Tự rửa khoang máy ô tô: dễ làm nhưng không phải ai cũng biết
Khoang máy để bẩn sẽ dẫn làm xe tản nhiệt kém, các bộ phận bên trong nhanh xuống cấp và có thể gây mùi hôi.
Sau thời gian dài sử dụng, ô tô sẽ xuống cấp và mức độ tùy thuộc vào quá trình chăm sóc và bảo dưỡng cũng như điều kiện sử dụng của chủ xe. Theo các chuyên gia, người dùng cân nhắc rửa khoang máy định kỳ 3 – 6 tháng/lần, tùy theo mức độ bẩn của khoang máy.
Khoang động cơ bẩn không tốt cho quá trình tản nhiệt
Khoang máy chính là nơi chứa sức mạnh của một chiếc xe. Vệ sinh khu vực này giúp động cơ luôn mới, loại bỏ được rác, bụi bẩn và làm cho động cơ tản nhiệt được hiệu quả hơn.
Không chỉ vậy, vệ sinh khoang máy thường xuyên giúp chủ xe phát hiện được các vấn đề hỏng hóc của động cơ, hệ thống điện, lọc gió hay những chi tiết nhỏ như dây curoa, gioăng cao su, đinh vít bị hoen gỉ và thậm chí là sự xuất hiện các loại động vật, côn trùng.
Mặc dù rửa khoang máy có vai trò quan trọng nhưng không ít tài xế còn e ngại. Thậm chí không cần tới các trung tâm chăm sóc xe, người dùng có thể tự làm việc này tại nhà với những gợi ý dưới đây.
Chọn thời điểm thích hợp
Khoang động cơ không nên để ẩm ướt quá lâu. Vì thế hãy chọn ngày có thời tiết nắng ráo, đặc biệt là những ngày có gió, vì giúp làm khô nhanh hơn.
Không nên rửa khoang máy vào những ngày trời ẩm vì lâu khô
Nếu xe vừa mới di chuyển về, cần lật mui lên và để động cơ nguội ít nhất 30 phút. Điều này không chỉ giúp hạn chế bị bỏng mà còn giúp các bộ phận khác như van, đường ống bằng cao su, dây đai không bị co, rạn nứt do quá trình thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Dọn sạch rác, lá cây khô lọt vào khoang động cơ. Trong quá trình này, bạn cũng có thể dễ dàng phát hiện nếu có chuột hay các sinh vật khác xâm nhập ở khu vực này.
Video đang HOT
Che chắn các thiết bị điện quan trọng
Sử dụng túi ni-lông để che các thành phần điện nhạy cảm, chẳng hạn như ắc-quy, bộ điều khiển động cơ. Một số người cho rằng các chi tiết trên xe ô tô kháng nước và việc bọc các mạch điện là thừa thãi. Tuy nhiên, việc này giúp bạn dễ dàng làm sạch và ít rủi ro hơn.
Che chắn các thiết bị điện tử và cổ hút gió để tránh nước xâm nhập.
Ngoài ra, bạn cũng nên bọc các bộ phận quan trọng như cổ hút gió, máy phát điện để tránh nước xâm nhập gây hư hỏng.
Tẩy dầu mỡ và chà sạch
Khi rửa khoang máy tại nhà, các chủ xe thường sử dụng xà bông, nước rửa chén để làm sạch dầu nhờn. Tuy nhiên, các chất này có thể làm ăn mòn các chi tiết kim loại và làm các bộ phận khác nhanh xuống cấp. Do đó, nên dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng.
Sử dụng dung dịch chuyên dụng để loại bỏ dầu và các chất dư thừa.
Tùy thuộc vào mức độ bẩn của động cơ, bạn có thể không cần phải cọ rửa. Tuy nhiên, một số khu vực như nắp van có thể có nhiều dầu và bụi bẩn. Sử dụng một chiếc bàn chải nhỏ với lông tổng hợp, không nên dùng bàn chải có đầu bằng kim loại.
Tiến hành xịt rửa
Sử dụng vòi xịt có tiết diện rộng tốt hơn các vòi xịt có áp suất cao.
Nên sử dụng vòi xịt có chế độ phun chùm sẽ tốt hơn vòi xịt có áp suất lớn. Tiến hành xịt nhẹ nhàng đến các ngóc ngách và không được xịt trực tiếp vào các mạch điện, máy phát điện và các khu vực được che chắn. Sử dụng bàn chải để đánh sạch các bụi bẩn còn sót lại và dùng khăn khô để thấm hết nước đọng.
Lau khô các bộ phận
Nếu có sẵn khí nén, bạn có thể thổi khí vào các ngóc ngách để loại bỏ lượng nước dư thừa. Còn không, hãy lau sạch mọi thứ có thể bằng khăn hoặc giẻ lau. Điều này không chỉ loại bỏ nước mà còn giúp loại bỏ bất kỳ bụi bẩn còn lại.
