Tự sự của người chồng phải bỏ vợ vì áp lực: “Tiền của chồng là của vợ, tiền của vợ, vợ tự tiêu”
Vợ tôi không ki bo, cô ấy rất biết hưởng thụ là đằng khác. Nhưng cô ấy luôn dửng dưng với gánh nặng tiền bạc một mình tôi phải gánh. Tôi đâu phải thằng hèn cần tiêu tiền của vợ, nhưng tôi rất cần được vợ sẻ chia, thông cảm chứ!
Một buổi tối cách đây nửa năm, sau trận bóng gay cấn, tôi vui vẻ trở về nhà mang theo ít đồ ăn vặt cho con gái nhỏ. Lên đến phòng thì con đã ngủ. Ngôi nhà tĩnh lặng. Một tờ A4 nằm gọn gàng trên bàn làm việc của tôi. Khóe miệng tôi tắt hẳn, mọi giác quan như muốn đóng băng, tôi chợt nhớ lại khoảnh khắc vào buổi tối hôm trước đó.
- Anh muốn ly hôn Phương ạ.
- Ừ. Em biết rồi.
- Em muốn nuôi Thỏ hay để anh chăm con?
- Nó còn quá bé, nó cần mẹ hơn cần anh.
- Anh hiểu rồi…
Chúng tôi quen nhau vô tình qua những lời bình luận trêu đùa trên Facebook từ cách đây 4 năm. Khi ấy, tôi thấy Phương thật duyên dáng, khéo léo và rất hiểu tôi. Quen được 2 tháng, chúng tôi quyết định về chung một nhà. Đám cưới diễn ra nhanh chóng, và cả 2 chúng tôi đều nghĩ cứ cưới đi rồi tìm hiểu nhau tiếp, vậy thì cuộc sống hôn nhân mới thú vị.
4 tháng đầu tiên trở thành bạn chung giường, tôi rất cưng chiều cô ấy. Muốn đi ăn đi chơi ở đâu, tôi đều gật đầu đến đón vợ, sẵn sàng chi cả nửa tháng lương cho vợ ăn một bữa buffet sang chảnh. 6 tháng, cô ấy có bầu bé Thỏ, bắt đầu có những sự thay đổi khác lạ, tuy nhiên tôi vẫn chịu đựng được và nhường nhịn vợ hết. 1 năm ngày cưới, chúng tôi vẫn đưa nhau đến quán ăn mà cả 2 hẹn hò lần đầu tiên.
Nhưng tôi dần nhận ra vợ không bao giờ động tay vào việc nhà, không bao giờ trả lời khi mẹ tôi gọi xuống nấu cơm, thậm chí tôi chưa đi làm về đã thấy cô ấy check-in đi ăn nhà hàng sang chảnh với bạn thân, không thèm nhắn mẹ tôi một câu, và cũng kệ để ông bà nội tự trông cháu. Đi chơi về, cô ấy lại ôm rịt Thỏ, lấy cớ trông con để ở trên phòng.
Video đang HOT
Và vấn đề quan trọng nhất xuất hiện, cô ấy mặc định tất cả mọi thứ trong nhà ra đến phố đều là tôi chi. 3 triệu tiền ăn hàng tháng gửi ông bà do tôi chủ động đóng, điện nước ông bà lo, tiền học của Thỏ 4 triệu/tháng cũng do tôi đóng nốt. Lễ Tết, đi du lịch gia đình, ma chay hiếu hỉ… cũng đều là tôi chi.
Tối nào vợ tôi cũng cắm đầu vào điện thoại để săn vé rẻ, voucher du lịch giảm giá, thích lên là bảo tôi chuyển khoản ngay. Tôi cũng chiều, dù có lần cô ấy đòi đi Singapore mất hơn 20 triệu, tôi cũng quẹt hết tiền tiết kiệm cho vợ con đi chơi. Cô ấy có bao nhiêu tiền tôi không biết, và lương cô ấy chỉ để tiêu cho bản thân, mua quần áo cho con. Phương chẳng bao giờ hỏi công việc của tôi có ổn không, tiền kiếm được thế nào. Mặc định như tôi là một ông chồng “đại gia” sẵn của vậy.
