Tù nhân bắt cán bộ trại giam làm con tin
Trung dùng dao tự chế uy hiếp, bắt nữ cán bộ đang mang thai vào phòng trực điện thoại yêu cầu trại giam phải cấp xe cho về thăm nhà rồi sẽ trở lại thụ án tiếp.
Ngày 10/9, Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết đã khởi tố bị can với Nguyễn Gia Trung (phạm nhân trại giam Đại Bình, thuộc Bộ Công an) về tội Bắt người trái pháp luật, Cố ý làm hư hỏng tài sản và Cố ý gây thương tích.
Trung đang thụ án 7 năm tù về tội cướp tài sản và đã thi hành được 4 năm 6 tháng tù. Khoảng 10h50′ ngày 17/8, Trung đã bắt một cán bộ trại giam Đại Bình đang mang thai 7 tháng giam vào phòng trực điện thoại của trại.
Trung dùng dao tự chế khống chế nữ cán bộ, yêu cầu trại giam phải cấp xe cho về thăm nhà rồi sẽ trở lại trại thụ án tiếp. Sau gần 4 giờ thuyết phục không có hiệu quả, các cán bộ trại giam phải phá cửa, xịt hơi cay mới bắt được Trung.
Quá trình khống chế cán bộ, Trung đã đạp vào bụng, gây nhiều vết thương cho chị này.
Theo VNE
Chuyện một tử tù không tin mình được tha tội chết
Ngày cán bộ quản giáo trông coi buồng giam tử tù bước vào buồng giam gọi tôi ra ngoài, tôi ngước nhìn cán bộ quản giáo và hỏi: "Tôi bị đưa đi bắn rồi phải không cán bộ"? Người cán bộ nói: "Không, anh được tha tội chết". Tôi nghe rồi cười như mếu, nói như sắp khóc: "Cán bộ đừng đùa tôi ác như vậy". Đến lúc cầm trên tay lệnh ân xá của Chủ tịch nước, tôi vẫn đứng như trời trồng, không biết nên phản ứng ra sao, bởi suốt những ngày nằm trong phòng giam tử tù, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ được ân xá sau những tội ác tôi đã gây ra.
Lá đơn xin ân xá gửi chủ tịch nước của tử tù mù chữ
Tôi sinh ra và lớn lên ở Lục Ngạn, Bắc Giang - cái vùng quê nghèo sống dựa vào cây vải năm được năm mất. Mồ côi cha, ba anh em tôi đã sống qua những năm tháng đói khổ bằng sự yêu thương, tần tảo của mẹ.
Bố mất sớm, nhà lại nghèo, tôi học hết lớp 4 thì nghỉ học. Nhưng vì bỏ quên sách vở quá lâu, nên tôi thậm chí chẳng biết đọc, biết viết.
Tôi lớn lên hồn nhiên như cây cỏ, thích gì làm đấy và không có bất cứ một khái niệm gì về việc phải sống sao cho trở thành người có ích cho xã hội. Nhìn đứa con trai càng lớn càng lêu lổng, nghịch ngợm, mẹ tôi chỉ biết thở dài ngao ngán.
Chẳng có nghề nghiệp gì, không có tiền bạc, cũng không có tri thức, tôi ở nhà làm nông nghiệp. Nhà nghèo, nên khi chọn vợ, tôi cũng chỉ dám chọn một cô gái nghèo như mình. Khi vợ tôi sinh được đứa con trai đầu lòng, mẹ tôi đã phần nào yên tâm.
Video đang HOT
Mẹ nghĩ từ giờ tôi sẽ trở thành một người đàn ông chững chạc, chín chắn, chí thú lo cho gia đình. Nhưng người mẹ tôi không được hưởng niềm hạnh phúc đó lâu. Năm 2004, tôi gây ra vụ giết người, cướp của làm chấn động cả vùng quê nghèo Lục Ngạn và làm tan vỡ luôn cả gia đình mình.
Phạm nhân Dương Đình Tú
Ngày hôm đó, tôi mượn xe của một cô giáo ở gần nhà để đi chơi. Cô không lấy chồng mà cứ ở vậy một mình. Cô dạy tôi khi tôi còn học lớp 1, lớp 2 và rất quý tôi. Chiếc xe là tài sản quý đối với người dân quê tôi, nhưng cô giáo vẫn cho tôi mượn mỗi khi cần.
Những lần khác thì không sao, nhưng lần đó, cầm xe máy trong tay, tôi đi theo mấy người bạn đi đánh bạc. Thua sạch tiền trong túi, tôi cắm chiếc xe đánh tiếp và lại trắng tay. Đến lúc trở về nhà, báo với cô giáo chuyện vừa xảy ra, cô giáo cũ của tôi rất giận.
Cô mắng tôi rất nhiều, nói tôi là kẻ lừa đảo, lưu manh. Lúc đó tôi biết cô giáo mắng đúng. Tôi cũng biết tôi đã làm sai. Nhưng trong tâm trạng bức bối vì bị thua bạc, đầu óc tôi hoàn toàn mụ mẫm. Trong một phút điên cuồng, tôi đã phạm phải sai lầm lớn nhất của đời mình.
