyền thông thủy đến tận cửa nhà máy mới vớt cá lên để đưa vào chế biến, như vậy cá vẫn sống bơi lội hoàn toàn đến bàn chế biến.
Tiếp đó, họ yêu cầu mỗi công ty phải có 1 người của cơ quan Nhà nước túc trực 24/24 tại nhà máy để giám sát… Ngoài ra, phía Hoa Kỳ mỗi khi thay đổi chính quyền là mọi kết quả đạt được từ những cố gắng thương thảo trước đó gần như bị bỏ đi. Với chính quyền mới lên mọi quy định lại thay đổi hoàn toàn.
Video đang HOT
Ông Rick Gilmore, Chủ tịch Diễn đàn An toàn Thực phẩm toàn cầu (GFSF) – cho rằng, nếu các DN không đáp ứng đủ các quy định của đạo luật mới về an toàn vệ sinh thực phẩm này thì sẽ bị buộc hoàn xuất, xử lý lô hàng. Do đó, các DN nên đầu tư cho việc xây dựng chất lượng cho sản phẩm, không thể cạnh tranh bằng giá như trước đây mà thay vào đó phải nên cạnh tranh bằng các quy định của thị trường, của các quy định tiêu chuẩn quốc tế. Tùy theo điều kiện của mình mà các DN chọn cách liên doanh liên kết phù hợp để nâng cao năng lực trong xuất khẩu.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, dù mọi nỗ lực của các cơ quan, tổ chức nhưng DN không nỗ lực thì kết quả cũng là con số không. DN chính là nhân vật chính trong việc cải thiện các vấn đề, nhất là việc chất lượng của sản phẩm mà mọi người làm ra.
Bởi thực tế cho thấy, chỉ trong 4 tháng đầu năm nay đã có đến 23 cuộc cảnh báo nhập khẩu mà Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa lên website của đơn vị này đối với các DN Việt Nam. Do đó, các DN muốn tham gia cuộc chơi xuất khẩu thì phải tuân thủ, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn của các thị trường.
Theo Minh Long (Báo Công Thương)
Vỡ mộng vì cá tra: Nắm "kẻ có tóc" cũng không yên tâm
Trước những nhận định vùng ĐBSCL sẽ còn nhiều khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu cá tra trong thời gian tới, ngành chức năng và nhà khoa học cho rằng, phải có hướng làm mới và đặc biệt là không nên giao toàn bộ vốn vay cho doanh nghiệp quản lý.
Nuôi "con độc quyền" sẽ còn gian nan
Ông Nguyễn Văn Tấn - một hộ dân nuôi cá tra có nhiều năm kinh nghiệm ở thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang cho biết, tuy giá cá tra đang tăng cao, từ 22.000-24.000 đồng/kg nhưng không có nghĩa là ngành cá sẽ khởi sắc trong thời gian tới mà nên nghĩ theo hướng ngược lại.
Vùng nuôi cá tra trong dự án thí điểm chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra ở An Giang. Ảnh: C.L
"Giá tăng, nhiều hộ dân trong vùng thế nào cũng mở rộng diện tích nuôi theo hướng tự phát rồi chắc chắn sẽ gặp cảnh cung vượt cầu. Hơn nữa, giá cá tra thời gian qua lúc nào cũng biến động, nhiều người đã thua lỗ, treo ao, bán đất, bán nhà... Bản thân tôi không bao giờ dám tăng quy mô nuôi vào thời gian này" - ông Tấn nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Nghiệp - hộ nuôi cá tra cùng địa phương với ông Tấn cho rằng, hầu hết thị trường tiêu thụ có dấu hiệu chựng lại, riêng Trung Quốc có tăng nhưng không được đánh giá tốt do giá bán thấp và không ổn định. Hiện nay, phần lớn người nuôi không còn vốn để tái đầu tư.
Theo phóng viên tìm hiểu, diện tích nuôi cá tra ở nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã bị thu hẹp nhiều. Riêng An Giang, từ 1.000ha (thống kê năm 2007, bao gồm diện tích cá giống) chỉ còn khoảng 430ha; tỉnh Vĩnh Long từ 275,39ha vào năm 2010 giảm xuống chỉ còn 18,45ha.
