Từ Sechskies đến Son Dongpyo: Giấc mộng “phượng hoàng lửa” của một đế chế từng là đối thủ lớn duy nhất của SM
Khi nhắc đến Kpop hôm nay, BIG 3 đã trở thành một thương hiệu quá quen thuộc với những ai yêu mến ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc. Kể cả sau khi bê bối của YG Entertainment bùng nổ khiến nhiều người đòi “gạch tên” công ty này ra khỏi BIG 3, sự tồn tại của bộ 3 SM – YG – JYP vẫn luôn là một dấu ấn không thể nào quên trong lòng các fan Kpop.
Tuy nhiên, rất ít người nhớ rằng trước khi khái niệm BIG 3 được hình thành, Kpop đã từng có một thời phát cuồng vì “ BIG 2″. Cách đây hơn 20 năm, khi mà JYP và YG vẫn còn là những tên tuổi vô danh trên thị trường quản lý thần tượng, đã có một công ty đủ tầm sánh vai với SM Entertainment. Đó chính là DSP Media, công ty mà trước năm 1999 được biết đến với cái tên Daesung
Không phải tự nhiên mà nhiều người cho rằng DSP là công ty vì SM mà tồn tại. Có một thời, những cuộc đối đầu và bám đuổi quyết liệt của 2 công ty này từng là “lẽ sống” của cả nền công nghiệp âm nhạc thần tượng Hàn Quốc.
Nhìn vào lịch sử phát triển của 2 công ty, nhiều người tin rằng DSP thậm chí còn nắm bắt xu hướng dance group sớm hơn cả SM. Trước khi công ty chính thức thành lập vào năm 1991, “cha đẻ” của Daesung Ent. là Lee Ho Yeon đã tạo nên những nhóm nhạc có thể ca hát lẫn trình diễn vũ đạo.
Năm 1996, khái niệm “ nhóm nhạc thần tượng” chính thức xuất hiện tại Hàn Quốc với sự ra đời của H.O.T. Và cho đến cuối những năm 1990, thị trường âm nhạc trong nước chỉ có 2 tên tuổi thực sự nổi bật trong lĩnh vực quản lý thần tượng, đó là SM và Daesung Ent.
Nhìn vào các giai đoạn phát triển cũng như danh sách nghệ sĩ mà 2 công ty này từng đào tạo, có thể hiểu tại sao danh xưng BIG 2 lại ra đời trong thời điểm đó!
Trong cuộc khảo sát 100 cặp đối thủ “truyền kiếp” của làng giải trí Hàn Quốc do chính người dân xứ kim chi bình chọn, H.O.T – Sechs Kies về đích ở vị trí đầu tiên, trong khi S.E.S – Fin.K.L đứng thứ 3. Bấy nhiêu đó cũng đủ chứng minh những cuộc “rượt đuổi” giữa SM và Daesung đã trở thành một phần quan trọng của lịch sử Kpop, là một thành tựu mà người Hàn Quốc sẽ không dễ lãng quên.
Rất nhiều người tin rằng cú trượt dài của DSP mở đầu từ sự ra đời của Rainbow vào năm 2009. Thế nhưng trên thực tế, từ 10 năm trước đó, người ta đã bắt đầu nhìn thấy những dấu hiệu hụt hơi của DSP trên đường đua với SM.
Trước năm 1999, Kpop chứng kiến sự thống trị độc tôn của 2 cái tên SM và Daesung Ent. Thế nhưng khi JYP và các công ty khác bắt đầu gia nhập cuộc đua, mọi thứ đã dần thay đổi. Click B chính là ví dụ đầu tiên. Theo “logic đối thủ” của 2 công ty này, Click B được tạo ra để đối đầu với Shinhwa. Nhưng 7 tháng trước khi Click B debut, g.o.d đã ra mắt và nhanh chóng vươn lên hàng “nhóm nhạc quốc dân”.
Từ trước đến nay, đối thủ của Shinhwa vẫn luôn là g.o.d, và những thành công khiêm tốn của Click B khiến họ chưa bao giờ được xếp ngang hàng với hai nhóm nam huyền thoại này. Trong danh sách 100 cặp đối thủ “truyền kiếp” của làng giải trí, Shinhwa và g.o.d xếp thứ 10, trong khi Click B dường như chưa bao giờ hiện diện trong tâm trí của người Hàn Quốc khi nhắc đến “đối thủ của Shinhwa”.
