Từ sự việc em bé 3 tuổi nghi bị mẹ đánh chấn thương sọ não, hãy nhớ những điểm ‘tử huyệt’ cha mẹ dù giận đến đâu cũng không được chạm vào
Dù có giận con đến mức nào thì cha mẹ cũng phải nhớ trên người trẻ có những vị trí rất nhạy cảm mà đánh vào có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ít giờ qua, dư luận xôn xao trước thông tin về vụ bé gái 3 tuổi (ngụ ở quận 12. TP. Hồ Chí Minh) đang nguy kịch vì chấn thương sọ não, nghi do bị mẹ ruột đánh.
Cụ thể, tối 24/11, bé L.C được người nhà đưa đến Bệnh viện quận 12 trong tình trạng có nhiều vết thương trên cơ thể. Sau khi hồi sức tích cực, các bác sĩ đã chuyển bé đến Bệnh viện Nhi đồng 2. Tại đây, bé đã hôn mê, đồng tử giãn. Kết quả thăm khám và chẩn đoán hình ảnh ghi nhận bệnh nhi có nhiều vết thương tụ máu khắp cơ thể, chấn thương sọ não, xuất huyết não, dập lá lách… tiên lượng khó qua khỏi.
Những điểm “tử huyệt” trên cơ thể trẻ cha mẹ tuyệt đối không đánh vào
Phía sau của đầu
Phía sau của não có trung tâm thở của con người, nếu khi đánh dùng lực quá mạnh, sẽ khiến trung tâm hô hấp bị dao động, có thể dẫn đến một số biến chứng của suy hô hấp.
Video đang HOT
Dùng lực quá mạnh đánh vào huyệt thái dương có thể khiến đứa trẻ bị mù mắt, bởi vì huyệt thái dương gần với vành mắt, dùng lực quá mạnh sẽ gây ra gãy xương và gây tổn thương dây thần kinh thị giác.
Mặt
Khoảnh khắc dùng tay tát trẻ, có thể xả cơn giận, nhưng khó có thể bù đắp được những tổn thương trong thể xác và tinh thần của trẻ. Trước hết, sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến lòng tự trọng của trẻ. Người xưa có câu “đánh người không đánh mặt”, đứa trẻ còn nhỏ nhưng cũng có lòng tự trọng. mặt khác, tát trẻ có thể dẫn đến gây ù tai, nếu dùng lực quá mạnh còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng như thủng màng nhĩ và tắc nghẽn mạch máu.
Mông
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, cơ mông của con chắc nên không gây tổn thương đến xương, đánh vài lần sẽ không sao nhưng trên thực tế không phải như vậy. Tế bào ở phần mông tương đối nhiều, không chỉ xuất hiện thâm tím ở mô mềm cục bộ, xuất huyết, tuần hoàn máu kém, còn có thể dẫn đến vỡ tế bào cơ, gây suy thận cấp, thậm chí sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Làm thế nào để “trút cơn giận” của cha mẹ?
Thay vì chọn đánh con, cha mẹ hãy nghĩ ra các hình phạt khác khi trẻ làm sai hay mắc lỗi như:
- Phạt con ngồi suy nghĩ về những hành động sai trái của mình trong phòng vắng
- Phạt không cho con ăn một vài món ăn yêu thích trong 1 tuần
- Phạt không cho con ra ngoài chơi trong ngày
- Phạt không chu cấp cho con tiền tiêu vặt trong 1 tuần (với những bé lớn)
Tưởng chỉ đau mắt đỏ, thiếu phụ suýt bị mù
Bệnh nhân nữ, 30 tuổi, nhập viện với mắt trái đau đỏ, sưng lồi ra ngoài do rò rỉ động mạch màng cứng xoang hang trong mắt.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Ngô Văn Hồng, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Chợ Rẫy, sáng 30/6 cho hay bệnh nhân, quê Đăk Lăk, mắc bệnh lý hiếm gặp, khó chẩn đoán.