Cá tra là hàng "độc quyền" của Việt Nam trên trường quốc tế, thế nhưng bà Võ Thị Thu Hương - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết: "Do nhiều nguyên nhân, vài tháng gần đây, một tập đoàn lớn ở nước ngoài đã ngưng tiêu thụ cá tra Việt Nam tại thị trường Tây Ban Nha, Ý, Pháp và một số nước họ có chi nhánh. Theo báo cáo mới đây của Hiệp hội Cá tra Việt Nam, diện tích nuôi cá tra mới ở ĐBSCL là 184ha (giảm 39% so với cùng kỳ năm 2016)".
Còn theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra trong tháng 1.2017 đạt giá trị 120,05 triệu USD (giảm 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái). Mỹ và EU là 2 thị trường nhập khẩu chính chiếm 32% tổng giá trị cũng giảm mạnh nhập khẩu cá tra trong tháng 1. Một số nguyên nhân khiến xuất khẩu sụt giảm là do thuế chống bán phá giá, nhu cầu từ thị trường chính vẫn ảm đạm. Ngoài ra, giá cá tra nguyên liệu tăng cũng phần nào là nguyên nhân khiến xuất khẩu giảm.
Nắm "kẻ có tóc" cũng rủi ro
Theo nhiều chuyên gia về thủy sản, những hộ dân nuôi cá tra tự phát nhỏ lẻ, theo phong trào trong thời gian qua đã không thể trụ nổi. Hiện nay, nhiều diện tích nuôi chỉ tồn tại được khi liên kết với doanh nghiệp, ngân hàng. Tuy nhiên, vụ việc xảy ra tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Thuận An (Tafishco) cũng cho thấy, khâu liên kết được triển khai thời gian qua vẫn chưa ổn.
Về việc cho vay theo dự án chuỗi liên kết trên, ông Võ Hùng Dũng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng, trước đây, phía ngân hàng quyết định cho vay theo chuỗi là để giảm bớt rủi ro, bớt chi phí đầu tư cho các bên tham gia và đặc biệt là dễ dàng nắm "kẻ có tóc" -tức là doanh nghiệp.
"Ngân hàng chọn cho vay theo hình thức trên (theo dự án thí điểm liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang - PV) là vì tài sản của doanh nghiệp dễ thấy rõ, dễ nắm hơn, thay vì phải đi thẩm định từng hồ sơ của các hộ dân, mang rủi ro. Thế nhưng, cũng có ý kiến ngược lại, vì nếu làm vậy thì khi doanh nghiệp, tức "kẻ có tóc" đi mất thì đồng nghĩa với việc tiền sẽ mất hết" - ông Dũng nói.
Ông Dũng chia sẻ: "Việc cho vay tập trung vào doanh nghiệp như vậy thì rủi ro rất lớn khi họ sụp đổ. Vì thực tế, trong quá trình nuôi, chế biến và xuất khẩu thì không phải chỉ có nông dân bị rủi ro mà các doanh nghiệp cũng có".
Chê biên ca tra xuât khâu. Anh: Vu Sinh/TTXVN
Ông Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam khẳng định: "Việc ngân hàng cho phía công ty vay vốn thực hiện chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến thuỷ sản theo tư duy nắm "kẻ có tóc" thay vì trực tiếp cho nông dân vay để nắm "kẻ trọc đầu" là chưa ổn".
"Bây giờ đâu nắm tóc được nữa vì lãnh đạo công ty này đi mất tiêu rồi" - ông Thắng nói về việc ngân hàng cho Tafishco vay vốn thực hiện dự án. Ông nói thêm: "Trước đây, năm 2008, có gói 1.000 tỷ đồng để cho các doanh nghiệp mua cá tra. Và đến năm 2009 đã xảy ra vấn đề tồn kho".
Lãnh đạo Hội Nghề cá Việt Nam cũng cho biết, đang chỉ đạo, phối hợp với một số đơn vị có liên quan xây dựng dự án liên kết trong nuôi cá tra theo hướng "không giao cho doanh nghiệp nào quản lý". Đồng thời, chỉ đạo các địa phương tổ chức lại sản xuất, đưa công nghệ cao vào để chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm phụ, không để "một miếng cá phi lê gánh toàn bộ chuỗi giá trị" như hiện nay...
Thjeo Danviet
Người Việt sắp được... ăn cá tra! Mặc dù là quốc gia sản xuất cá tra lớn, nhưng hầu như sản phẩm cá này chỉ được dùng cho xuất khẩu. Trong năm 2017, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, các doanh nghiệp nên đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cá tra tại thị trường nội địa, thông qua các siêu thị, cửa...