1 năm rưỡi, tôi bắt đầu thấy trong lòng mình rạn nứt, mỗi khi tan sở làm về đều vừa đi vừa nghĩ mông lung: Tại sao mình lại cưới Phương vội vàng như thế? Mình có yêu cô ấy thật sự không? Tại sao cô ấy không thông cảm, chia sẻ gì với mình? Tại sao một món quà nhỏ cô ấy cũng không bao giờ mua cho bố mẹ mình để gia đình vui vẻ hơn? Mình có nên bảo rằng cô ấy hãy san sẻ trách nhiệm kinh tế với mình không? Làm đàn ông mà không lo nổi tiền bạc thì cũng kém cỏi quá nhỉ, nên thôi, cứ để mọi thứ như thế vậy…
Năm thứ 2, đúng dịp sinh nhật vợ, tôi mất việc. Trước đó, mỗi tháng lương tôi đều đều 20 triệu, không giàu nhưng đủ lo mọi chi phí cần thiết, và tiết kiệm được một ít. Nhưng nghỉ xong, giật gấu vá vai làm đủ nghề để kiếm tiền giữa Hà Nội đắt đỏ, thu nhập của tôi bập bõm chỉ còn loanh quanh 1 nửa. Khoản tiết kiệm cũng dần cạn kiệt, không đủ để duy trì nếp sống như cũ nữa.
Phương bắt đầu đăng những status bóng gió chê đàn ông vô dụng, không có ý chí, không kiếm ra tiền, không tặng nổi món quà sinh nhật, 8/3 cho vợ con, liên tục share những câu triết lí đau đầu chỉ trích chồng trên mạng. Bạn bè, người quen rón rén nhắn tin hỏi có phải 2 vợ chồng xích mích, tôi đều cười trừ cho qua. Nhưng trong lòng thì nặng trĩu.
Phương không hiểu trên vai tôi khi đó đè nặng 2 chữ “kinh tế” như thế nào. 10 triệu thì gửi tiền ăn cho ông bà, đóng học cho con, là tôi chỉ còn 1 – 2 triệu để tiêu cho 30 ngày, mà vợ vẫn đòi đi ăn nhà hàng, shopping đồ hiệu. Lắm lúc tôi phải từ chối khéo vì trong túi rỗng tuếch, hẹn bữa khác đưa vợ đi, thì cô ấy nhếch mép cười, mặc đồ đẹp rồi gọi bạn tới đón đi ăn.
Năm thứ 3, tôi đi cả ngày tối mới về chỉ để tránh khuôn mặt lúc nào cũng tối sầm của Phương. Không ai nói với nhau câu nào, những gì cần thiết chỉ xoay quanh bé Thỏ. Tôi đắp chăn riêng, Phương đắp chăn với con. Chúng tôi không gần gũi nhau đã quá lâu, lần đi chơi cuối cùng đủ 3 thành viên cũng từ 5 tháng trước. Phương không ăn một bữa cơm nhà nào, mặc kệ bố mẹ tôi, và cô ấy đưa cả con đi. Cô ấy như một vị khách thuê trọ ở nhà tôi, nhưng không trả một xu nào, sáng đi tối về, chẳng buồn chào “lễ tân thường trực” là bố mẹ tôi, im lặng như cái bóng đựng đầy sự ngột ngạt chán ghét. Cô ấy sống một cuộc đời riêng tách biệt hoàn toàn với chồng và bố mẹ chồng.