Tôi đã giết chết cô ấy mà không kịp hiểu tại sao mình lại hành động như thế.
Sau khi gây án, quá hoảng loạn, sợ hãi, việc đầu tiên tôi nghĩ tới là chạy trốn. Cầm những đồng tiền cuối cùng trong nhà, tôi lên tàu lên Lào Cai, sống vất vưởng ở đó một thời gian dài. Nhưng tôi không sao quên được nỗi ám ảnh về cái chết của cô giáo.
Những ngày đó là những ngày tôi không thể ăn ngon, ngủ yên, lúc nào cũng lo nơm nớp vì tưởng tượng ra mình có thể bị bắt, bị trừng phạt bất cứ lúc nào. Có những đêm nằm ngủ, tôi nằm mơ thấy cô giáo tôi trở về nhìn tôi với ánh mắt oán hận.
Tỉnh dậy sau những giấc mơ như thế, tôi thấy mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Có lẽ tôi sẽ còn tiếp tục trốn chạy như thế, nếu như trong một lần liên lạc về với gia đình, người mẹ già bất hạnh của tôi không ứa nước mắt nói:
"Con ơi, mẹ xin con hãy quay về đầu thú. Nếu pháp luật có bắt con đền tội bằng cả mạng sống, thì ít nhất gia đình cũng biết con chết ở đâu, chết ngày nào để thăm viếng. Chứ con đi như thế, mẹ sợ con có mệnh hệ gì, mẹ chẳng bao giờ biết được".
Khi nghe mẹ nói câu đó, như một kẻ lầm đường tỉnh ngộ, tôi trở về và đến cơ quan điều tra đầu thú. Bởi tôi hiểu, sự trở về của tôi, dù có thể không nhận được sự tha thứ của pháp luật, nhưng lại là cách duy nhất giúp tôi giảm bớt tội bất hiếu với mẹ tôi và với cô giáo tôi.
Với tội danh cướp của, giết người, tôi bị tòa tuyên án tử hình. Ngày bước vào khu giam dành cho tử tù, khi các tử tù khác nghe về tội danh của tôi, họ lắc đầu bảo: "Không có cơ hội gì để hi vọng đâu".
Trong hai ngày đầu tôi ở trong khu giam tử tù, đã có hai tử tù bị mang đi hành quyết. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ tiếng tháo xiềng nghe lẻng xẻng và lời chào cuối cùng của một tử tù: "Chào anh em, tớ đi trước nhé".
Có những đêm nằm không ngủ được, tôi đã có những lúc tưởng tượng ra buổi sáng đó sẽ đến với mình. Và tôi cũng sẽ nói với những tử tù khác: "Chào anh em, tớ đi trước nhé".
Trong phòng giam tử tù, mỗi ngày có một tiếng đồng hồ được ra khỏi phòng để tắm rửa, vệ sinh và ra ngoài hít thở khí trời. Những lúc như thế, tôi thường ngồi nói chuyện với một tử tù cũng phạm tội giết người, cướp của, anh ta thường nhìn tôi u uất và nói:
"Tội của anh và chú chẳng được tha đâu. Chỉ là chú sẽ đi sau anh thôi". Những điều đã mắt thấy tai nghe khiến tôi chẳng còn chút hi vọng nào về sự khoan hồng của pháp luật, nên dần dần, ở trong phòng giam, tôi chấp nhận cái chết có thể đến với mình bất cứ lúc nào.
Khi nghĩ mình không còn sống được bao lâu, tôi trân trọng vô cùng những giây phút có gia đình đến thăm nuôi. Những lần như thế, nhìn mẹ già héo hắt, nhìn vợ xanh xao, buồn bã, tôi thấy lòng mình tê tái.
Đứa con trai của tôi lâu ngày được gặp bố, choàng tay ôm cổ tôi và đút cho tôi một miếng xôi, tôi vừa ăn mà vừa ngạc nhiên vì không hiểu sao nước mắt mình cứ trào ra.
Cả đời tôi, đó là lần đầu tiên tôi phát hiện ra mình biết khóc. Những kẻ tử tù như chúng tôi, bất cứ lần đến thăm nào của gia đình cũng là lần đến thăm cuối cùng. Vì thế, đến lúc chia tay với người thân, tôi cứ đứng thẫn thờ nhìn những người thân yêu của mình đi xa dần, xa dần, rồi thì thầm nói: "Vĩnh biệt".
Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình được ân xá. Nên khi phải viết đơn cho Chủ tịch nước xin ân xá, tôi cũng không buồn viết, Nhưng những tử tù cùng khu giam cứ động viên tôi, vợ tôi vào gặp lần nào cũng khóc.
Vì những lời động viên của bạn tù, vì giọt nước mắt của vợ, tôi làm đơn xin ân xá, vì mọi người xung quanh nhiều hơn là vì mình. Tôi vốn không biết chữ nên phải nhờ một người tử tù cùng khu giam ghi lại những điều mình muốn viết.