Nổ máy khoảng 2-3 phút để kiểm tra hoạt động của cầu chì, IC và làm khô hẳn bên trong.
Sau khi làm khô, khởi động lại xe để biết chắc các bộ phận cầu chì, IC và các bộ phận khác vẫn hoạt động bình thường.
Kiểm tra lần cuối
Sau khi hoàn tất, bạn có thể tháo các túi nhựa và các dụng cụ che chắn.
Bí quyết để rửa đúng cách là rửa khoang động cơ định kỳ. Điều này sẽ làm sạch dầu và các chất dư thừa nhanh hơn. Ngoài ra còn có thể phát hiện được các lỗi hỏng hóc và sự xâm nhập của côn trùng, động vật.
5 dấu hiệu cho thấy cần thay mới đệm giảm chấn trên ô tô
Đệm giảm chấn có tác dụng hạn chế tình trạng rung lắc, dằn xóc, giúp xe ô tô di chuyển êm ái, mượt mà và ổn định hơn. Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy đệm giảm chấn xe ô tô có vấn đề và cần được chăm sóc bảo dưỡng hoặc thay thế kịp thời.
1. Khi phanh đột ngột thấy đầu xe bị nhún mạnh
Theo các bác tài có nhiều kinh nghiệm lái xe ô tô, khi phanh gấp, nếu bạn cảm nhận được đầu xe bị chúi mạnh xuống, hãy kiểm tra lại đệm giảm chấn. Chắc chắn tấm giảm xóc này đang gặp vấn đề và chủ xe cần phải nhanh chóng đưa xe đi thay mới bộ giảm chấn khác. Bởi nếu vẫn duy trì lái xe ô tô trong tình trạng này, bạn sẽ gặp rất nhiều nguy cơ xảy ra những tai nạn đáng tiếc, đặc biệt khi di chuyển trên địa hình gồ ghề hoặc trơn trượt vì mưa gió.
2. Tay lái bị rung
Khi lái xe ở tốc độ cao hoặc khi tiến hành vào cua, nếu bạn cảm thấy tay lái bị rung lắc, không hề chắc chắn và ổn định một cách rõ rệt thì nhiều khả năng đệm giảm chấn đang gặp trục trặc. Bởi nếu đệm giảm chấn/giảm xóc hoạt động tốt sẽ tăng khả năng bám đường của xe, và khi nó bị hỏng hóc, khả năng này cũng bị giảm đi rất nhiều.
3. Xe rung lắc lư mạnh khi chạy trên địa hình gồ ghề
Khi lái xe trên đường gồ ghề, lồi lõm nhiều ổ gà, chắc chắn việc xe bị xóc là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu mức độ của nó nặng đến mức bạn hoàn toàn cảm nhận được một cách rõ ràng thì chắc chắn bộ giảm chấn bị hỏng.
4. Xe khó kiểm soát, dễ bị chệch làn
Khi lái xe ô tô, mặc dù bạn đã rất cố gắng điều khiển xe đi đúng làn đường tuy nhiên ô tô vẫn rất khó có thể đi vào 'đúng quỹ đạo', dễ bị trơn trượt và lệch làn thì hãy dừng xe và kiểm tra lại đệm giảm chấn của xế yêu.
5. Lốp mòn không đều
Khi đệm giảm chấn có vấn đề, nó kéo theo chất lượng hoạt động của lốp xe. Dấu hiệu mà bạn có thể nhận thấy rõ ràng nhất là lốp xe bị mòn không đều. Tác hại của tình trạng lốp mòn không đều rất nguy hiểm, nó khiến khả năng bám đường của xe giảm mạnh và dễ mất kiểm soát.
Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm về ô tô, ngoài 5 dấu hiệu trên, bạn có thể chủ động kiểm tra đệm giảm chấn xe hơi sau khi xe di chuyển được lộ trình trung bình 30.000km. Hoặc khi đang chạy bình thường, bạn có thể bất ngờ tăng tốc xe đột ngột và dậm mạnh chân phanh để kiểm tra độ nhạy của tay lái và đầu xe.
Chủ xe cũng có thể kiểm tra lớp vỏ của đệm giảm chấn sau khi xe chạy được 1 quãng đường ngắn, nếu không thấy lớp vỏ này nóng thì rất có thể bị cạn dầu phanh hoặc các đầu van đang bị hao mòn. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên đưa xe đến các tiệm sửa chữa uy tín để kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra và thay thế đệm giảm chấn 1 cách kịp thời và chính xác.
Cách sử dụng kích nâng ô tô an toàn Kích ô tô là một biện pháp hỗ trợ rất tốt cho việc vá lốp, thay lốp xe hoặc kiểm tra phanh. Oto.com.vn sẽ hướng dẫn bạn các bước sử dụng kích nâng ô tô an toàn. Thông thường, các hãng xe sẽ trang bị cho người sử dụng một chiếc kích mini để họ tự thực hiện các thao tác cứu hộ...