Tự nhiên rụng cả hàm răng!
Chỉ vừa mới qua cái tuổi 30, chị T. hốt hoảng phát hiện cả hàm răng lung lay, từng cái lần lượt rụng dần. Nghề của chị là giáo viên, đứng trên bục giảng với không một cái răng nào trong miệng!
Hãy đến nha sĩ khi răng bạn có dấu hiệu lung lay! – K.O
Từ khi răng mới bắt đầu lung lay, sâu và xấu đi, chị T. (sống ở TP.HCM) đã đến nha sĩ. Chị được tư vấn bọc răng sứ. Bọc răng sứ cả hàm tốn khá nhiều tiền nhưng để cứu lấy nụ cười, cứu lấy sự tự tin và cứu lấy công việc, chị gật đầu không mấy đắn đo. Không mất quá lâu, chị có lại hàm răng trắng bóng sạch đẹp.
Nhưng chỉ được một thời gian ngắn. Từ ngày bọc răng sứ, chị phát hiện cả hàm răng càng lung lay bạo, các mảng bám, thức ăn càng bám chặt vào răng mà không vệ sinh kỹ được vì răng sứ gây cản trở, miệng lúc nào cũng hôi.
Rồi chuyện gì đến cũng đến: từng cái răng “lần lượt chia tay” khổ chủ và đến một ngày, trong miệng chị không còn đến một cái răng.
Cô giáo bịt khẩu trang
Một phụ nữ trẻ không có răng, lại làm nghề giáo viên – đó là cú sốc quá sức với chị T. Lúc nào chị cũng phải đeo khẩu trang kín mít suốt hơn 1 năm trời, kể cả khi đứng trên bục giảng, mất hết cả sự tự tin, cho tới ngày “gặp thầy gặp thuốc”.
Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Trần Hùng Lâm cho biết chị T. đã làm răng sứ trên nền bệnh nha chu chưa được kiểm soát đúng mức, việc phục hình răng sứ lại không đúng kỹ thuật, thêm cơ địa thuận lợi cho việc tiêu xương nên quá trình tiêu xương (dưới chân răng) đã diễn ra rất nhanh. Mà một khi “cái móng” không còn, “sập nhà” là chuyện tất yếu.
Tiến sĩ Lâm nói thêm, bệnh nha chu là bệnh lý do vi khuẩn gây ra, làm tổn hại các mô nâng đỡ quanh răng, dẫn đến tiêu xương. Thông thường, quá trình này diễn ra chậm. Chị T. thuộc nhóm người xương bị tiêu rất nhanh so với bình thường, có thể là các vấn đề về di truyền và đáp ứng miễn dịch.
Video đang HOT
Với sự hỗ trợ tích cực từ công nghệ số, việc phục hình và cấy ghép răng hiện đã nhanh chóng, chính xác và đơn giản hơn trước rất nhiều – K.O
Phòng ngừa nha chu
Vệ sinh răng miệng tốt, dùng chỉ nha khoa thường xuyên vẫn là cách hiệu quả nhất để đề phòng ngừa nha chu. Còn khi đã mắc bệnh, sự can thiệp chuyên môn là rất quan trọng. Nếu muốn phục hình, bác sĩ cần phải xử lý tốt các mảng bám, xử lý nha chu.
Theo tiến sĩ Lâm, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân phải được gây tê để lấy các mảng bám sâu dưới chân răng, sát với xương. Ngoài ra, việc phục hình đúng kỹ thuật cũng rất quan trọng để bệnh nhân có thể vệ sinh răng miệng tốt sau đó.
Quay lại với trường hợp của chị T, vì đã mất hết răng nên chỉ còn cách cấy ghép răng. Nhưng vì bệnh nhân này đã tiêu rất nhiều xương ổ răng và xương hàm, chẳng còn “móng” để cắm răng cấy ghép vào nên phải ghép xương.
Hiện tiến trình điều trị của chị đang diễn ra rất tốt, việc ghép xương đã hoàn tất, chị đang mang hàm răng tạm ổn định, đợi thêm vài tháng nữa để ghép răng. Và đó cũng là lần đầu tiên, chị lại có thể nở nụ cười tự tin, cởi phăng cái khẩu trang che kín miệng mỗi giờ lên lớp!
Tiên sĩ Lâm cho biết với sự hỗ trợ rất nhiều từ công nghệ số, chẳng hạn như với công nghệ CAD/CAM đã đến Việt Nam, các quy trình phục hình, cấy ghép răng đang thuận lợi, chính xác và nhẹ nhàng hơn nhiều cho bệnh nhân so với trước đây.
Theo thanhnien.vn
Bỏ ngay 5 thói quen kém vệ sinh này để giảm nguy cơ mắc bệnh
Vệ sinh kém không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Nên thay ra giường thường xuyên - SHUTTERSTOCK
Dưới đây là 5 lỗi thường gặp bạn nên tránh trong thói quen vệ sinh hằng ngày, theo Medical Daily.
Mang giày không có vớ
Chuyên gia sức khỏe Emma Stevenson (Trường cao đẳng Podiatry, Anh) cho biết: Đôi chân sẽ đổ mồ hôi mỗi ngày. Sẽ có rất nhiều mồ hôi đổ ra thẳng vào giày nếu không có vớ hút.
Thói quen không mang vớ khi mang giày có thể làm chân có mùi, cũng dễ bị mụn nước và nhiễm trùng nấm.
Vì vậy, hãy cân nhắc mang vớ hoặc đặt túi trà khô trong đôi giày qua đêm để hấp thụ mồ hôi còn sót lại.
Không làm sạch cọ trang điểm
Đừng đánh giá thấp bụi bẩn, tế bào da chết và vi khuẩn có thể tích tụ trên cọ không được vệ sinh. Ngoài việc làm hỏng cọ trang điểm, bạn cũng dễ bị mụn trứng cá, nhiễm trùng...
Hậu quả còn nặng hơn nếu cùng dùng chung cọ trang điểm với người khác. Tốt nhất nên tránh dùng chung cọ trang điểm vì nó có thể gây ra nhiễm tụ cầu khuẩn, mắt đỏ và các vấn đề khác.
Sử dụng bông tăm loại bỏ ráy tai
Không nên dùng bông tăm khuấy vào tai vì nó có thể làm hỏng kênh tai hoặc màng nhĩ, làm tăng nguy cơ mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Tiến sĩ Robert Shmerling (Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess) giải thích, một số lượng bình thường của ráy tai cần thiết để dưỡng ẩm và ngăn chặn các chất gây ô nhiễm đến tai trong.
Chỉ đánh răng
Nếu thói quen vệ sinh răng miệng của bạn chỉ là đánh răng thì cần phải thay đổi ngay. Chuyên gia răng Edmund Hewlett (Đại học California, Mỹ) cho biết: "Hầu hết các vi khuẩn gây sâu răng và bệnh nướu răng đều sống trong vùng giữa các răng. Cách duy nhất để loại bỏ mảng bám này giữa các răng là chỉ tơ nha khoa".
Ngoài việc dùng bàn chải đánh răng, còn phải đánh cả lưỡi để ngăn ngừa hơi thở hôi do vi khuẩn cư trú tạo ra hợp chất lưu huỳnh.
Không thay ra giường, khăn thường xuyên
Hầu hết cơ thể chúng ta tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với ra trải giường và khăn tắm.
Vì vậy nên thay chúng thường xuyên. Nên giặt, thay khăn sau mỗi lần dùng; drap trải giường nên thay mỗi tuần để tốt cho da.
Theo thanhnien.vn
Con mới 4 tuổi đã cao 1m3, cả nhà vô cùng tự hào, nhưng đi khám bác sĩ chỉ ra sự thật khiến mẹ và bà nội khóc ròng Dưới góc nhìn của chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ con càng lớn nhanh chưa hẳn là một dấu hiệu tốt, thậm chí đó còn là biểu hiện của dậy thì sớm. Cha mẹ luôn muốn con trẻ phát triển nhanh, có chiều cao vượt trội so với bạn bè cùng trang lứa, thế nhưng dưới góc nhìn của chuyên gia dinh dưỡng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những lưu ý giúp dùng thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả

Cập nhật kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh lý tai mũi họng

Những lợi ích sức khỏe nếu uống trà matcha đúng cách

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc chứng ù tai

Mất cân bằng vi khuẩn ruột và những hệ lụy nguy hiểm

Người đàn ông sợ nước, sợ gió sau 3 tháng bị chó cắn

Nguy kịch vì nhiễm giun lươn lan tỏa

Công dụng của táo hấp với sức khỏe mà bạn chưa biết

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và những điều cần biết

Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư

Trà nghệ rất tốt cho sức khỏe nhưng ai không nên dùng?

Bài tập giảm cứng khớp cho người mắc Hội chứng volkmann
Có thể bạn quan tâm

20 giây hé lộ thái độ của Jennie khi ngồi cạnh nhóm đàn em "đại mỹ nhân"
Nhạc quốc tế
08:34:05 01/04/2025
Hoa gạo tháng 3 'thắp lửa' một góc trời Hà Nội
Du lịch
08:34:01 01/04/2025
Vụ dùng gậy bóng chày đánh người đi xe máy: Tài xế ô tô khai gì?
Pháp luật
08:32:01 01/04/2025
Vợ Đức Tiến kiện mẹ chồng, tranh chấp nhà 14 tỷ đồng ở Thủ Đức: Tung clip được cho là bằng chứng
Sao việt
08:28:28 01/04/2025
5.000 khán giả Nhật Bản phấn khích vì các 'Anh trai vượt ngàn chông gai'
Nhạc việt
08:24:09 01/04/2025
Cháy ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 người tử vong
Tin nổi bật
08:22:29 01/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 19: An cố gồng để cất giấu cảm xúc thật trước Nguyên
Phim việt
08:15:43 01/04/2025
Kim Soo Hyun làm 1 việc y chang Park Yoo Chun và Jung Jun Young, liệu có đi theo "vết xe đổ"?
Sao châu á
08:03:23 01/04/2025
Phát hiện loài khủng long kỳ lạ với móng vuốt sắc nhọn
Lạ vui
07:55:09 01/04/2025