Trong đơn xin ân xá gửi cho Chủ tịch nước, tôi kể về tội danh của mình, kể về sai lầm của mình, kể về những hối cải trong phòng giam tử tù và kể về cả sự tuyệt vọng của chính tôi trước hi vọng cuối cùng này.
Tôi đã gửi lá đơn đó cho Chủ tịch nước mà không hề hi vọng vào bất cứ một sự ân xá nào. Cái Tết duy nhất trong phòng giam tử tù, khi cán bộ quản giáo vào thăm và chúc tôi được ân xá tha tội chết, tôi cười cười nói với cán bộ: "Cán bộ chúc điều gì hiện thực hơn đi".
Khúc hát trong buồng giam tử tù
Ngày tôi được cán bộ trại giam tháo xiềng để ra ngoài, tôi nghĩ người ta chuẩn bị mang tôi đi bắn. Khi cán bộ quản giáo nói: "Anh được tha tội chết", tôi cười như mếu bảo: "Sao cán bộ đùa tôi ác vậy".
Nhưng tôi không biết rằng không một người quản giáo nào đùa cợt về điều đó với một tử tù, bởi họ hiểu, hai chữ "ân xá" là một phép thiêng với những người tử tù đang ngày ngày ngồi chờ đợi cái chết.
Lúc được nhìn thấy quyết định ân xá, tôi đứng trơ ra, không biết nên cười hay nên khóc. Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho những tình huống xấu nhất, nhưng tôi chưa chuẩn bị tinh thần cho giờ phút tôi được trở lại với cuộc sống.
Các quản giáo trong trại giam đều thắc mắc vì không thấy tôi biểu lộ cảm xúc gì khi nhận được quyết định ân xá. Nhưng họ không biết là liền mấy ngày sau đó, tôi không ăn được cơm và ngồi hát suốt đêm trong phòng giam.
Tôi không ăn, bởi biết rồi cuộc đời mình sẽ còn nhiều bữa ăn nữa. Tôi hát, bởi tôi biết mình sẽ còn được hát thế này nhiều năm nữa. Đó là những lúc tôi thực sự hiểu và trân trọng hai chữ: cuộc sống.
Cuộc đời tôi có rất nhiều nỗi ân hận. Nhưng nỗi ân hận lớn nhất là tôi đã làm khổ mẹ già, khổ vợ con. Không một người mẹ nào bỏ con. Nên dù tôi bị tù chung thân, mẹ tôi vẫn yêu thương tôi với tất cả tình yêu mà mình có.
Nhưng vợ tôi thì không chờ đợi được như thế. Sau 2 năm chăm sóc chồng đi tù, cuối cùng vợ tôi cũng bỏ đi. Tôi không trách cô ấy, mà chỉ coi đó là một phần sự trừng phạt mà tôi phải chấp nhận. Tôi chỉ thương, chỉ xa xót khi nhớ đến đứa con trai bé bỏng của tôi.
Tôi bị bắt khi con trai tôi mới 4 tuổi. Ngày còn ở nhà, cứ mỗi lần đi làm về, nó thường đứng chờ tôi sẵn ở cửa và chạy lại ôm tôi rồi nói: "Bố đi làm về mỏi lưng lắm phải phông? Bố nằm xuống để con đấm lưng cho"?
Đôi khi con tôi giẫm lên lưng tôi, chạy qua chạy lại. Nó bảo nó làm thế để giúp tôi hết mỏi lưng. Giờ nhớ lại tôi nhận ra đó là những khoảnh khắc hạnh phúc và bình yên nhất mà tôi có trong đời. Đi tù, điều khiến tôi đau đớn nhất là những lúc mẹ tôi viết thư lên kể về con tôi.
Không có bố mẹ chăm sóc, con tôi lớn lên trong buồn bã. Có những hôm đi học, nó bị bạn cùng trường trêu ghẹo: "Bố mày là kẻ giết người. Bố mày bị đi tù", nó vừa khóc vừa nói: "Chúng mày nói láo. Bố tao đi làm xa kiếm tiền nuôi tao đi học. Bà tao bảo thế".
Đến giờ con tôi vẫn không biết tôi là một kẻ giết người đang mang án tù chung thân.
Tôi đã phải trả giá cho lỗi lầm của mình, nhưng nỗi bất hạnh và thiệt thòi của con trẻ là cái giá lớn nhất mà tôi phải trả. Đó là cái tôi vẫn luôn nhớ để nhắc mình phải biết sám hối, phải biết phục thiện trên con đương hoàn lương phía trước.
Theo Phunutoday
Chuyện nữ quản giáo canh buồng biệt giam Mộc mạc, các chị gọi nghề quản giáo của mình là "kỹ sư tâm hồn". Trong môi trường làm việc gói gọn trong không gian kín cổng cao tường, tính ra mỗi nữ cảnh sát phải quản lý 50 can phạm. Là một trong những trại tạm giam lớn nhất cả nước, Đội nữ quản giáo ở Trại tạm giam số 1, Công...