Từ Sài Gòn về quê ăn Tết thế nào để tránh kẹt xe
Để người dân về quê nghỉ Tết Đinh Dậu 2017 thuận tiện, tránh ùn tắc, Sở GTVT TP HCM cùng các tỉnh lân cận cung cấp lộ trình cụ thể.
Từ TP HCM về các tỉnh miền Đông có 3 lộ trình dành cho cả ôtô và xe máy. Lộ trình 1: Bến xe Miền Đông – Quốc lộ 13 – Cầu Bình Triệu – đường Phạm Văn Đồng – Quốc lộ 1 – Cầu Đồng Nai – Cầu vượt Ngã 3 Vũng Tàu – Quốc lộ 1 (Ngã 3 Dầu Giây).
Lộ trình 2: Bến xe Miền Đông – Quốc lộ 13 – Cầu Bình Triệu – Quốc lộ 13 – Quốc lộ 1 – Cầu Đồng Nai – Cầu vượt Ngã 3 Vũng tàu – Quốc lộ 1 (Ngã 3 Dầu Giây).
Lộ trình 3: Bến xe Miền Đông – Quốc lộ 13 – đường Đinh Bộ Lĩnh – Bạch Đằng – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Điện Biên Phủ – Cầu Sài Gòn – Xa lộ Hà Nội – Quốc lộ 1 – các tỉnh Miền Đông.
Riêng ôtô, từ TP HCM đi các tỉnh Miền Đông có thể đi theo lộ trình khác để ra cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây: Bến xe Miền Đông – Quốc lộ 13 – đường Đinh Bộ Lĩnh – Bạch Đằng – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Điện Biên Phủ – Cầu Sài Gòn – Xa lộ Hà Nội – đường Mai Chí Thọ – Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây – Quốc lộ 1 (Ngã 3 Dầu Giây).
Video đang HOT
Từ TP HCM về các tỉnh miền Tây có 2 cách cho cả ôtô và xe máy. Lộ trình 1: Bến xe Miền Tây – đường Kinh Dương Vương – Vòng xoay An Lạc – Quốc lộ 1 (tỉnh Long An).
Lộ trình 2: Bến xe Miền Tây – đường Kinh Dương Vương – Quốc lộ 1 – đường Nguyễn Văn Linh – Quốc lộ 50 – Cầu Mỹ Lợi – Thị xã Gò Công (tỉnh Tiền Giang).
Riêng ôtô, từ TP HCM về các tỉnh miền Tây có thể đi theo lộ trình khác theo cao tốc TP HCM – Trung Lương: Bến xe Miền Tây – đường Kinh Dương Vương – Quốc lộ 1 – nút giao Bình Thuận – đường dẫn cao tốc – đường cao tốc TP HCM – Trung Lương – các tỉnh miền Tây.
Sở GTVT TP HCM đề nghị Sở GTVT các tỉnh Tiền Giang, Long An, Đồng Nai và Bình Dương lắp bổ sung hệ thống biển báo hướng dẫn hướng lưu thông; CSGT đường bộ – đường sắt các tỉnh này hỗ trợ tăng cường lực lượng điều tiết giao thông tại các giao lộ có nguy cơ xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông.
Phòng CSGT đường bộ – đường sắt Công an TP HCM cũng được đề nghị hỗ trợ tăng cường lực lượng tại các vị trí, giao lộ theo những lộ trình trên để đảm bảo việc lưu thông được thuận lợi.
Hữu Công
Theo VNE
Sở GTVT TP HCM nói 'kẹt đường vì không đủ đất cho xe chạy'
Trong khi quỹ đất dành cho giao thông không tăng thì mỗi ngày thành phố có 1.200 xe đăng ký mới, đại diện Sở GTVT cho rằng nếu đem tất cả xe ra xếp hàng cũng không đủ đất "thì sao có đường cho xe chạy".
Ông Ngô Hải Đường - Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP HCM) - cho biết, những năm qua thành phố thực hiện rất nhiều biện pháp để kéo giảm tình trạng kẹt xe nhưng tình trạng này đang có chiều hướng gia tăng.
Điều này, theo đại diện Sở GTVT, là do lượng xe ở Sài Gòn quá nhiều. Trung bình mỗi ngày có thêm 1.200 ôtô, xe máy xuất hiện trên các tuyến đường. Hiện, tổng số phương tiện đăng ký trên địa bàn đã đạt hơn 7,8 triệu (chưa tính xe mang biển số tỉnh). Dù có hàng loạt cầu, tuyến đường mới đưa vào khai thác nhưng so với tỷ lệ tăng của ôtô, xe máy vẫn không đáng kể.
TP HCM không đủ đất cho xe chạy. Ảnh: Trần Duy.