Video đang HOT
Thực tế này cũng đúng với các lứa thần tượng sau đó. So với TVXQ, tầm ảnh hưởng của SS501 vẫn chưa thực sự đủ lớn. Khi nhắc đến đối thủ của SNSD, nhiều người sẽ nghĩ đến Wonder Girls nhiều hơn là Kara. Rainbow quá lận đận so với f(x). Độ phổ biến của A-Jax không thể so sánh với EXO. Danh tiếng của April và Red Velvet cũng có sự chênh lệch quá lớn.
Như nhiều công ty khác, DSP cũng tồn tại những mẫu thuẫn giữa bên quản lý và các nghệ sỹ trực thuộc, dẫn đến việc các nhóm nhạc của DSP dần tan rã dù vẫn còn nhiều cơ hội phát triển. Khi Sechskies đang ở đỉnh cao danh vọng, công ty buộc nhóm phải tan rã chỉ sau 3 năm hoạt động. Họ lấp lửng về tương lai của Fin.K.L, để nhóm dừng mọi hoạt động từ năm 2002, trở lại với một single vào năm 2005 rồi mãi mãi biến mất.
Thời kỳ đó, hợp đồng của các nhóm nhạc thường kéo dài không quá 5 năm. Khi ấy, SM có xu hướng chỉ giữ lại vài thành viên sau khi kết thúc hợp đồng nhóm, như H.O.T chỉ có Kangta và Moon Heejun ở lại với tư cách ca sĩ solo, hay SM chỉ chấp nhận ký tiếp hợp đồng cá nhân với 5/6 thành viên Shinhwa. Học hỏi đối thủ, DSP cũng nhiều lần áp dụng phương pháp này lên “gà nhà”, và tất nhiên kết quả không thể thê thảm hơn.
Năm 2002, DSP chỉ giữ lại 4 thành viên Click B và để 3 người còn lại ra đi. Năm 2010, DSP chỉ chấp nhận ký tiếp với 4/5 thành viên SS501 khi hết hạn hợp đồng. Không thể thỏa thuận, các thành viên quyết định rời đi và theo đuổi con đường riêng.
Đó là chưa kể cách quản lý sai lầm của DSP với các nhóm nữ sau này. Kara sẽ còn trụ vững nếu DSP chịu đầu tư đúng cách. Và Rainbow đáng lẽ đã có thể bật lên khi phát hành “A” nếu DSP không vôi vàng “tống” họ sang Nhật.
Có thể nói, sự tụt dốc của DSP không chỉ là kết quả của những chiến lược sai lầm, mà hơn hết nó còn là hệ lụy của vấn đề “con người” bên trong nội bộ công ty. Không phải tự nhiên mà DSP được xem là một trong những công ty “bẩn” nhất Kpop. Rất nhiều người từng không thể hiểu được vì sao DSP lại để Sechskies tan rã chỉ sau 3 năm hoạt động. Và sự thật đằng sau câu chuyện này chỉ mới được làm sáng tỏ khi Sechskies trở lại sau 16 năm vắng bóng.
Ngày ấy, các thành viên Sechskies muốn chuyển sang công ty khác, nhưng DSP không muốn điều này xảy ra và buộc họ phải tan rã. Kinh khủng hơn, công ty đã ra tay cản trở các hoạt động nghệ thuật của họ. Ko Jiyong – thành viên duy nhất không tái hợp cùng Sechskies, từng chia sẻ trên “Infinity Challenge” rằng sau khi nhóm tan rã, anh muốn trở thành một diễn viên và từng được nhận một vai diễn. Nhưng chính DSP đã thao túng để anh bị loại và chặn hết mọi đường hoạt động của anh. Sau đó, Ko Jiyong phải rút khỏi làng giải trí và quay về với cuộc sống bình thường.
Nhưng điều gì khiến các thành viên Sechskies muốn chuyển công ty đến thế? Đó chính là hệ lụy của một sự thật kinh khủng nhất mà DSP từng làm với Sechskies: Nói dối về lượng tiêu thụ đĩa. Doanh số album của Sechskies thời kỳ đó luôn bị đánh giá là quá thấp so với vị thế của họ. Và điều này thật khó tin bởi khi ấy họ là một nhóm nhạc nổi tiếng khắp Hàn Quốc.