Có phải vì quá vội vàng kết hôn nên chúng tôi đã quên mất điều kiện cho một tổ ấm bền vững là sự thấu hiểu và sẻ chia? Tôi là đàn ông, là trụ cột gia đình nên đương nhiên tôi có trách nhiệm lo kinh tế, nhưng tôi cũng chỉ là một anh công chức bình thường cơm đủ ăn áo đủ mặc, chứ đâu phải đại gia thừa khả năng nuôi vợ con cả đời? Khi Phương đồng ý cưới tôi, cô ấy cũng biết rõ điều kiện của tôi, tôi có giấu diếm gì đâu, nhưng Phương không bao giờ chủ động giúp đỡ san sẻ khi tôi gặp khó khăn. Cô ấy cũng không quan tâm đến việc đối xử tốt với bố mẹ tôi, chỉ thích chăm chút cho bản thân và bé Thỏ.
Chúng tôi chung sống với nhau vì điều gì? Cho đến giờ phút này, tôi cũng không hiểu. Tôi chưa từng đòi hỏi Phương phải bỏ tiền ra làm bất cứ điều gì, nhưng giá như khi tôi mất việc, cô ấy chỉ cần động viên tôi chút thôi, thay vì ném vào mặt tôi câu nói giận dữ: “Tôi đẻ con cho anh thì anh tự đi mà lo nuôi con ăn học!”. Từ một người đàn ông chỉn chu, vui vẻ, tôi biến thành một kẻ lầm lì, mệt mỏi. Có những cuối tuần ở nhà ôm con cho vợ đi chơi, tôi cứ nhìn con và khóc, nói chuyện với nó như thể không có ngày mai nữa.
Tại sao đàn ông cứ phải âm thầm chịu đựng cái luật lệ vô hình rằng mình là người chi tiền tất cả nhỉ? Tiền vợ tôi kiếm cô ấy có quyền tiêu, nhưng tại sao cô ấy không hiểu áp lực mà một mình tôi phải gánh vác để đóng góp cho tôi một phần? Phương không phải người phụ nữ bủn xỉn, cô ấy rất biết hưởng thụ, sắm sửa cho bản thân và con gái chúng tôi, nhưng cô ấy mặc kệ tôi loay hoay với 2 chữ tiền bạc. Tôi đâu phải thằng hèn cần tiêu tiền của vợ, nhưng tôi rất cần được vợ sẻ chia, thông cảm chứ!
Rốt cục, chúng tôi ly hôn vì tôi là người duy nhất phải gồng lưng nuôi gia đình. Ly hôn xong, ngoài 5 đôi tất Phương từng mua cho tôi bằng thẻ của tôi, thì nhìn đi nhìn lại cô ấy chưa từng biếu bố mẹ tôi đồng nào, cũng chưa từng mua mớ rau để góp bữa chung, chưa bao giờ đủ 5 thành viên quây quần bên mâm cơm. Tôi cũng muốn bao bọc vợ con bằng hết khả năng chứ, nhưng tôi nghèo đi là vợ đã khinh tôi rồi. Dù rất thương con, nhưng tôi buộc phải giải thoát cho cả hai.
Theo tintuconline.com.vn
Cô dâu cấm mọi người ăn thịt trong lễ cưới của mình gây phẫn nộ
Một cô dâu thuần chay đã cấm người thân có thói quen ăn thịt trong ngày trọng đại của mình.
Một cô dâu sắp cưới người Úc đã đăng một bài viết nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ của nhóm thuần chay trên Facebook. Tuy nhiên, hành động của cô dâu khiến mọi người phẫn nộ bởi quyết định cấm những người ăn mặn tham gia đám cưới của mình, bao gồm cả người thân.
Cô dâu không muốn những người ăn thịt tới lễ cưới của mình (Ảnh minh họa)
Trong khi nhiều người ủng hộ quyết định của cô ấy có một thực đơn thuần chay trong đám cưới, một số người khác đã tức giận về cách cô ấy đối xử với chính gia đình của mình.