Trong khi đó, tổng diện tích mặt đường của TP HCM hiện khoảng 37,7 triệu m2; vỉa hè khoảng 15,5 triệu m2. Theo quy chuẩn chung, diện tích dành cho giao thông cần 200 đến 240 triệu m2 - tức gấp từ hơn 3,7 đến gần 4,5 lần so với thực tế hiện nay. Nếu trừ đi diện tích vỉa hè bị chiếm dụng tràn lan thì diện tích còn lại dành cho giao thông còn thấp hơn nhiều.
Về chiều dài, tổng các tuyến đường trên địa bàn TP HCM là 4.155 km. Trong đó chỉ có hơn 1.700 km rộng trên 7 m (phù hợp cho ôtô, xe buýt), còn lại chỉ phù hợp cho xe hai bánh (chiếm tỷ lệ hơn 58%).
Ông Trường tính toán, để đảm bảo cho ôtô con lưu thông với tốc độ 30 km/h thì cần diện tích đường là 45 m2 mỗi chiếc. Như vậy, tổng diện tích cần lên đến 108 triệu m2, gấp hơn 2,8 lần tổng diện tích lòng đường hiện có của TP HCM.
"Tổng xe máy, ôtô của thành phố đem ra xếp ở vỉa hè, lòng đường còn không đủ đất, chỉ đủ cho 70% lượng xe thì lấy đâu đất cho xe chạy. Tính vậy có hơi khập khiễng vì không có chuyện tất cả xe đều ra đường cùng một lúc, song làm phép toán này để thấy quỹ đất dành cho giao thông quá thấp, trong khi lượng phương tiện áp đảo", ông Đường nói.
"Đây là một trong các nguyên nhân khiến tình trạng kẹt xe trên địa bàn ngày càng nghiêm trọng. Diện tích dành cho giao thông của thành phố đã vượt quá mức chịu đựng so với lượng phương tiện. Nó cũng như một căn nhà cho 3-4 người ở, giờ có đến 10 người thì làm sao không chật chội. Chưa kể số ôtô máy vẫn tiếp tục tăng thêm từng ngày thì kẹt xe, tắc đường là đương nhiên", ông Đường đánh giá.
Theo Bí thư Thành uỷ TP HCM, Kẹt xe là bức xúc hàng đầu của người dân. Ảnh: Hữu Nguyên
Theo thống kê năm nay thành phố đã xảy ra 27 vụ ùn tắc trong giờ cao điểm, tăng 2 vụ so với năm ngoái; đồng thời phát sinh 10 điểm có nguy cơ ùn tắc, nâng tổng số lên đến 36. "Tiêu chí đánh giá ùn tắc hiện chưa đúng với thực tế nên Sở đang lấy ý kiến để có cách đánh giá chính xác hơn", ông Đường cho biết.
Để giảm ùn tắc trong năm tới, Sở GTVT cho biết sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp như tổ chức một chiều các cặp đường Cộng Hòa - Trường Chinh - Hoàng Văn Thụ (Tân Bình), Phan Văn Trị - Lê Quang Định (Bình Thạnh, Gò Vấp); Hai Bà Trưng - Phạm Ngọc Thạch (quận 1, 3), Trần Quốc Thảo - Lê Quý Đôn (quận 3).
Đồng thời, giao thông ở nút giao Hàng Xanh, giao lộ Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh, Lê Văn Lương - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), giao lộ Chánh Hưng - Hưng Phú (quận 8) cũng được tổ chức lại cho phù hợp với tình hình thực tế.
Bên cạnh đó, taxi sẽ bị cấm theo giờ trên đường Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng (quận 1); cấm xe tải 24/24 trên đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Tất Thành; tổ chức giao thông một số tuyến đường theo phương thức xe lưu thông theo ngày chẵn lẻ...
Dự kiến đầu năm tới, Cổng thông tin giao thông do Sở phối hợp với Công ty FPT sẽ được đưa vào vận hành và phổ biến rộng rãi để người dân nắm bắt và phản ánh các sự cố hạ tầng, các bất cập trong lĩnh vực giao thông đô thị. Website này cũng cung cấp cho người dân các thông tin về tình hình giao thông trực tuyến tích hợp với các tiện ích như dẫn đường, hướng dẫn lộ trình, tìm kiếm bãi đỗ xe, bệnh viện, trạm xăng, nhà vệ sinh công cộng...
Hữu Nguyên
Theo VNE
Doanh nghiệp muốn xây hầm chui ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất Hầm dài gần một km, 2 làn xe, kinh phí 370 tỷ đồng được đề xuất xây để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại cửa ngõ sân bay ở TP HCM. Một doanh nghiệp vừa đề xuất chính quyền TP HCM cho phép triển khai dự án xây hầm chui tại nút giao Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Văn Trỗi...