Vào tháng 8 năm 2000, chỉ vài tháng sau khi Sechskies tuyên bố tan rã, DSP đã bị cảnh sát điều tra về các cáo buộc trốn thuế, tham ô và vấn đề bất bình đẳng trong hợp đồng. Cục thuế quốc gia cũng tiến hành một cuộc kiểm toán thuế và phát hiện một khoản tiền đáng ngờ lên đến hàng trăm triệu won. Từ đó, xuất hiện những nghi ngờ cho rằng DSP không khai báo đúng doanh số album nhằm mục đích trốn thuế.
Trong thời gian Sechskies hoạt động dưới trướng DSP, công ty luôn gọi họ là “những kẻ thất bại” vì doanh số album quá thấp. Nhưng người trong ngành cho biết DSP chỉ báo cáo một phần doanh số album của Sechskies để công ty có thể hưởng lợi hoàn toàn từ phần bị che giấu.
Nhiều nguồn tin cho biết thêm rằng DSP chỉ trả lương theo tháng cho các thành viên bất kể lượng tiêu thụ album là bao nhiêu, và chủ tịch của DSP thường xuyên phàn nàn rằng doanh số bán đĩa của Sechskies quá thấp. Có nghĩa là, để thu về một khoản lợi rất lớn cho bản thân, DSP đã chấp nhận hạ thấp danh dự nghệ sĩ của chính họ.
Sechskies không phải trường hợp duy nhất. Năm 2011, 4 thành viên Kara đệ đơn kiện công ty vì nghi ngờ DSP thường xuyên “nuốt” tiền, đặc biệt là sau những lần phân chia mập mờ khoản doanh thu kiếm được từ các hoạt động ở nước ngoài, cũng như bóc lột sức lao động của nhóm với lịch trình không kẽ hở.
Sau đó, Rainbow cũng lên tiếng tố cáo hành vi bóc lột sức lao động của công ty quản lý. Rainbow phải làm việc liên tục mà không có thời gian để nghỉ ngơi, trong khi số tiền nhận được lại vô cùng ít ỏi.
Đầu năm 2016, khi DSP mất đi “con gà đẻ trứng vàng” Kara, nhiều người đã chắc mẩm về một kết cục thảm thương cho công ty giải trí này. Sự tan rã của Rainbow vào cuối năm đó được cho là điều tất yếu, bởi sau 7 năm hoạt động nhóm nhạc này không để lại được chút dấu ấn nào. Đến tháng 3 năm 2019, A-Jax cũng tuyên bố tan rã sau 6 năm quảng bá nhạt nhòa. Kể từ đó, người ta tin rằng “đế chế” DSP thực sự chỉ còn tồn tại trong dĩ vãng.
Sự tan rã của các nhóm nhạc không phải lúc nào cũng xuất phát từ lỗi của công ty quản lý. Nhưng đối với DSP, dường như họ không chỉ “bức tử” gà nhà, mà còn tự tay “kết liễu” chính tương lai của mình. Thời điểm cuối những năm 90, ai có thể tưởng tượng được rằng một Daesung Ent. từng khiến SM phải dè chừng lại có ngày rơi vào cảnh “trắng tay”?
Nhiều người từng trông chờ vào khoảnh khắc hồi sinh của DSP khi KARD tạo được nhiều tiếng vang từ những ngày chưa ra mắt chính thức. Rõ ràng, so với A-Jax hay April, DSP đã có những chiến lược quảng bá và quản lý tốt hơn dành cho KARD. Dù vậy, độ phổ biến của KARD tại Hàn Quốc hiện vẫn còn khá khiêm tốn so với những kỳ vọng ban đầu, và nhóm nhạc này dường như cũng đang tập trung vào thị trường quốc tế nhiều hơn.
Tia hy vọng thực sự của DSP Media đã lóe lên trong năm 2019, khi công ty này lần đầu gửi thực tập sinh nam đến series “Produce” nổi tiếng của Mnet. Son Dongpyo – một trong ba thí sinh được DSP gửi đến “Produce X 101″, đã tỏa sáng ngay từ đầu cuộc thi và trở thành center ca khúc chủ đề “X1-MA”. Khi danh tính center “X1-MA” lần đầu được công bố, bên cạnh những lời bàn tán về ngoại hình và tài năng của Son Dongpyo, nhiều người còn tò mò về công ty quản lý của chàng trai trẻ này. Và đó cũng là khi cái tên DSP bắt đầu xuất hiện trở lại trong những cuộc trò chuyện của các fan Kpop.