"Bạn đang khiến gia đình của mình cảm thấy tội lỗi, bạn không cho phép họ đến dự đám cưới thuần chay của mình chỉ vì họ là những người ăn thịt sao. Thật quá bất công", một người bất mãn đã đăng bình luận trên Facebook nhưng đã bị xóa.
Chỉ vì đây là một đám cưới của cô dâu có sở thích ăn chay mà một số thành viên trong gia đình bà con được thông báo rằng không được phép đến đám cưới. Cô gái này còn nói : "Tôi không muốn tổ chức một đám cưới mà trong đó có những kẻ máu lạnh ăn thịt động vật. Đám cưới là một trong những ngày hạnh phúc nhất của cuộc đời tôi".
Mặc dù bài đăng của cô được đăng trên nhóm thuần chay nhưng nó vẫn nhận được rất nhiều phản hồi tiêu cực.
Một người ăn chay bình luận: " Điều này thật rắc rối, bạn không thể đi khắp nơi để gọi những người trong gia đình mình là những kẻ máu lạnh được".
Hay một người khác chia sẻ: "Cô ta bị mất trí rồi. Tôi sẽ rất vui nếu tôi cắt đứt quan hệ gia đình với một người như cô ta".
"Tôi hoàn toàn hiểu được việc phục vụ thức ăn thuần chay, điều đó rất có ý nghĩa, nhưng việc cấm mọi người và gọi họ là kẻ máu lạnh thì thật là nực cười", một người khác nói thêm.
Nhiều người công nhận quyết định của cô dâu này rất vô lý, họ nói rằng ngay cả những người thân ăn thịt cũng sẽ tôn trọng và rất có thể sẽ thích các món ăn thuần chay.
Rất nhiều người đồng ý với ý kiến "một người ăn thuần chay sẽ không coi lễ cưới là cơ hội để chứng minh cho mọi người thấy thức ăn chay ngon hơn thức ăn mặn".
"Anh em họ của tôi đã có một bữa tiệc buffet thuần chay hoàn hảo trong đám cưới và tất cả những người ăn thịt đã có khoảng thời gian tuyệt vời", một người khác đã viết.
Sau khi nhận được những phản ứng tiêu cực từ mọi người. Cô dâu đã thêm chi tiết rằng, cô đã cấm gia đình của mình can thiệp vào lối sống thuần chay của cô. Cô giải thích về bài viết của mình trong việc nỗ lực tìm kiếm sự cảm thông và hiểu biết từ người khác, những người có cùng suy nghĩ với mình nhưng cô không ngờ rằng có quá nhiều người phẫn nộ trước quyết định này.
Cô gái này nói thêm : "Tôi xin lỗi nếu điều đó khiến tôi trở nên thô lỗ, nhưng tôi không muốn những người hại và ăn thịt động vật (chính những con vật mà chúng tôi đã cố gắng bảo vệ) có mặt trong đám cưới của mình, lương tâm của tôi không cho phép".
Kể từ khi được chia sẻ, nó nhanh chóng nhận được hàng trăm bình luận và lượt chia sẻ trên Facebook. Rất nhanh chóng bài viết đã tới tay những người trong gia đình của cô. "Đây là những gì cô thích sao. Tôi không được mời đến đám cưới mà tôi dự định làm phù dâu, lý do nực cười là tôi không phải là người thuần chay".
Ngay sau đó, cô gái này đã xóa bài đăng gốc của mình mà không đưa ra bất kỳ lời bình luận nào thêm.
Theo danviet.vn
Hành trình trở thành tiến sĩ của nông dân chăn vịt ở Trung Quốc Từng làm thợ xây, nông dân chăn vịt và bảo vệ ở trường đại học, Li Mingyong quyết tâm quay trở lại học tập, đặt nhiều mục tiêu lớn. Li Mingyong, người đàn ông bỏ học cấp ba và làm lụng cực nhọc để trả nợ cho gia đình đang được truyền thông Trung Quốc ca ngợi như tấm gương về lòng hiếu...