Tự tay làm quà tặng Trường Sa
“Trao tận tay quân và dân Trường Sa 10 món quà kỷ niệm ý nghĩa nhất”- mục tiêu giàu biểu cảm của chương trình “Ghi dấu nơi Trường Sa tôi” dành cho những ai muốn chia sẻ tình cảm, gửi gắm món quà mà mình quý trọng đến vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đã cuốn hút hàng nghìn cư dân mạng xã hội tham gia.
Chương trình đã nhận được rất nhiều quà gửi tới Trường Sa từ khắp mọi miền Tổ quốc gửi về. Mỗi món quà đều chứa đựng tình cảm của người làm ra nó dành cho biển đảo, có thể là những cuốn sách quý, một bức tranh làm từ từng hạt cà phê hay từng đường kim mũi chỉ thêu thành tranh hoa của chị lao công…”Ghi dấu nơi Trường Sa tôi” là chương trình được phát động bởi Công ty VNG, chủ sở hữu của Zing Me – mạng xã hội và giải trí online lớn nhất Việt Nam. 10 món quà thích hợp nhất đã được chọn để trao tận tay cho quân và dân Trường Sa với mong muốn mang đến phần nào tấm lòng và tình cảm của những người con đất liền đến với biển đảo xa xôi. Tên của 10 người gửi quà ý nghĩa nhất được in đậm phía trước và dưới đây là những tâm sự của họ.
1. Sam My: Gửi sách ra trường học của Đảo Trường Sa Lớn
Mỗi cuốn sách sẽ đưa ta đến một chân trời, một cuộc đời mới. Tôi biết rằng ngoài biển đảo xa xôi kia, thiếu thốn rất nhiều, bao nhiêu cũng chưa đủ để diễn tả tấm lòng cảm kích và mến thương những con người nơi đó vẫn ngày đêm bám trụ để giữ vững biên cương biển đảo của quê hương. Chỉ hi vọng giữa muôn vàn khó khăn, món quà nhỏ này sẽ giúp mọi người ở Trường Sa thêm nghị lực, thêm vững vàng để tiếp tục cống hiến cho quê hương. Sách được mang tặng cho thư viện tại trường học của Đảo Trường Sa Lớn.
2. Nhà văn Trang Hạ: Giá như được ra Trường Sa
Món quà Trang Hạ gửi tới Trường Sa là 20 cuốn sách “Mẹ điên” được ký tặng các chiến sĩ, vinh dự góp một phần bé nhỏ vào chương trình “Ghi dấu nơi Trường Sa tôi”. Giá như không phải chỉ sách của mình mà bản thân mình cũng được ra Trường Sa thì hạnh phúc biết bao.
3. Khánh Quý: Bức thư pháp để các anh thêm ấm lòng
Đây là một lời thăm gửi đến người dân và chiến sỹ nơi hải đảo. Hai chữ “Trường Sa” trong một bức tranh thư pháp do tôi thực hiện mang ý nghĩa và cũng là tình cảm của tôi gửi đến nơi luôn được thấy mặt trời sớm nhất của Tổ quốc, để các anh thêm ấm lòng!
4. Ca sĩ Khởi My: Âm nhạc để giảm bớt cơ cực
Tôi gửi tặng các anh 20 album “Giới Hạn”, sản phẩm âm nhạc mà My khá tâm đắc. My mong là âm nhạc sẽ phần nào đó giảm bớt những cơ cực của các anh và hy vọng là tấm lòng của người dân đất liền sẽ luôn là hậu phương vững chắc để các anh chiến sĩ Trường Sa giữ mãi sự kiên cường chống chọi với khắc nghiệt nơi biển đảo xa xôi, nhưng là máu thịt của Tổ quốc.
5. Phuc Nguyen: Hạt gạo lên tranh
Video đang HOT
Bức tranh gạo của tôi về đất nước con người Việt Nam trong đó có các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Một chút thông tin về tranh gạo: Để tạo nên một tác phẩm tranh gạo, tôi phải bỏ khá nhiều công sức, từ tìm kiếm chọn gạo, rang gạo, phác thảo cho đến sắp gạo (xếp gạo), phun keo, phơi tranh, xử lý hóa chất… Các hạt gạo dù rất đa dạng về thể loại nhưng khi rang lên, chúng thường cho những màu sắc thiên về gam ấm như trắng ngà, vàng, vàng cam, nâu , nâu đỏ, nâu cánh gián, đen… Do vậy, một bức tranh gạo thường không lộng lẫy mà có tông màu tạo cảm giác hơi hoài cổ. Với đặc điểm đó, tranh gạo rất phù hợp với đề tài dân gian Việt Nam.
Tranh gạo được tặng người dân Đảo Song Tử Tây.
6. Cô giáo Nguyễn Thị Bích Nhi và các em học sinh của Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Dak Song, tỉnh Đắk Nông): Hạt cà phê giàu biểu cảm
Vui nhất là các em học sinh hưởng ứng nhiệt tình. Hạt cà phê do chính tay các em chọn lựa từ vườn của gia đình nhà mình mang đến. Cô và trò đã tranh thủ giờ ra chơi để làm, những hạt cà phê dưới bàn tay khéo léo của các em được gắn lên mẫu bằng keo. Tác phẩm hoàn thành và chúng tôi thấy thật hạnh phúc khi được gửi tới Trường Sa.
Tranh hạt cà phê được tặng đảo Sinh Tồn.