So với các thí sinh khác của “Produce X 101″, Son Dongpyo có thể không sở hữu ngoại hình quá bắt mắt. Thậm chí, từng xuất hiện rất nhiều tranh cãi về lý do khiến thực tập sinh này được chọn làm center “X1-MA”. Tuy nhiên, rõ ràng tài năng và khả năng bùng nổ trên sân khấu của Son Dongpyo là điều mà ai cũng phải công nhận. Trong phần đánh giá năng lực đầu tiên, chàng trai này được xếp vào lớp B. Đến phần đánh giá sau đó, Son Dongpyo đã được chuyển lên lớp A với phần thể hiện xuất sắc của mình.
Được yêu mến nhờ ngoại hình dễ thương nhưng không phải vì thế mà Son Dongpyo tự cho phép mình bị đóng khung trong hình ảnh đó. Ở vòng position, chàng trai này đã khiến khán giả kinh ngạc khi thử thách bản thân với một màn trình diễn vô cùng mạnh mẽ. Sân khấu “Believer” đã xóa tan định kiến của rất nhiều người cho rằng Son Dongpyo chỉ có thể làm tốt ở những concept đáng yêu, tươi trẻ và năng động. Cũng nhờ màn trình diễn đó, những người từng hoài nghi khả năng thực sự của Dongpyo giờ đây cũng phải gật gù công nhận sức hút sân khấu của chàng trai 18 tuổi này
Hành trình tỏa sáng của Son Dongpyo tại “Produce X 101″, từ một thực tập sinh đến một thành viên X1, đã khiến những người từng biết đến thời hoàng kim của Daesung Ent. bắt đầu có niềm tin trở lại. Tất nhiên, để quay trở lại vị thế đối thủ của SM trong lúc này là chuyện không thể. Nhưng ở một góc nhìn lạc quan nào đó, với một công ty từng tạo ra những Sechskies, Fin.K.L, Kara,… một thời bùng nổ trên các sân khấu lớn, người hâm mộ vẫn có quyền hy vọng rằng họ còn đủ tầm (và đủ tâm) để tiếp tục cho ra mắt những lứa thần tượng trẻ với tài năng và sức hút được công nhận bởi số đông khán giả.
Đêm chung kết “Produce X 101″ đã gọi tên Son Dongpyo trong đội hình debut chính thức của X1 sau khi chàng trai nhỏ bé này giành được vị trí thứ 6 chung cuộc với hơn 800.000 lượt bình chọn. Đây chắc chắn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong hành trình hồi sinh của DSP, bởi việc có một thực tập sinh ra mắt trong boygroup của “Produce X 101″ ít nhiều sẽ tạo nên những ảnh hưởng tích cực cho công ty cả về mặt hình ảnh, danh tiếng lẫn tài chính.
Hành trình tỏa sáng của Son Dongpyo tại “Produce X 101″, từ một thực tập sinh đến một thành viên X1, đã khiến những người từng biết đến thời hoàng kim của Daesung Ent. bắt đầu có niềm tin trở lại. Tất nhiên, để quay trở lại vị thế đối thủ của SM trong lúc này là chuyện không thể. Nhưng ở một góc nhìn lạc quan nào đó, với một công ty từng tạo ra những Sechskies, Fin.K.L, Kara,… một thời bùng nổ trên các sân khấu lớn, người hâm mộ vẫn có quyền hy vọng rằng họ còn đủ tầm (và đủ tâm) để tiếp tục cho ra mắt những lứa thần tượng trẻ với tài năng và sức hút được công nhận bởi số đông khán giả.
Theo tinnhac.com
'Big 3' của thị trường âm nhạc US-UK là những công ty nào? Đây chính là đáp án
Thị trường giải trí thế giới cũng bị các ông lớn nắm giữ thị phần rất lớn. Đây chính là những tập đoàn 'tai to mặt lớn' trong ngành công nghiệp âm nhạc .
Warner Music Group
Warner Music Group (WMG), còn được biết đến với tên Warner Music, là công ty thu âm lớn trên toàn cầu, có trụ sở đặt tại Thành phố New York. Đây còn là một trong 3 công ty thu âm lớn nhất và có thế lực mạnh mẽ tại thị trường Mỹ.
Công ty sở hữu và vận hành một số nhãn hiệu lớn và thành công nhất trên thế giới, bao gồm Elektra Records, Warner Records, Parlophone và Atlantic Records. WMG cũng sở hữu Warner Chappell Music, một trong những nhà xuất bản âm nhạc lớn.
