Từ tân hôn, đêm nào mẹ chồng cũng rình mò, thậm thụt bên ngoài vì sợ vợ chồng tôi “ham hố hại người”
Tôi khó chịu vô cùng, cửa phòng tôi buổi tối nhìn ra bên ngoài thì dễ nhưng bên ngoài thì không nhìn vào được. Ngày nào cũng chứng kiến mẹ chồng thậm thụt tôi muốn phát điên.
Tôi và anh yêu nhau hơn 3 năm thì làm đám cưới. Nhà cả hai đứa đều ở quê những cũng thuộc vào dạng có điều kiện, vì thế trước khi cưới, gia đình hai bên đã góp tiền mua cho vợ chồng tôi một căn nhỏ ở ngoại thành.
Nhà chồng có mình anh là con trai nên bố mẹ cưng chiều, bao bọc lắm. Tôi về chơi mấy lần, thấy mẹ anh phải lo cho từ cái quần áo đi tắm, cơm bưng nước rót là có phần khó chịu rồi. Đàn ông đàn ang gần 30 tuổi đầu, làm gì mà không lo toan được những việc ấy. Anh sống trên Hà Nội, ngày nào cũng đôi ba lần mẹ anh gọi điện hỏi chuyện ăn uống nọ kia. Tôi mà về nhà anh, mẹ anh lúc nào cũng chỉ sợ tôi không biết chăm con trai bà, dặn dò liên mồm, rồi suốt ngày chê tôi vụng về nọ kia.
Cưới nhau xong, mẹ chồng nằng nặc đòi theo chúng tôi về Hà Nội. Bà bảo phải xuống dạy tôi cách chăm lo vun vén cho gia đình. Tôi khó chịu lắm, nhưng anh nghe lời mẹ, không phản đối gì nên tôi đành chịu.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Mẹ chồng nàng dâu chẳng ưa nhau, cứ mở miệng là khắc khẩu. Tôi nhịn lắm nhưng mẹ chồng ghê gớm, bà càng được đà hơn. Ngày nào bà cũng nhìn tôi nhiếc xéo, dặn dò vợ chồng trẻ thì phải biết điểm dừng, đừng ham hố quá. Mẹ dặn thì cứ dặn, nhưng vợ chồng trẻ khó tránh, hơn nữa hai chúng tôi đều khỏe mạng, đều biết sức của mình đến đâu.
Một lần xích mích, mẹ chồng sa sả nói tôi: “Tốt mái thì hại trống, cứ ham hố quá mà hại chồng. Cái ngữ đàn bà váy vó hở hang là không chấp nhận được. Con nhà tử tế, đàng hoàng không ai như thế cả”. Tôi ức lắm, suýt nữa cự lại nhưng chồng lôi lên phòng.
Cửa phòng tôi buổi tối bên ngoài nhìn ra được bên ngoài, còn ở ngoài thì không thấy được rõ bên trong. Có hôm vừa đi nằm một lúc, tôi thấy mẹ chồng thậm thụt bên ngoài, nhìn dáng bà lui cui nghe ngóng, tôi vừa bực vừa buồn cười. Để trêu mẹ chồng, có khi anh cũng cổ súy với tôi. Hai đứa bật nhạc rõ to, kéo rèm kín mít, một lúc tôi thấy bà tức tối bỏ về phòng. Hôm sau y như rằng mặt nặng mày nhẹ với tôi.
Thú thực, sống thế này tôi mệt mỏi lắm, có mẹ nào đồng cảnh ngộ có thể chia sẻ với tôi không?
Theo Khỏe & Đẹp
Nước mắt chảy xuôi của dâu cả, ngày Tết 'cắm mặt' dọn dẹp từ trong ra ngoài không bằng "đô la" dâu út mang biếu
Để lấy lòng dâu út, mẹ chồng tôi lại nói móc: "Đấy, con mới về mà đã có quà lớn quà bé. Còn dâu trưởng nhà này chẳng nhờ được gì. Chỉ vay tiền bố mẹ là nhanh".
Từ khi đi làm dâu đến giờ, tôi luôn tự hào về cách đối nhân xử thế của mình. Mặc dù đôi lúc mẹ chồng không phải với mình, tôi vẫn cho qua và nghĩ bà là người trực tính, chỉ cáu gắt là vậy chứ rất thương con quý cháu.