7. Nhà thơ Hồng Thanh Quang: Tặng 20 cuốn thơ tình
20 cuốn “101 bài thơ tình” – tập thơ được tuyển chọn từ chặng đường hơn 30 năm gắn bó với thơ ca của mình. Thực ra, bài thơ nào nói cho cùng đều là thơ tình cả, bởi không có tình yêu, không có tình cảm thì không có thơ. Và tôi chỉ mong muốn rằng, nếu ai đọc thơ tôi thì sẽ hiểu rằng, đã có người từng phải đau đớn hơn họ nhưng vẫn vượt qua được mọi trắc trở để mà sống và tin vào cuộc sống này.
Món quà có lời ký tặng rất ngắn gọn “Quý tặng đồng đội ở Trường Sa”. 20 cuốn “101 bài thơ tình” sẽ được mang tặng cho thư viện tại trường học của Đảo Trường Sa Lớn.
8. 4shop: Mô hình hóa cột mốc chủ quyền
Mô hình giấy Cột mốc chủ quyền biển đảo Trường Sa là món quà chúng mình (4hshop) gửi tặng tới quân và dân Trường Sa. Là thế hệ sinh ra trong hòa bình, chỉ biết đến chiến công của quân và dân Trường Sa qua sách báo, chúng mình càng thấy trân trọng và biết ơn sự hy sinh của các bậc cha anh đã và đang ngày đêm bám biển giữ đảo, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Món quà này được làm ra với tâm niệm rằng, bất kỳ ai khi làm mô hình Cột mốc này là thêm một lần ghi nhớ kinh độ, vĩ độ đảo thân yêu của Tổ quốc.
9.Nhóm Nhịp sống trẻ, Nhà văn hóa Thanh Niên TP.HCM: Móc khóa cho người dân trên đảo
Nhóm ” Nhịp Sống Trẻ” thuộc Nhà văn hóa Thanh Niên đã làm rất nhiều những móc khóa nhồi bông rất xinh xắn để gửi tặng người dân Trường Sa. Bọn em muốn gửi tặng những món quà chính tay làm với hai màu chủ đạo màu đỏ và màu vàng thể hiện màu cờ đất nước.
10. Chị lao công và bức tranh thêu
Đây là bức tranh thêu chữ thập do chính tay chị lao công làm việc ở VNG thực hiện. Tranh thủ những giờ giải lao, chị đã chăm chút từng đường kim mũi chỉ để tạo nên bức tranh này.
Theo ANTD
Cười nghiêng ngả với bài thơ "lạ" tả bà
Đối lập với hình ảnh người bà vất vả sớm hôm, tóc trắng, miệng nhai trầu thường thấy trong những bài văn mẫu - bà trong bài thơ "lạ" khá gần cuộc sống hiện đại với: hát karaoke, phóng xe máy,...
Cộng đồng facebook đang truyền nhau bài thơ viết về người bà thời hiện đại nhưng không kém phần hóm hỉnh, hài hước.
Bài thơ về bà và hình ảnh minh họa trẻ phải học theo văn mẫu gây sốt trên facebook. (Ảnh chụp lại từ màn hình)
Đối lập với hình ảnh người bà vất vả sớm hôm, tóc trắng, miệng nhai trầu thường thấy trong những bài văn mẫu, người bà trong bài thơ khá gần cuộc sống hiện đại với: hát karaoke, phóng xe máy,...
Dưới đây là nguyên văn bài thơ "Cô bắt làm văn tả Bà":
"Bà ngoại em vẫn chưa già
Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường
Mắt bà vẫn rất tinh tường
Tóc nhuộm ánh tím soi gương mỗi ngày
Nhưng Bà em vẫn rất hay
Bà chăm con cháu luôn tay luôn mồm
Công việc bà vẫn ôm đồm
Chăm lo con cháu sớm hôm không nề
Hôm nay cô giáo ra đề
Bắt em phải tả viết về Bà em
Em tả giống hệt bên trên
Cô bắt viết lại - mắng thêm em rằng:
Đã Bà là phải rụng răng
Tóc phải bạc trắng như trăng trên trời
Bà cũng không được ăn chơi
Vì mắt phải kém và môi nhai trầu
Đã Bà là phải ngồi khâu
Không được ngồi hát Ka - Râu - Ô - Kề
Nhất là không được ghi đề
Tuyệt đối không được phóng xe ào ào
Em nghe chẳng hiểu thế nào
Em phải hỏi mẹ xem sao vụ này
Tả sai thì lại không hay
Tả đúng thì lại có ngày ăn roi
Kiểu này phải bảo mẹ thôi
Hay đổi Bà khác đúng lời của cô???"
Ngay sau khi bài thơ được đưa lên facebook, nhiều bình luận tỏ ra khá thích thú trước cách miêu tả này.
Trước thực tế trẻ thường phải dựa theo văn mẫu viết bài, facebook của một giảng viên báo chí lo lắng: "Sợ nay mai cháu nó làm văn mẫu tả ông như tả con chó: Nhà em có nuôi một ông nội, từ ngày có ông, bọn trộm không dám bén mảng. thỉnh thoảng, em dắt ông nội ra công viên chơi, những lúc thích thú, thỉnh thoảng ông nội lại nhảy cẫng lên"..
Theo Dantri
Thổi bùng tình yêu Tổ quốc Sáng qua, 24-2, cả nghìn người yêu thơ đã đến với Văn Miếu Quốc Tử Giám, hòa mình vào không khí thi ca trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 11. Mang chủ đề "Tuổi trẻ với Tổ quốc", ngày thơ năm nay không chỉ là dịp để những người yêu thơ hội tụ mà còn là dịp để thổi bùng lên ngọn...