Theo thống kế năm 2018, công ty này chiếm khoảng 25.1% thị phần.
Universal Music Group
Universal Music Group là một công ty âm nhạc lớn toàn cầu sở hữu bởi tập đoàn truyền thông Vivendi, S.A. của Pháp. Kể từ năm 2004, tập đoàn không còn liên quan đến hãng phim Universal Studios. Năm 2019, Fast Company đã gọi Universal Music Group là công ty âm nhạc sáng tạo nhất và liệt kê UMG trong số 50 công ty sáng tạo nhất thế giới bằng những lời khen có cánh: "trong bối cảnh chuyển đổi kỹ thuật số của ngành công nghiệp âm nhạc, Universal đang định nghĩa lại một nhãn hiệu hiện đại sẽ như thế nào". Hiện tại, công ty đã ký thỏa thuận cấp phép với hơn 400 nền tảng trên toàn thế giới.
Vào ngày 19 tháng 11 năm 2018, ca sĩ kiêm nhạc sĩ Taylor Swift đã ký hợp đồng nhiều album mới với UMG, tại Hoa Kỳ. Vì thế trong thời gian tới, UMG hứa hẹn sẽ mở rộng mạnh mẽ trong tương lai.
Theo thống kê năm 2018, UMG chiếm khoảng 24,3 % thị phần. Đây là một điều đáng buồn cho công ty này. Trong những năm trước đó, UMG vẫn được xem là bá chủ về thị phần âm nhạc tại Mỹ. Tuy nhiên giờ đây công ty có phần thụt lùi, nhường chỗ cho Warner Music Group vươn lên.
Sony Corporation
Sony, là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, với trụ sở chính nằm tại Minato, Tokyo. Từ "Sony" là kết hợp của từ "sonus" trong tiếng La-tinh (âm thanh) và từ "sonny" trong tiếng Anh (cậu bé nhanh nhẹn thông minh) theo cách gọi tên thân mật. Những nhà sáng lập hy vọng tên "Sony" thể hiện tinh thần nhiệt huyết và sáng tạo của giới trẻ.
Công ty này được xem là một trong những doanh nghiệp âm nhạc lớn nhất thế giới, doanh nghiệp điều khiển trò chơi video lớn nhất và là một trong những doanh nghiệp xuất bản trò chơi video lớn nhất. Sony đã được xếp hạng 97 trong danh sách Fortune Global 500 năm 2018.
Theo thống kê, tập đoàn này sở hữu 22,1 % thị phần năm 2018. Thực tế, đây cũng là bước dậm chân tại chỗ của tập đoàn này khi trước đó, Sony vẫn hơn số phần trăm thị phần của Warner Music Group.
Các công ty khác
Các công ty trong ngành này sở hữu hơn 100 nhãn hiệu hoặc công ty con, mỗi hãng chuyên về một thị trường nhất định. Chỉ các nghệ sĩ nổi tiếng nhất trong ngành mới được ký trực tiếp vào nhãn chính. Các công ty này chiếm hơn một nửa thị phần tại Mỹ. Tuy nhiên, điều này đã giảm đi phần nào trong những năm gần đây, vì môi trường kỹ thuật số mới cho phép các thương hiệu hơn cạnh tranh hiệu quả.
Trong năm 2018, thị phần của các công ty âm nhạc khác chiếm khoảng 28,5 %. Dự đoán trong thời gian sắp tới, cuộc chiến giữa các công ty thu âm nhỏ lẻ với các ông lớn ngày càng khắc nghiệt, nhất là trong thời điểm khán giả trẻ đang dần đa dạng hóa nghệ sĩ và yêu thích những nhân tố mới lạ hơn.
Theo tin nhac
Black Pink vượt mặt SNSD, trở thành nhóm nhạc nữ Hàn Quốc sở hữu tour diễn có lượng người tham dự nhiều nhất Với kỉ lục này, Black Pink một lần nữa khẳng định mình là đối thủ đáng gờm trên đường đua âm nhạc Hàn Quốc. Tối ngày 14/07 vừa qua, Black Pink vừa hoàn thành 3 đêm diễn tại Bangkok, cũng là đêm diễn cuối cùng khép lại tour diễn In Your Area World Tour. Kết thúc quãng đường dài đáng nhớ này, các...