Cô có triệu chứng đau, mỏi mắt trái, kết mạc sưng phù từ hai tháng trước, khám nhiều nơi, sử dụng thuốc nhỏ viêm kết mạc, bệnh không thuyên giảm. Mắt trái ngày càng sưng lồi, thị lực giảm còn 6/10, tĩnh mạch kết mạc giãn ngoằn ngoèo.
Mắt bệnh nhân bị rò động mạch màng cứng xoang hang gián tiếp thể hiếm gặp. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, kết quả chụp MRI và CT mắt đều bình thường. Các bác sĩ nghi ngờ động mạch máu trong mắt trái bệnh nhân có vấn đề, tiến hành chụp mạch máu não số hóa xóa nền DSA. Từ đó phát hiện động mạch màng cứng có vết rách, khiến máu không đưa vào nuôi mắt mà đổ vào xoang hang. Đây chính là nguyên nhân gây các triệu chứng giảm thị lực.
Theo bác sĩ Hồng, đây là trường hợp bệnh lý nặng hiếm gặp, cần điều trị ngay để bệnh không diễn tiến nghiêm trọng gây mù mắt, xuất huyết não. Các bác sĩ tiến hành can thiệp nội mạch, bít các đường rò mạch máu bằng vòng xoắn kim loại (coils) nhằm ngăn dòng máu rò rỉ vào xoang hang.
Vài ngày sau can thiệp, thị lực bệnh nhân phục hồi hoàn toàn, mắt hết sưng đỏ, lồi mắt giảm dần.
Rò động mạch màng cứng xoang hang là sự thông nối bất thường của hệ thống động mạch cảnh và hệ thống tĩnh mạch tại xoang hang. Máu rò rỉ gây ứ trệ dẫn lưu của xoang hang và tất cả các tĩnh mạch đổ về xoang hang. Do đó, hệ thống tĩnh mạch mắt bị tăng áp lực, dẫn đến một loạt biểu hiện lâm sàng tại mắt như lồi mắt, giảm thị lực, liệt vận nhãn, tăng nhãn áp...
Sự rò rỉ này có hai nhóm là rò trực tiếp và rò gián tiếp. Rò trực tiếp chiếm 70% các ca, thường gặp sau chấn thương đầu do tai nạn giao thông. Các ca này diễn tiến rất nhanh, dễ phát hiện và điều trị.
Bệnh nhân trên thuộc nhóm rò gián tiếp, nguyên nhân khó xác định. Bệnh lý diễn biến chậm từ vài tuần đến hàng năm, các biểu hiện lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nhãn khoa khác như viêm kết mạc, viêm hoặc u hốc mắt... Thực tế, bệnh nhân trước đó đã bị chẩn đoán nhầm, điều trị sai thuốc nên biến chứng tăng nhãn áp.
Bác sĩ Hồng khuyến cáo, người đau đỏ mắt kéo dài, nhất là sau chấn thương, tai nạn, nên đến khoa ngoại thần kinh hoặc khoa mắt các bệnh viện uy tín để thăm khám. Đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ sinh sản, có các bệnh lý về huyết mạch. Chẩn đoán đúng, điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ mất thị lực, xuất huyết não.
Hiện nay phương pháp can thiệp nội mạch bằng đặt bóng, đặt coils và chiếu tia Gamma knife là an toàn, đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị rò động mạch màng cứng xoang hang.
Kỳ tích Bệnh viện tỉnh nuôi sống bé sinh non nhẹ cân nhất Việt Nam, chỉ nặng 480g Sản phụ hiếm muộn đã 10 năm và có thai đôi nhờ làm IVF. Tuy nhiên, ở tuần 24, sản phụ đã sinh một bé và tử vong. Bé thứ 2 sinh ở tuần 26, nặng 480g và được BV cứu sống. Đây cũng là trường hợp trẻ sinh non nhẹ cân nhất Việt Nam. Hiện tại, bé ốc nặng 2,1kg, sức khỏe...