Từ Nobel kinh tế 2019 : Trả tiền để nước nghèo tiếp nhận tị nạn?
Cái tên Michael Kremer dường như được biết đến rộng rãi hơn trong tuần này bởi ông là 1 trong 3 người đoạt giải thưởng Nobel về khoa học kinh tế năm 2019.
Nhà kinh tế học Michael Kremer.
Giải thưởng đã tôn vinh vai trò tiên phong của ông trong nghiên cứu về giảm đói nghèo – điều được xem là thách thức lớn trên toàn cầu. Tuy nhiên, một nghiên cứu quan trọng của ông Kremer vào năm 2011, đã bị bỏ qua tại lễ trao giải Nobel, đã làm sáng tỏ phần nào một thách thức không nhỏ khác của thế giới lúc này là chính sách tị nạn. Công trình này của ông đã giải thích những áp lực nhập cư đang gây chấn động chính trị trên toàn thế giới.
Trước thảm họa ở Syria và các cuộc khủng hoảng khác, làn sóng người tị nạn đã tràn vào châu Âu. Đảng bảo thủ của các nước đã phản ứng bằng cách đánh vào tinh thần dân tộc, cáo buộc người di cư đang giành giật việc làm với dân bản địa. Từ đó, họ hứa hẹn những tiêu chuẩn cứng rắn hơn với người nhập cư, gây nên mối đe dọa cho hàng chục triệu người đang phải chạy trốn các cuộc đàn áp ở quê nhà.
Tại Mỹ, những lo lắng về vấn đề nhập cư đã thực sự thúc đẩy cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. Nỗi sợ rằng những người di cư kinh tế làm sụt giảm tiền lương của người lao động bản địa Mỹ có thể không có cơ sở, nhưng trong những năm gần đây, điều này đã lan truyền mạnh mẽ.
Video đang HOT
Dữ liệu bỏ phiếu của cử tri cho thấy tình cảm có thể thay đổi, nhưng một khi nỗi sợ mất mát kinh tế trở thành nền tảng của chính sách nhập cư, người tị nạn có thể phải trở thành nạn nhân của nó.
Nghiên cứu “Kinh tế của Luật tị nạn quốc tế” bởi Michael Kremer, đồng tác giả với Ryan Bubb và David Levine, đã trình bày một mô hình hữu ích để giải thích tại sao chính sách tị nạn có xu hướng trở nên rắc rối như vậy, ngay cả khi nó xuất phát từ mục đích tốt.
Theo lý thuyết này, Công ước năm 1951 liên quan đến Tình trạng của người tị nạn có thể được xem là một thỏa thuận rút gọn với tất cả các bên ký kết, đồng ý chấp nhận người tị nạn chính trị nhằm cung cấp lợi ích cộng đồng và tạo điều kiện cho bất kỳ người tị nạn nào tìm được quốc gia định cư mới. Vấn đề là một quốc gia “chủ nhà” tiềm năng rất khó biết được liệu một người di cư chỉ đang trốn chạy đơn thuần, hay có mục đích tìm kiếm cơ hội kinh tế – vấn đề khiến nhiều nước có xu hướng e ngại mở cửa với người di cư.
Sau khi xem xét nhiều tài liệu, nhóm tác giả tán thành một giải pháp đề xuất, từng xuất hiện vào những năm 1990: Các nước giàu nên trả tiền cho những nước nghèo hơn để chấp nhận nhiều người di cư hơn. Đổi lại, các nước nghèo sẽ đồng ý cho phép người tị nạn sống tự do (tức là không có trại tị nạn) và có quyền lao động kiếm sống. Người tị nạn – tùy theo quy chuẩn lựa chọn để được chấp nhận sống tại từng quốc gia – theo một cách nhất định có thể “san sẻ” sự giàu có từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.
Trong thời đại “đấu đá” ngày nay tại nhiều quốc gia, phe cánh tả hoặc cánh hữu chắc chắn sẽ khó chấp nhận những đề nghị như vậy. Nhưng nghiên cứu của Kremer và các tác giả được ghi nhận khi đã phân tích sâu hơn về lý do tại sao việc khắc phục chính sách nhập cư lại đáng được quan tâm chặt chẽ.
Theo kinhtedothi
Giải Nobel kinh tế tôn vinh nỗ lực xóa nghèo toàn cầu
Các nhà kinh tế học Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer được trao giải thưởng Nobel kinh tế ngày 14/10 cho nghiên cứu về giảm nghèo toàn cầu.
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển ngày 14/10 công bố giải Nobel Kinh tế học 2019 thuộc về 3 nhà khoa học Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer với nghiên cứu về cách tiếp cận thực nghiệm trong việc giảm nghèo toàn cầu.
Trong đó, bà Esther Duflo (quốc tịch Pháp) là phụ nữ thứ hai giành giải này, sau 50 năm. Bà cũng là người trẻ nhất từng giành được Nobel Kinh tế, ở tuổi 47. Esther Duflo hiện làm việc tại Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ)
Ông Abhijit Banerje sinh năm 1961 tại Mumbai (Ấn Độ). Ông Banerje là đồng nghiệp của Duflo tại Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ).
Ông Michael Kremer (quốc tịch Mỹ) sinh năm 1964, là giáo sư Đại học Harvard.
" Những người đoạt giải năm nay đã giới thiệu một cách tiếp cận mới để có được câu trả lời đáng tin cậy về những cách tốt nhất chống lại nghèo đói toàn cầu", thông cáo của Ủy ban Nobel cho biết.
Các nghiên cứu đã cải thiện đáng kể khả năng chống đói nghèo toàn cầu. Chỉ trong hai thập kỷ, cách tiếp cận dựa trên thử nghiệm mới của họ đã thay đổi kinh tế học phát triển, hiện đang là một lĩnh vực nghiên cứu hứa hẹn, tuyên bố cho biết thêm.
Kinh tế thường là giải thưởng cuối cùng được trao mỗi mùa Nobel hằng năm, sau Nobel Y học, Vật lý, Hóa học, Văn học và Hòa bình.
(Nguồn: CNN, India Today)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nobel Hóa học 2019 vinh danh 3 nhà sáng chế pin, 'sạc lại thế giới' Giải thưởng Nobel Hóa học 2019 được trao cho 3 nhà khoa học vì phát triển pin lithium-ion, giúp xây dựng "một thế giới có thể sạc được" như ngày hôm nay. Giải thưởng được trao cho ba nhà khoa học là John B. Goodenough, sinh tại Đức vào năm 1922 và đang làm việc tại Đại học Texas (Mỹ); Stanley Whittingham, sinh...