Mấy năm nay, tôi hết lòng với nhà chồng, chẳng bao giờ dám làm gì trái đạo làm dâu. Nói ra lại thấy xấu hổ với bố mẹ đẻ. Nhưng 6 năm về nhà chồng là 6 năm tôi về nhà ăn Tết muộn. Dù hai nhà cách nhau có 20 cây số thì mùng 4 vợ chồng con cái chúng tôi mới về. Nguyên nhân là do nhà chồng bận quá nhiều việc. Tết đến lại đông khách, tôi không muốn vắng mặt để rồi bị người khác đánh giá là người nhác việc.
Tôi hết lòng vì nhà chồng thế đấy. Ngày xưa mẹ chồng tôi cũng khen con dâu. Vậy mà từ khi em chồng tôi lấy vợ, mọi chuyện hoàn toàn khác.
Ngày xưa mẹ chồng tôi cũng khen con dâu. Vậy mà từ khi em chồng tôi lấy vợ, mọi chuyện hoàn toàn khác. Ảnh minh họa: Internet
Em dâu tôi làm ngân hàng, cô ấy kiếm được nhiều tiền, gia đình bên ngoại lại có điều kiện nên mẹ chồng tôi quý lắm. Mỗi lần em dâu về, cô ấy lại tay xách nách mang đủ thứ thuốc bổ và quần áo đẹp. Để lấy lòng dâu út, mẹ chồng tôi lại nói móc: "Đấy, con mới về mà đã có quà lớn quà bé. Còn dâu trưởng nhà này chẳng nhờ được gì. Chỉ vay tiền bố mẹ là nhanh".
Những lúc đó, tôi chỉ biết cúi mặt vì đúng là vợ chồng tôi kinh tế khó khăn. Lắm bữa con ốm, tôi lại phải vay tạm mẹ chồng để thuốc thang, bác sĩ cho con.
Mọi năm Tết đến, vợ chồng tôi biếu tiền bố mẹ chồng nhất quyết không nhận. Thế là thay vì đưa tiền, chúng tôi lại trang hoàng nhà cửa, mua bánh kẹo để đặt bàn thờ và tiếp khách. Đồ ăn trong mấy ngày Tết cũng là vợ chồng tôi chi trả.
Sáng qua em dâu mang sang một chậu quất và địa lan rồi biếu một phong bì, mẹ chồng tôi mở ra đếm và khen lấy khen để. Ảnh minh họa: Internet
Bình thường vẫn vậy, thành ra năm nay tôi chẳng đưa tiền cho mẹ chồng. Bù lại mấy ngày này, tôi cắm mặt để dọn dẹp nhà cửa. Còn chồng thì mua đồ ăn về chất đầy trong tủ lạnh, chỉ đợi đến Tết để lấy ra ăn. Vậy mà mẹ chồng tôi chẳng khen câu nào. Sáng qua em dâu mang sang một chậu quất và địa lan rồi biếu một phong bì, mẹ chồng tôi mở ra đếm và khen lấy khen để.
Hôm nay đi làm về, tôi đi qua phòng mẹ chồng thì nghe bà thủ thỉ với dâu út: "Con đúng là con dâu ngoan. Chẳng như cái Hà, mấy năm nay mẹ có được đồng tiền nào của nó đâu". Nghe mẹ chồng nói mà tôi chạnh lòng. Cùng là con dâu mà mẹ chồng tôi cứ so sánh đủ điều. Tôi buồn quá. Chẳng lẽ lại kể hết với chồng để anh lấy lại công bằng cho tôi?
Mỹ Hạnh (Hải Dương)
Theo phunusuckhoe.vn
Cúng Tết Ông Táo xong, tôi vội vã đến công ty và cứ đinh ninh chồng ở nhà lo liệu được, không ngờ chiều trở về, tôi hết hồn khi nhìn mâm cơm nhà mình Buổi sáng tôi đã nhẫn nhịn rồi, nhưng đến chiều thì không thể chịu được thêm nữa. Chồng tôi là dân kế toán. Việc của anh mỗi ngày là đi chợ và dạy con học, còn lại nấu nướng dọn dẹp là tôi lo. 10 năm qua nhà tôi luôn êm đẹp như thế. Ấy thế mà hôm nay, Tết Ông Táo, lần...